Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 43)

- Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán:

1.3.4. Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về trợ giúp pháp lý nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hoạt động trợ giúp pháp lý. Từ các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, Nhà nước giữ vai trò cốt yếu trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của luật, khuyến khích tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và các cá nhân khác tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý; các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, các tổ chức khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý phối hợp tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng. Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định cụ thể đối tượng được hưởng quyền trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số là quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể khác nhằm đưa pháp luật về trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống với mục đích giúp đỡ về mặt pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của họ và miễn phí.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có nghĩa vụ thành lập, chỉ đạo các tổ chức trợ giúp pháp lý, cụ thể là:

+ Chính phủ, ban hành chính sách, pháp luật để thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong phạm vi toàn quốc.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, động viên, giới thiệu những người trong tổ chức mình có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý, khuyến khích các trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.

+ Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách thông qua Cục trợ giúp pháp lý.

+ Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức, biên chế cán bộ, cơ sở vật chất của trung tâm, chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hướng dẫn chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp cho trợ giúp viên pháp lý; ban hành mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi thống nhất với Bộ Tư pháp.

+ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành văn bản xác định hộ nghèo theo từng giai đoạn.

+ Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phổ biến rộng rãi pháp luật về trợ giúp pháp lý đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện việc trợ giúp pháp lý.

+ Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)