Tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 35)

Điểm yếu trong nhà trường là những khó khăn, tồn tại mang tính chủ quan hoặc khách quan khiến nhà trường không đạt được so với yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá. Trong báo cáo TĐG ở mỗi tiêu chuẩn thường có những điểm yếu được. Việc chỉ ra những điểm yếu của nhà trường không phải mang tính thủ tục, mà cần phải nêu ra được kế hoạch khắc phục điểm yếu này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của chuẩn. Điều đương nhiên là không phải ai chỉ ra được điểm yếu cũng có thể lập được kế hoạch để khắc

phục điểm yếu. Do vậy, nhà trường cần tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu.

Đối tượng tập huấn thì tùy từng nhà trường, song đối tượng cần thiết nhất là thành viên của Hội đồng ĐBCL giáo dục hoặc người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn. Nếu cần thiết có thể tập huấn cho toàn hội đồng sư phạm nhà trường.

Thời gian tập huấn ngay sau khi hoàn thành báo cáo TĐG, tức là kết thúc một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung tập huấn bao gồm:

Phân tích những điểm yếu của nhà trường để chỉ ra đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan. Từ những nguyên nhân ấy chỉ ra những giải pháp, biện pháp, xác định nguồn lực, thời gian để khắc phục. Kế hoạch khắc phục điểm yếu phải sát với điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi cao. Trong kế hoạch này cần chỉ rõ ai, bộ phận nào chịu trách nhiệm, điều kiện thực hiện và thời gian hoàn thành.

1.4.4. Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

Sau khi có bản kế hoạch khắc phục điểm yếu, cần tiến hành tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu. Việc thảo luận khắc phục điểm yếu nên được đưa về các bộ phận có nhiệm vụ thực hiện để thảo luận. Nội dung của thảo luận là làm rõ bản kế hoạch khắc phục điểm yếu đã phù hợp với từng cá nhân, bộ phận trong nhà trường chưa. Bản kế hoạch đã chỉ rõ được cá nhân, bộ phận nào chịu trách nhiệm thực hiện chưa, xác định rõ nguồn lực cần huy động có phù hợp và khả thi không. Trong quá trình thảo luận có thể thấy bản kế hoạch khắc phục điểm yếu còn có những điểm chưa phù hợp cần phải điều chỉnh để sát với thực tế hơn, cần chỉ ra những điểm cần rút kinh nghiệm trong chu kỳ kiểm định trước. Đây là công việc quan trọng trước khi triển khai khắc phục các điểm yếu. Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu không chỉ giúp cá nhân, bộ phận nhận thức đầy đủ về những hạn chế

thuộc nhiệm vụ của mình mà còn thống nhất quan điểm và phương pháp thực hiện, phối hợp khắc phục điểm yếu.

1.4.5. Hướng dẫn thủ tục phối hợp đoàn đánh giá ngoài

1.4.5.1. Triển khai đánh giá ngoài

1. Sau khi kết thúc TĐG, trường gửi công văn và báo cáo TĐG đến Bộ GD & ĐT để đề nghị tổ chức đánh giá ngoài và dự kiến thời gian đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến làm việc.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo TĐG của trường, Bộ GD & ĐT gửi báo cáo TĐG cho một chuyên gia KĐCLGD để phản biện trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày chuyên gia nhận được bản báo cáo nhằm đánh giá mức độ bản báo cáo TĐG phản ánh đầy đủ hoặc chưa đầy đủ các yêu cầu và điều kiện quy định trong mỗi tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường. Kết quả phản biện là cơ sở để Bộ GD & ĐT quyết định đưa bản báo cáo TĐG vào kế hoạch đánh giá ngoài hoặc yêu cầu trường tiếp tục hoàn thiện.

3. Hoạt động đánh giá ngoài chỉ được thực hiện sau khi Bộ GD & ĐT chấp nhận báo cáo TĐG và đoàn chuyên gia đánh giá ngoài được thành lập theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.

