Thực trạng về đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 63 - 67)

- Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

2.2.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

+ Trong thời gian qua sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương đã được thực hiện khá thường xuyên, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ trong công tác triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, giải quyết những kiến nghị của Trung tâm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được Trợ giúp pháp lý.

+ Công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày 03/11/2008 về việc Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Thanh Hóa giữa Sở Tư pháp và Các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó Giám đốc Sở Tư pháp làm chủ tịch Hội đồng, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công tác phối hợp đạt hiệu quả rất thấp, chưa mang tính bắt buộc cao. Chỉ tính trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, công tác phối hợp mới chỉ được 46 vụ. Trong đó tham gia tố tụng theo hình thức đại diện là 12 vụ, theo hình thức bào chữa là 34 vụ.

2.2.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý giúp pháp lý

Thực hiện Quyết định số 734/ TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương có Cục Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp, ở cấp huyện và cấp xã có chi nhánh trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức pháp lý. Hiện nay cả nước đã có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước, đây là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Đến nay,

cả nước đã thành lập 118 chi nhánh trợ giúp pháp lý, 881 tổ trợ giúp pháp lý thuộc các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đặt tại Phòng Tư pháp cấp huyện, 680 điểm trợ giúp pháp lý, 701 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã. Những mô hình này đã kịp thời giải quyết những vướng mắc pháp luật của nhân dân ngay tại cơ sở, đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, góp phần củng cố khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Đến nay các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước trong toàn quốc có 423 cán bộ, công chức làm công tác trợ giúp pháp lý, 9000 cộng tác viên trợ giúp pháp lý cấp tỉnh, trong đó Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đông nhất với số lượng 838 người, tiếp theo là tỉnh Sóc Trăng 357 người...

Để có đủ điều kiện tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý đáp ứng yêu cầu của nhân dân, ngày 15/8/2003 Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 358/2003/ QĐ - BTD về tổ chức hoạt động của cộng tác viên trợ giúp pháp lý và chỉ đạo các Sở Tư pháp ở địa phương xây dựng, đội ngũ cộng tác trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến cơ sở (cấp xã). Các chuyên viên pháp lý, cán bộ tư pháp, pháp chế các ngành luật sư, luật gia, những người đã công tác trong các cơ quan pháp luật đã nghỉ hưu, am hiểu kiến thức xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tiễn tích cực tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên. Thực hiện quyết định trên, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã kịp thời triển khai, phối hợp với các cơ quan, ban ngành ở cấp tỉnh như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức thành viên và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đông đảo từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn

- Thực trạng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa

Trong 05 năm thi hành Luật trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ cho 11 Trợ giúp viên

pháp lý. Nhưng hiện tại Trung tâm chỉ còn 09 Trợ giúp viên (có 01 Trợ giúp viên thuyên chuyển công tác sang phòng chuyên môn của Sở Tư pháp và 01 Trợ giúp viên là lãnh đạo Trung tâm được đề bạt lên làm Phó giám đốc Sở tư pháp). Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2011, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục cử 05 chuyên viên của Trung tâm tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp viên pháp lý để tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý cho Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm.

+ Về lực lượng Cộng tác viên Trợ giúp pháp lý: Cho tới nay, Giám đốc Sở Tư pháp đã cấp thẻ cho 195 cộng tác viên (Trong đó có 05 cộng tác viên ở tỉnh, 30 cộng tác viên ở huyện và 160 cộng tác viên ở xã). Số lượng Luật sư cộng tác viên đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là 09/ tổng số 32 luật sư trên địa bàn tỉnh. Các Luật sư thuộc Công ty luật, Văn phòng Luật sư đã thực hiện được 208 vụ việc Trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được Trợ giúp pháp lý. Trong đó Hình sự là 168 vụ, Dân sự là 32 vụ việc, Hôn nhân và gia đình là 03 vụ, Hành chính là 01 vụ, Đất đai là 04 vụ.

Thực trạng về cơ cấu tổ chức Trợ giúp pháp lý hiện nay cho thấy để đáp ứng được khối lượng công việc trong những năm tới là hết sức khó khăn, đặc biệt từ năm 2011, trung tâm Trợ giúp pháp lý phải triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo và các Chương trình trợ giúp pháp lý khác. Nên trong những năm tới nhu cầu nhân lực cho hoạt động Trợ giúp pháp lý ở địa phương là khá lớn (ước tính đến năm 2015 biên chế của Trung tâm và chi nhánh lên tới 80 người), đa phần là biên chế cho các chi nhánh. Trong khi đó số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật hàng năm về địa phương công tác rất ít, hơn nữa nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học Luật Chính quy ở các huyện nơi đặt các Chi nhánh của Trung

tâm hầu như không có nên rất khó để có thể huy động được nhân sự cho hoạt động Trợ giúp pháp lý trong những năm tới.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của tỉnh thời gian qua vai trò của cộng tác viên trợ giúp pháp lý là rất quan trọng, chính họ là lực lượng chủ yếu: Tư vấn, hướng dẫn, bào chữa cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đặc biệt là hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở, cộng tác viên là (cán bộ tư pháp, cán bộ hưu trí...) đã và đang giữ vai trò quan trọng họ có mặt thường xuyên, kịp thời giải tỏa các vướng mắc pháp luật, các mâu thuẫn phát sinh ngay tại các địa bàn dân cư như: thôn, bản, làng, xã, khối phố, góp phần củng cố đoàn kết trong nhân dân, giữ bình yên cho xóm làng, khối phố.

Xác định năng lực là vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng trợ giúp pháp lý nên hàng năm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ chuyên viên pháp lý và công tác viên trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực cho cộng tác viên. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức 8 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho lực lượng cộng tác viên. Sở Tư pháp và Trung tâm Trợ giúp pháp lý đặc biệt quan tâm đến lực lượng hòa giải ở cơ sở. Đây là lực lượng đông đảo gần với dân nhất, họ am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, họ tham gia hoạt động với tinh thần tự nguyện và nhiệt tình. Hòa giải cũng chính là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý. Vì vậy, để phát huy lực lượng hòa giải viên ở cơ sở tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, được sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên như hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội Luật gia tỉnh với các huyện như: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Thạch Thành, Triệu Sơn... tổ chức thành công 4 lớp tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý, nghiệp vụ hòa giải, phổ biến văn bản phát luật về đất đai... cho 1000 hòa giải viên cơ sở, hoạt động này đã và đang được tỉnh duy trì nề nếp, thường xuyên.

Nhằm bảo đảm thực hiện quy định của Luật Trợ giúp pháp lý về tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp Thanh Hóa và Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, chuyên viên pháp lý xây dựng chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, kỹ năng trợ giúp pháp lý của cán bộ chuyên viên tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo kế hoạch của Bộ Tư pháp tổ chức làm nguồn để bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, phục vụ kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ của công tác trợ giúp pháp lý và nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách của tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)