Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc trợ giúp pháp lý cho ngƣời dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 111 - 112)

- Ngƣời Thổ ở Thanh Hóa

3.3.4. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc trợ giúp pháp lý cho ngƣời dân tộc thiểu số

chính trị - xã hội trong việc trợ giúp pháp lý cho ngƣời dân tộc thiểu số

Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số là việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước thông qua chức năng về nhiệm vụ của mình cần có biện pháp nâng cao vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, để trợ giúp pháp lý có hiệu quả cao, cần huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Để tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, một vấn đề đặt ra là Nhà nước nghiên cứu và sớm ban hành văn bản liên tịch với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc hỗ trợ và tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Nhà nước làm nòng cốt trong thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý, thu hút và huy động mạnh mẽ sự tham gia của xã hội với tinh thần tự nguyện, cùng Nhà nước tham gia gánh vác trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt là đối với những người chịu thiệt thòi trong xã hội.

Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý. Bởi lẽ, có phổ biến tuyên truyền pháp luật thì người nghèo và đối tượng chính sách mới biết và nhận thức được pháp luật, từ đó họ sử dụng pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ Trung tâm Trợ giúp pháp lý giúp đỡ. Đồng thời, qua việc hiểu biết pháp luật người dân tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật.

Cán bộ, công chức, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không gây phiền hà, sách nhiễu, có trách nhiệm xem xét giải quyết kịp thời, khách quan, đúng pháp luật các yêu cầu, kiến nghị, vướng mắc pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)