Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của công tác trợ giúp pháp lý * Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 86 - 89)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

2.2.2.2.Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của công tác trợ giúp pháp lý * Thuận lợi:

* Thuận lợi:

- Có sự quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, bổ sung bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tạo điều kiện để Trung tâm có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật đồng bộ, chi tiết, phù hợp với thực tiễn, dễ vận dụng để triển khai thực hiện tại địa phương. - Nhận thức của người dân và chính quyền cơ sở cũng như các cấp, các ngành về trợ giúp pháp lý lưu động trong những năm gần đây ngày càng

được nâng cao. Qua đó góp phần phát huy một cách có hiệu quả sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội ở địa phương vào hoạt động trợ giúp pháp lý.

* Khó khăn, hạn chế:

Về tổ chức bộ máy, cán bộ

- Theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND tỉnh thì hiện tại ở Trung tâm chỉ có 10 biên chế và 08 biên chế cho 04 Chi nhánh; với 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng Trợ giúp viên pháp lý cả Trung tâm và Chi nhánh mới chỉ có 9 người nên để có Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách trong từng lĩnh vực theo Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ là chưa thực hiện được.

- Các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý đặt tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo (Quyết định số 52/2010 của Thủ tướng Chính phủ), việc tìm kiếm nguồn cán bộ tại địa phương phục vụ cho các Chi nhánh hầu như không có. Nên Trung tâm phải cử cán bộ đi lên các Chi nhánh; Trong khi đó, chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp, điều kiện làm việc lại khó khăn, thiếu thốn, xa gia đình, thời gian đi kéo dài dẫn đến không bảo đảm cho cán bộ yên tâm công tác.

Về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc

- Mặc dù đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như bàn ghế, tủ tài liệu, trang thiết bị văn phòng nhưng hiện nay trụ sở làm việc của Trung tâm khá chật hẹp với 03 phòng làm việc, tổng diện tích 120m2, chưa đảm bảo định mức theo quy định. Hơn nữa hoạt động của Trung tâm liên tục phải đón tiếp các đối tượng đến trụ sở để yêu cầu được trợ giúp nhưng ngoài 03 phòng làm việc được giao, đến nay chưa có phòng làm việc riêng biệt để đón người dân.

- Đối với các Chi nhánh của Trung tâm đặt tại các huyện hiện chưa có trụ sở riêng mà được Ủy ban nhân dân huyện bố trí cho 01 phòng làm việc

cùng chung với ủy ban nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh đó các cán bộ của Trung tâm tại các Chi nhánh đa phần là xa gia đình nên điều kiện ăn, ở rất khó khăn. Phương tiện đi lại còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Về thực tiễn hoạt động

- Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã rất quan tâm đến hoạt động Trợ giúp pháp lý, thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp, các cấp, các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác này. Nhưng hoạt động trợ giúp pháp lý còn gặp không ít khó khăn do nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa và tác động của hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc kiến nghị của Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết quyền và lợi ích chính đáng của người nghèo và đối tượng chính sách còn chậm hoặc không giải quyết.

- Hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động là một hoạt động hết sức hiệu quả và có ý nghĩa, được nhân dân đồng tình ủng hộ, chính quyền cơ sở rất tạo điều kiện. Xong cũng có không ít địa phương ngại tiếp xúc với đoàn công tác, thậm chí có những địa phương (nhất là nơi chính quyền cơ sở có vấn đề vướng mắc) còn né tránh hoặc cố tình cản trở người dân tiếp cận với đoàn công tác hoặc viện lý do để từ chối tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại địa phương mình.

- Đội ngũ Cộng tác viên đã được phát triển mở rộng tuy nhiên chất lượng hoạt động không đồng đều, phần lớn cộng tác viên hoạt động do kiêm nhiệm nên còn chưa thật sự tâm huyết và nhiệt tình với công tác trợ giúp pháp lý. Số lượng cộng tác viên là luật sư còn quá ít, chưa tích cực huy động được các tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật trên địa bàn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

- Hoạt động của một số Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý còn mang tính hình thức, việc tổ chức sinh hoạt ở một số Câu lạc bộ chưa theo quy định của

Điều lệ, chưa chú trọng và nâng cao chất lượng, đầu tư cho buổi sinh hoạt, đảm bảo tính phong phú và có hiệu quả lan rộng trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 86 - 89)