Thực trạng về tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 63)

- Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

2.2.1.1.Thực trạng về tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý ở nước ta hiện nay

hiện nay

Sau hơn 10 năm hình thành và từng bước phát triển, đến nay hệ thống tổ chức, bộ máy trợ giúp pháp lý của Nhà nước được thành lập và hoạt động ổn định trong toàn quốc. Ở Trung ương, Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư

pháp ngày càng được củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực hoạt động theo chức năng để giúp bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc quản lý, điều hành, hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc. Ở các địa phương trong cả nước, ngày đầu mới có 2 Trung tâm Trợ giúp pháp lý đó là Trung tâm của tỉnh Cần Thơ và Trung tâm của tỉnh Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội) được thành lập thí điểm, trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997. Đến năm 2001 toàn quốc đã thành lập được 61 Trung tâm Trợ giúp pháp lý, năm 2003 đã có 64 Trung tâm Trợ giúp pháp lý được thành lập. Thực hiện Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý, chủ trương hướng hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ sở nhằm tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa để tiếp cận với pháp luật. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo thành lập các chi nhánh trợ giúp pháp lý hoặc tổ trợ giúp pháp lý ở cấp huyện ở các địa phương có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, thí điểm các mô hình trợ giúp pháp lý ở cấp xã như: Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hộp thư trợ giúp pháp lý, trợ giúp ở các điểm bưu điện văn hóa xã, tại các chùa của người Khơme, phối hợp trợ giúp pháp lý và hoạt động hòa giải ở cơ sở, với sự nỗ lực cố gắng của chính quyền và cơ quan tư pháp cơ sở đã thành lập 118 chi nhánh trợ giúp pháp lý, 881 tổ trợ giúp pháp lý thuộc các Trung tâm Trợ giúp pháp lý, đặt tại Phòng Tư pháp cấp huyện, 680 điểm trợ giúp pháp lý về 701 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cấp xã.

Sau khi Luật Trợ giúp pháp lý được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, thực hiện Chỉ thị số 35/2006/ CT- TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý và ngày 12/01/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý. Đến nay, Bộ Tư pháp đã rà soát, đánh giá và chỉ đạo xây dựng đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, theo hướng bảo đảm phù hợp với yêu cầu mới về chuyên môn và khối lượng công việc của trợ giúp pháp lý. Ở

các địa phương trong toàn quốc sau khi có Luật Trợ giúp pháp lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng đề án kiện toàn tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các Trung tâm Trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên sâu. Theo từng lĩnh vực pháp luật như (hình sự, dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân, gia đình, khiếu nại, tố cáo, đất đai, nhà ở...) các Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp có các (phòng, ban, bộ phận...) chuyên môn nghiệp vụ, trong đó mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý đều có trợ giúp viên trợ giúp pháp lý chuyên trách. Các địa phương đã tiến hành khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý về điều kiện thực tế của địa phương để thành lập chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo mô hình cấp huyện hoặc liên huyện.

Luật Trợ giúp pháp lý ra đời đã khẳng định và kiện toàn mô hình chi nhánh trợ giúp pháp lý và câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Chi nhánh trợ giúp pháp lý là đơn vị phụ thuộc trung tâm trợ giúp pháp lý đặt tại cấp huyện có trợ giúp viên pháp lý, thay vì cán bộ tư pháp kiêm nhiệm, chi nhánh có chức năng thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, hòa giải cho người được trợ giúp pháp lý. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được thành lập ở cấp xã là hình thức sinh hoạt pháp luật cộng đồng lồng ghép tư vấn pháp luật. Từ chỗ toàn quốc có 3 tỉnh thí điểm thành lập câu lạc bộ, đến nay toàn quốc đã có hàng trăm câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở ra đời thể hiện tính năng động, sáng tạo của địa phương, là những cánh tay nối dài của các trung tâm trợ giúp pháp lý, gần dân, sát dân hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho dân. Đa dạng về mô hình đã giúp người nghèo có nhiều kênh để lựa chọn trợ giúp pháp lý. Ngoài ra để hỗ trợ, giúp đỡ pháp luật cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và tội buôn bán phụ nữ, Bộ Tư pháp đã thành lập điểm văn phòng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ ở một số địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Hà Tây, Thái Bình.

