3.2.2.1. Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn * Thủ tục thành lập
Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục nhà trường. Thành phần của Hội đồng ĐBCL giáo dục có các thành phần.
+ Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng
+ Thư ký Hội đồng là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường.
+ Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số phòng ban.
Chủ tịch Hội đồng ĐBCL chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng ĐBCL.
Nhiệm vụ của Hội đồng đảm bảo chất lượng:
Phổ biến qui trình ĐBCL giáo dục trong nhà trường, yêu cầu các bộ phận, cá nhân phối hợp thực hiện, xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuẩn; kế hoạch tự đánh giá; thu thập minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu so sánh kết quả TĐG so với chuẩn CLGD do Bộ GD & ĐT ban hành; đánh giá mức độ nhà trường đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo TĐG; xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu; các biện pháp tổ chức chỉ đạo việc thực hiện ĐBCL giáo dục theo chuẩn; tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về CLGD gồm các thông tin chung, kết quả về điều tra thực trạng và các hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao CLGD của nhà trường.
Yêu cầu lãnh đạo nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, khắc phục điểm yếu đã đề ra trong báo cáo TĐG.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và khắc phục điểm yếu so với chuẩn theo từng kỳ học, năm học và theo chu kỳ kiểm định.
Đón tiếp đoàn đánh giá ngoài.
Trong trường hợp cần thiết được đề nghị lãnh đạo nhà trường thuê chuyên gia trong việc triển khai hoạt động ĐBCL giáo dục.
Hội đồng ĐBCL làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất, mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục nhất trí.
* Phân công công việc cho từng thành viên
Như phần trên đã trình bày, việc hiểu rõ các yêu cầu của chuẩn là một yêu cầu đối với các thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả hoạt động ĐBCL thì cần phải phân công công việc cho các thành viên theo từng cá nhân hoặc từng nhóm tùy theo năng lực của các thành
viên. Do đó, sau khi nghiên cứu chuẩn Chủ tịch Hội đồng cần phân công công việc cho các cá nhân, nhóm theo các tiêu chuẩn đánh giá. Mỗi các nhân hoặc nhóm cần phải làm là nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn liên quan đến mình phụ trách, thu thập minh chứng theo từng tiêu chuẩn; đánh giá thực trạng của nhà trường so với chuẩn để xác định mức độ nhà trường đã đạt ở mức nào, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu, lên kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện, xác định thời gian, hình thức kiểm tra, đánh giá đói với hoạt động mình phụ trách.
Hội đồng ĐBCL giáo dục trong nhà trường là tổ chức có chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện chức năng ĐBCL giáo dục theo chuẩn nhằm từng bước khắc phục điểm yếu nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.2.2.Tổ chức nghiên cứu bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường Cao đẳng
Việc hiểu rõ chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với các thành viên của Hội đồng ĐBCL giáo dục. Sau khi thành lập Hội đồng ĐBCL, cần tiển khai ngay công chức nghiên cứu chuẩn CLGD. Trước tiên, tổ chức nghiên cứu chuẩn cho Hội đồng ĐBCL giáo dục nhà trường trước, bởi vì các thành viên của Hội đồng ĐBCL phải nắm rõ chuẩn hơn ai hết và là hạt nhân để giúp CBGV, NV, HSSV hiểu rõ nội hàm, ý nghĩa của chuẩn. Sau đó, nhà trường tổ chức nghiên cứu chuẩn cho toàn bộ Hội đồng giáo dục nhà trường cùng nghiên cứu chuẩn trong một hoặc nhiều phiên họp toàn thể, hoặc theo từng nhóm nhỏ rồi từng nhóm nghiên cứu một vài tiêu chuẩn. Trong quá trình nghiên cứu chuẩn cần bám sát hướng dẫn của Bộ GD & ĐT và tiến hành theo các bước:
Ví dụ:
Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên
Tiêu chí 1: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.
Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng
Bước 2: Xác định rõ và đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:
- Điều lệ trường cao đẳng;
Bước 3: So sánh các yêu cầu của chỉ số thực trạng để xác định nhà trường đã thực hiện như thế nào?
So sánh Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng với thực tế nhà trường.
Bước 4: Xác định các nguồn thông tin, minh chứng, yêu cầu có thể sử dụng cho từng chỉ số của tiêu chí:
Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí (các câu hỏi cần được trả lời)
Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được đảm bảo đủ các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng hay không? Lý do chưa thực hiện đầy đủ?
