Nguyên tắc tính kế thừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 63 - 64)

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường cao đẳng thực ra đã có từ ngay khi các trường được thành lập. Bởi vì, bất kỳ một cơ sở giáo dục nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới chất lượng giáo dục và có biện pháp duy trì, phát triển chất lượng mà họ đã tạo dựng được. Song, hoạt động đảm bảo chất lượng của các trường hiện nay, hầu hết chỉ quan tâm tới một số chỉ tiêu cơ bản mang tính chỉ tiêu, kế hoạch cảm tính, hoặc chỉ dựa vào các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý. Đồng thời, tại mỗi địa phương lại có những đặc điểm, yêu cầu riêng, dẫn đến chất lượng giáo dục giữa các vùng miền không thể so sánh với nhau được.

Hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá là một khái niệm hoàn toàn mới đối với các trường cao đẳng. Mới vì các hoạt động giáo dục phải dựa vào chuẩn đánh giá. Chuẩn đánh giá CLGD cao đẳng có tính bao trùm hầu hết các mặt của một cơ sở giáo dục. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn phải thể hiện tính kế thừa của hoạt động ĐBCL giáo dục truyền thống và bám sát với công tác KĐCLGD đang được triển khai tại các trường cao đẳng trong cả nước. Một trong những yêu cầu của đề xuất là không làm xáo trộn nhiều đến các hoạt động bình thường của nhà trường nhưng vẫn bám sát chuẩn. Nhân lực của bộ phận ĐBCL giáo dục theo chuẩn phải có cơ cấu thành phần hợp lý và đủ năng lực để triển khai thực hiện công tác ĐBCL theo chuẩn và kế thừa bộ máy trong Hội đồng TĐG mà các trường đã triển khai.

Về thủ tục, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục cao đẳng.

Thành phần, cơ cấu:

Có ít nhất 07 thành viên, thành phần của Hội đồng ĐBCL giáo dục gồm: + Chủ tịch Hội đồng ĐBCL giáo dục là Hiệu trưởng;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng ĐBCL giáo dục là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn;

+ Thư ký Hội đồng ĐBCL giáo dục là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của cơ sở giáo dục cao đẳng;

+ Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập hoặc Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số các phòng, ban;

Như vậy, trong Hội đồng ĐBCL có đầy đủ các thành phần đại diện cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trong đó kiêm cả chức năng của Hội đồng TĐG. Về mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự sẽ không bị phát sinh trong bối cảnh các trường Cao đẳng phải tiến hành công tác TĐG để thực hiện KĐCLGD theo tinh thần của Luật Giáo dục.

Về thời điểm, Hội đồng ĐBCL được lập ra ngay từ đầu một chu kỳ KĐCLGD và công tác TĐG trở thành một phần của hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn.

Về tên gọi, hiện nay các trường đều đã có Hội đồng Tự đánh giá, nay được đổi thành Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục và không còn tên Hội đồng Tự đánh giá nữa. Tuy nhiên, trong quyết định thành lập, tùy theo đặc điểm của từng trường mà qui định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục sao cho phù hợp và hiệu quả. So với cơ cấu tổ chức hiện nay của các tổ chức đoàn thể trong các trường cao đẳng thì việc thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục như trình bày ở trên là hoàn toàn khả thi và phù hợp với những yêu cầu nâng cao CLGD và thực hiện được yêu cầu KĐCLGD hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 63 - 64)