Để thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia trợ giúp pháp lý với mục đích đa dạng địa chỉ trợ giúp pháp lý cho nhân dân, do chưa có văn bản pháp luật cụ thể, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thành lập thí điểm Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí và cho thành viên, hội viên tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Chủ trương này của Bộ Tư pháp đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện, tổ chức này đã góp phần làm phong phú hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Thời gian qua các Sở Tư pháp tại các tỉnh đã tiến hành rà soát và tạo các điều kiện cần thiết để các tổ chức chính trị - xã hội đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý trên tinh thần tự nguyện theo quy định của luật trợ giúp pháp lý. Các Trung tâm Tư vấn pháp luật thí điểm của các tổ chức này sẽ chuyển đổi sang mô hình trung tâm tư vấn pháp luật để tham gia trợ giúp pháp lý.

Về hợp tác quốc tế trong công tác trợ giúp pháp lý đến nay Việt Nam đã có 9 tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý đó là: Tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế Hà Lan (NoVib), Tổ chức Phát triển quốc tế Thụy Điển (SI DA), Tổ chức Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC), tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (SCS), Viện nhân quyền Đan Mạch (DIHR), quỹ Châu Á, Tổ chức phát triển quốc tế Canada và Tổ chức phát triển Quốc tế NewZeland (Cida - NZAID), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (VNDP).

Như vậy, mặc dù trợ giúp pháp lý còn là một lĩnh vực mới ở nước ta, nhưng cho đến nay hệ thống tổ chức, bộ máy trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã được hình thành theo mô hình đa dạng và tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi toàn quốc. Đã có sự tham gia bước đầu của tổ chức xã hội: Luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí, tạo thành các kênh đồng bộ có sự tham gia của Nhà nước và của xã hội trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo

và đối tượng chính sách. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thể hiện một thiết chế hữu hiệu gắn dịch vụ pháp lý miễn phí với quyền và lợi ích của người nghèo và đối tượng chính sách.

* Công tác xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện ở Thanh Hóa

Theo tinh thần của Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, ngày 15/7/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2098/QĐ-UBND tỉnh về việc đổi tên và kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

Theo Quyết định 2098/QĐ-UBND tỉnh thì Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thanh Hóa đã được đổi tên thành Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm được kiện toàn như sau:

- Về tổ chức bộ máy: Trung tâm có Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ 1 và Phòng nghiệp vụ 2. Các phòng có Trưởng phòng và một số viên chức chuyên môn nghiệp vụ.

+ Các đơn vị trực thuộc là các Chi nhánh trợ giúp pháp lý. Các Chi nhánh có Trưởng chi nhánh và Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách. Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý. Trước mắt năm 2008 - 2009, Trung tâm có 04 chi nhánh đặt tại các huyện: Quan Hóa, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Như Thanh.

Từ năm 2010, căn cứ vào nhu cầu, tỷ lệ người được Trợ giúp pháp lý, điều kiện thực tế của các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tư pháp lập phương án báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thành lập các chi nhánh tiếp theo.

- Biên chế:

Năm 2008, Trung tâm Trợ giúp pháp lý được giao 18 biên chế gồm 10 biên chế tại Trung tâm và 08 biên chế cho 04 chi nhánh. Biên chế của Trung

tâm là biên chế sự nghiệp nằm trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Tư pháp, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao hàng năm.

* Công tác phát triển mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện Trợ giúp pháp lý

- Thực trạng việc đổi tên, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức kiện toàn đúng theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 15/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đổi tên và kiện toàn Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

- Huy động các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia Trợ giúp pháp lý:

+ Số lượng tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý/tổng số tổ chức hành nghề Luật sư có trên địa bàn: đối với Công ty luật 1/3, Văn phòng Luật sư 3/6.