Để tiện theo dõi chúng ta sử dụng bảng sau:
TÊN CÔNG VIỆC SẢN PHẨM ĐẦU RA TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGUỒN MINH CHỨNG + YÊU CẦU
1. Tiêu chí 1: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.
Xây dựng các quy định về nghĩa vụ và - Các quy định về nghĩa vụ và quyền - Thành lập Ban soạn thảo quy định. - Quyết định thành lập (Các thành phần được quy định tại quyết định, có số, nơi
quyền lợi của CBGV, VN của trường cao đẳng lợi của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trong trường cao đẳng.
- Họp ban soạn thảo lần 1:
+ Lựa chọn các căn cứ xây dựng quy định của điều lệ đó là Căn cứ vào luật cán bộ công chức; Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của trường cao đẳng. + Gửi bản dự thảo về các khoa, phòng xin ý kiến đóng góp. + Tập hợp ý kiến đóng góp của CBGV, giáo viên, nhân viên trong toàn trường cho bản dự thảo lần 1.
- Họp ban soạn thảo lần 2.
- Lãnh đạo duyệt văn
ban hành, ngày, tháng, năm ra QĐ, có chữ ký của Hiệu trưởng và con dấu ). Đã có hay chưa? Lý do?
- Biên bản cuộc họp lần 1 kèm theo các căn cứ (Thành phần, địa điểm, thời gian, người chủ trì, nội đung soạn thảo).
+ Dự thảo lần thứ 1(Ngày gửi, tên các đơn vị có liên quan được nhận văn bản và ký sổ lưu).
+ Biên bản tập hợp các ý kiến đóng góp cho bản dự thảo (tên người, nội dung góp ý bổ sung, tổng số lượng ý kiến đóng góp, các vấn đề được tập trung đóng góp). - Biên bản họp lần 2 (các căn cứ: thành phần, địa điểm, thời gian, người chủ trì, nội dung soạn thảo lần 2).
hành. Hiệu trưởng (Các căn cứ; các thành phần được quy định tại quyết định; số QĐ; nơi ban hành; ngày, tháng, năm ra QĐ, chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu ).
Tiêu chí 2:
Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước; chú trọng và đào tạo các GV trẻ. Rà soát thực trạng đội ngũ, có số liệu cụ thể về độ tuổi của đội ngũ, đề xuất chủ trương, kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn cho CB,GV từng khoa - Kế hoạch tuyển dụng CB,GV,NV. - Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn trong ngoài nước CBGV, NV, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ CBGV trẻ.
- Thông báo của nhà trường kèm theo mẫu phiếu thăm dò GV có nội dung của các chỉ số trên gửi các khoa, phòng trong trường tập hợp.
- Các khoa, phòng gửi số liệu và dự kiến kế hoạch trên chuyển về phòng đào tạo và phòng tổ chức cán bộ.
- Thông báo của nhà trường gửi các khoa, phòng (thành phần nhận thông báo; nội dung, thời gian ra thông báo, ngày, tháng, năm, người ký ra thông báo, thời gian triển khai thực hiện). Nhà trường đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của CBGV, NV theo quy định tại chương IV - Điều lệ trường Cao đẳng hay chưa? Lý do?
- Văn bản phúc đáp đề đạt số lượng cán bộ cần tuyển dụng và dự kiến kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng của các đơn vị (ngày tháng gửi VB
- Các phó hiệu trưởng nghiên cứu số liệu thực trạng các khoa chuyển lên và dự kiến xây dựng kế hoạch theo mảng phụ trách gửi Hiệu trưởng nghiên cứu.
- Ban giám hiệu nghe các Phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng công việc trong nhà trường báo cáo thực trạng về các nội dung (định biên đội ngũ các khoa, kế hoạch tuyển dụng bổ sung; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trẻ kế cận đi học tập nghiên cứu
phúc đáp, số lượng và trình độ cần tuyển dụng, các dự kiến về: nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, thời gian, kinh phí thực hiện). NT có thực hiện đúng quy trình hay không? Lý do?
- Báo cáo tổng hợp 02 mảng công việc của 2 phó hiệu trưởng về thực trạng và kế hoạch trong năm.(các chỉ số thể hiện thực trạng, các dự kiến về số lượng các nội dung triển khai, biện pháp chỉ đạo).
- Biên bản họp Ban giám hiệu về nội dung trên (ngày giờ họp, thành phần, nội dung, địa điểm, chủ tọa, thư ký cuộc họp, biểu quyết các chỉ tiêu).
- Hiệu trưởng chủ trì triển khai họp công tác đào tạo, thống nhất các nội dung nhà trường triển khai trong năm về nội dung trên.
