Thực trạng về đối tượng trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 69)

- Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

2.2.1.3.Thực trạng về đối tượng trợ giúp pháp lý

Hiện nay, ở nước ta, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước; cư trú trên 53 tỉnh, thành phố; phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn của nước ta, có nhiều dân tộc, có thể ví như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ, có những đặc điểm về địa - kinh tế, địa - chính trị, địa - văn hóa nổi bật trong cả nước.

Các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi. Miền núi Thanh Hóa hay miền Tây Thanh Hóa là khái niệm dùng trong các văn bản hiện nay, còn trước đây gọi là vùng sơn cước, vùng thượng du. Đây là khu vực có biên giới chung ở phía Tây với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; giáp với phía Bắc và phía Tây Bắc là các tỉnh Hòa Bình, Sơn La; phía Tây Nam với tỉnh Nghệ An.

Vùng kinh tế đồi núi (miền núi) gồm 11 huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân và Như Thanh; là địa bàn phân bố của các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Hmông, Thổ, Dao, Khơ Mú... Họ có truyền thống

đoàn kết, nhiều kinh nghiệm sản xuất và những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều tập quán canh tác lạc hậu còn bảo lưu, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 97% tổng số lao động và tính năng hoạt động thị trường thấp.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là từ nền kinh tế săn bắt, hái lượm, du canh, du cư trước kia, đến nay vùng đồi núi đã có cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Bình quân thu nhập trên đầu người tăng từ 170 USD năm 1990 lên 315 USD năm 2005. Trong vùng đã hình thành các ngành kinh tế chuyên môn hóa: Trồng, khoanh nuôi, cải tạo, tu bổ rừng, khai thác và sơ chế lâm sản; sản xuất lương thực; trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu; chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gia cầm; khai thác khoáng sản và dịch vụ.

- Ngƣời Dao ở Thanh Hóa

Dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao của ngữ hệ Nam Á; là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Người Dao vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã di cư đến sinh sống ở nhiều nước như Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam...

Ở nước ta, phạm vi cư trú của người Dao rất rộng, rải khắp miền rừng núi, dọc theo biên giới Việt - Trung, Việt - Lào cho tới một số tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ.

Đặc điểm người Dao ở Thanh Hóa:

Ở Thanh Hóa người Dao thuộc hai nhóm: Dao Quần Chẹt và Dao Đỏ. Nhóm Dao Quần Chẹt ở vùng núi thấp có 10 làng (9 làng toàn là người Dao và một làng ghép ở cùng người Thái, người Mường, người Kinh). Ở huyện Cẩm Thủy có các làng: Phú Sơn, Sơn Lập, Bình Yên, Bình Sơn, Ngọc Sơn, Thạch An, Làng Ơi (Làng Ghép). Ở huyện Ngọc Lặc có các làng: Hạ Sơn, Tân Thành và Phùng Sơn.

Nhóm Dao Đỏ ở vùng núi thuộc huyện Mường Lát (sát biên giới Việt - Lào) có 3 chòm: Suối Tút (có 82 người), Con Dao (có 286 người) thuộc xã Quang Chiểu, chòm Pù Quăn (có 266 người) thuộc xã Pù Nhi.

Nhìn chung, hiện nay đồng bào Dao ở Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới trong nếp sống. Con em đã theo học các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú. 100% số hộ của người người Dao thực hiện định canh, định cư. Đời sống của đồng bào đã được cải thiện rất nhiều. Cư trú xen kẽ với người Mường, người Kinh, người Thái, người Hmông, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng gắn bó keo sơn. Việc trao đổi trong hôn nhân với người Kinh, người Mường được diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến hơn.

Bảng 2.1: Dân số người Dao ở Thanh Hóa

TT Huyện Dân số (Ngƣời)

1 Mường Lát 546 2 Quan Hóa X 3 Quan Sơn X 4 Bá Thước 8 5 Lang Chánh X 6 Ngọc Lặc 1.246 7 Thường Xuân 10 8 Như Xuân X 9 Như Thanh X 10 Cẩm Thủy 3.213 11 Thạch Thành 17 Tổng cộng 5.040

Nguồn: Tổng cục Thống kê (số liệu điều tra năm 2009).

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 69)