+ Số lượng Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý/tổng số Trung tâm tư vấn trên địa bàn: 0/1

Tuy nhiên việc đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý đối với các Văn phòng Luật sư, Công ty luật không mang tính bắt buộc, thù lao chi trả cho vụ việc thấp, vụ việc yêu cầu trợ giúp lại ở xa trung tâm nên việc đăng ký tham gia Trợ giúp pháp lý của các Luật sư và các văn phòng Luật sư còn hạn chế.

- Thực trạng phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Cho đến nay Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Phòng Tư pháp các huyện thành lập và hướng dẫn sinh hoạt cho trên 250 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó có 93 Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý theo chương trình 135; 144 Câu

lạc bộ Trợ giúp pháp lý theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo; 20 câu lạc bộ Trợ giúp pháp của chương trình dự án (có 11 Câu lạc bộ nằm trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo); 02 Câu lạc bộ của Chương trình Quỹ trợ giúp pháp lý và 02 Câu lạc bộ thuộc Chương trình khác. Với sự ra đời của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã được chính quyền cơ sở và nhân dân nhiệt tình đón nhận.

Từ khi thành lập các Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguồn kinh phí của các Chương trình. Nhưng đến năm 2011, kinh phí cho hoạt động của các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý được thành lập theo các chương trình trên không còn. Nên để duy trì hoạt động của mình, số ít các Câu lạc bộ phải xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương còn đa phần các Câu lạc bộ tạm ngừng hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý.

Từ năm 2007 đến nay, Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý mở được 20 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và thành viên ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 1.995 lượt người tham dự. Đây là một hoạt động thiết thực, giúp trang bị cho đội ngũ người thực hiện Trợ giúp pháp lý và thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ những kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ trợ giỳp phỏp lý để họ ngày càng nâng cao nghiệp vụ có thể trợ giúp cho người được trợ giúp pháp lý một cách tốt nhất.

- Công tác trợ giúp pháp lý lưu động và thành lập, hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã tổ chức được 704 đợt trợ giúp pháp lý lưu động xuống cơ sở tại 699 thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng duyên hải và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc 11 huyện miền núi và các huyện khác; nội dung của những đợt trợ giúp pháp lý lưu

động thường tập trung nói chuyện pháp luật, giải thích, tư vấn những vướng mắc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân thuộc các lĩnh vực pháp luật chủ yếu như: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hôn nhân - gia đình, chế độ chính sách, phòng chống ma túy, mại dâm, thực hiện dân chủ cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước làng xã…

Thành lập và hướng dẫn sinh hoạt cho trên 250 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 1.972 kỳ sinh hoạt và 68.454 lượt người tham gia. Sự ra đời của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã được chính quyền cơ sở và nhân dân ủng hộ rất tích cực. Trong quá trình hoạt động, các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã giúp giải tỏa được những vướng mắc tại cơ sở, góp phần tăng cường năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật cho chính quyền cơ sở; đồng thời giúp nhân dân nâng cao được nhận thức pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương.

- Công tác truyền thông và thông tin về trợ giúp pháp lý:

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã in ấn và phát hành miễn phí tới tận tay người dân 332.440 tờ rơi, tờ gấp pháp luật các loại; 1528 tờ thông tin về trợ giúp pháp lý; Biên soạn và sao 1.422 đĩa CD có nội dung truyền thông về pháp luật để phát cho các thôn bản ở các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135; Làm và đặt 565 biển thông tin về hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn II và trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh.

Có thể khẳng định công tác trợ giúp pháp lý tại cơ sở là một nội dung trợ giúp pháp lý quan trọng, thiết thực và sâu rộng góp phần khắc phục tình trạng người dân "đói luật" trong tình hiện nay. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 63)