- Biên bản họp Ban giám hiệu với lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm, các đơn vị thực hành về nội dung trên (ngày giờ họp, thành phần, nội dung, địa điểm, chủ tọa, thư ký cuộc họp, biểu quyết các chỉ tiêu, thời gian thực hiện).
Tiêu chí 3: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu cuả chến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên
Xây dựng kế hoạch phân công GV giảng dạy, thỉnh giảng của các khoa đào tạo trong, ngoài trường theo kế hoạch đào tạo nhằm thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học quy định số….của Bộ giáo dục - Có kế hoạch phân công giảng dạy của các khoa đào tạo phù hợp với số lượng giảng viên hàng năm theo kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường
- Họp công tác đào tạo thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và mức điểm sàn của các khoa đào tạo theo nguyện vọng 1,2. Nghe các khoa báo cáo cơ cấu GV, nhu cầu cân đối với tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên. - Xây dựng kế hoạch phân công GV theo quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Biên bản họp công tác đào tạo của nhà trường (ngày giờ họp, thành phần, nội dung, địa điểm, chủ tọa, thư ký cuộc họp, các đề xuất khác). Nhà trường đã thực hiện tốt vấn đề nay hay chưa? Vì sao?
- Kế hoạch phân công giảng viên theo quy định chuẩn của Bộ GD& ĐT (Các căn cứ xây dựng kế hoạch, số lượng GV được phân công, số lượng các học phần dạy, thời gian thực hiện lịch trình giảng
và Đào tạo
theo chuẩn - BGH và ban chủ nhiệm các khoa, phòng tổ chức sát hạch GV mới theo quy định.
- Hiệu trưởng ra quyết định phân công GV về các khoa đào tạo căn cứ vào đề xuất và kế hoạch đã duyệt.
- Ban chủ nhiệm các khoa phân công GV về các tổ bộ môn phụ trách phù hợp với năng lực công tác.
dạy).
- Biên bản sát hạch GV. (ngày giờ dự, tên người được sát hạch, thành phần dự, nội dung bài dạy, địa điểm, chủ tọa, thư ký cuộc họp, biểu quyết - tỷ lệ đạt, thông qua biên bản).
- Quyết định của các GV mới được sát hạch. (Số QĐ, ngày tháng năm ra QĐ, thành phần theo quy định, người ký)
- Biên bản họp của ban CN khoa phân công GV mới. (ngày giờ họp, thành phần, nội dung, địa điểm, chủ tọa, thư ký cuộc họp ký tên).
Tiêu chí 4: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo chuẩn về trình độ được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo. Căn cứ yêu cầu chuẩn về trình độ đào tạo rà soát chất lượng đội ngũ giảng viên tại các Đảm bảo chất lượng đội ngũ GV , đáp ứng chuản đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường
- Thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn trình độ đào tạo theo các khoa đào tạo.
- Quyết định thành lập Hội đồng của Hiệu trưởng ( các căn cứ, ngày tháng năm, số QĐ, thành phần theo quy định, nội dung, lãnh đạo ký, đóng dấu). Nhà trường đã thành lập Hội đồng ĐBCL
khoa đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội
- Các khoa đào tạo triển khai cho đội ngũ GV và khoa đào tạo làm báo cáo tự đánh giá.
- Ban thư ký hội đồng đánh giá tập hợp các minh chứng.
- Hội đồng đánh giá tổ chức đánh giá từng khoa đào tạo.
- Họp với khoa đào tạo báo cáo kết quả đánh giá lần 2, nghe ý kiến phản hồi của GV và BCN khoa, các kiến nghị của
Giáo dục hay chưa? Vì sao? Hướng khắc phục? - Biên bản họp các khoa đào tạo và tập báo cáo tự đánh giá của các GV trong khoa. (các căn cứ, ngày tháng năm họp, thành phần, số lượng GV báo cáo tự đánh giá).
- Biên bản tập hợp các báo cáo tự đánh giá của các khoa và GV. (ngày, tháng, năm ghi biên bản, thành phần, số lượng minh chứng)
- Biên bản đánh giá của hội đồng lần 1 (thực trạng đánh giá so với chuẩn, ý kiến của khoa và GV được đánh giá, kiến nghị của Hội đồng đánh giá với khoa, GV, ngày tháng ghi biên bản, thư ký và chủ tịch hội đồng TĐG ký ).
- Biên bản họp của Hội đồng đánh giá lần 2 sau khi nghe và tập hợp đầy đủ ý kiến của GV và khoa đào tạo, thống nhất ý kiến kết
hội đồng đánh giá với khoa đào tạo.
- Báo cáo bằng văn bản kết quả đánh giá, kiến