1.4.5.2. Thành phần và tiêu chuẩn thành viên đoàn chuyên gia đánh giá ngoài

1. Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ra quyết định thành lập, bao gồm:

a) Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) của một đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với trường được đánh giá hoặc các chức vụ khác tương đương, có kinh nghiệm triển khai các hoạt động đánh giá. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn.

b) Thư ký và một thành viên thường trực của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài là người am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục. Thư ký có nhiệm vụ giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động và chuẩn bị báo cáo của đoàn. Thành

viên thường trực có nhiệm vụ cùng với Thư ký giúp Trưởng đoàn làm công tác chuẩn bị và triển khai hoạt động đánh giá ngoài.

c) Các thành viên còn lại gồm có từ 2 đến 4 chuyên gia từ các trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc nhà tuyển dụng lao động tương ứng với lĩnh vực đào tạo của trường được đánh giá. Các thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công.

2. Tiêu chuẩn của thành viên đoàn chuyên gia đánh giá ngoài: a) Có tư cách, đạo đức, trung thực và khách quan;

b) Có bằng thạc sĩ trở lên, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo, quản lý và trong các hoạt động khác thuộc lĩnh vực giáo dục; trường hợp các thành viên của đoàn là nhà tuyển dụng lao động thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp;

c) Trước đây và hiện nay không làm việc tại trường được đánh giá;

d) Có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài do Bộ GD & ĐT hoặc do đơn vị được Bộ GD & ĐT uỷ quyền tổ chức; hoặc do tổ chức nước ngoài tổ chức và được Bộ GD & ĐT thừa nhận.

1.4.5.3. Hoạt động của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài

1. Nghiên cứu báo cáo TĐG, thu thập, xử lý các thông tin, tài liệu minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường.

2. Thực hiện khảo sát sơ bộ và chính thức tại trường.

3. Viết báo cáo đánh giá ngoài; dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua trước khi gửi cho trường để tham khảo ý kiến.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường hoặc kể từ ngày hết thời hạn trả lời ý kiến của trường, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường biết những ý kiến đoàn chuyên gia tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do.

Bộ GD & ĐT.

6. Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá cho đến khi báo cáo đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài được chính thức gửi cho trường được đánh giá và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.4.5.4. Đánh giá lại kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài

1. Kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài được đánh giá lại khi đồng thời có các vấn đề sau:

a) Kết quả đánh giá ngoài dẫn đến trường không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như dự kiến của trường;

b) Trường không nhất trí với bản báo cáo đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi Bộ GD & ĐT.

2. Trường hợp trường đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài do đoàn chuyên gia đánh giá ngoài gửi đến để lấy ý kiến và kết quả đánh giá ngoài không có thay đổi so với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài tại thời điểm lấy ý kiến thì trường không được yêu cầu đánh giá lại.

3. Đoàn đánh giá lại kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài (sau đây gọi là đoàn đánh giá lại) có số lượng từ 5 đến 7 thành viên do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ra quyết định thành lập với thành phần gồm đại diện Cục Khảo thí và KĐCLGD, Thanh tra và các vụ chức năng của Bộ GD & ĐT, các chuyên gia, đại diện cơ quan chủ quản của trường được đánh giá. Các thành viên của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài không tham gia đoàn đánh giá lại.

4. Đoàn đánh giá lại có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu làm việc của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài, thảo luận với các thành viên của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài; tiến hành khảo sát tại trường, thảo luận với lãnh đạo trường, Hội đồng TĐG và viết báo cáo đánh giá lại kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài.

5. Kết quả đánh giá lại có giá trị kết luận cuối cùng.

Kết quả đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) được sử dụng làm cơ sở để Hội đồng Quốc gia KĐCLGD thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ GD & ĐT công nhận hoặc không công nhận trường đạt tiêu chuẩn CLGD.

Điều 16. Trách nhiệm và quyền hạn của trường được đánh giá đối với hoạt động đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có)

1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có).

2. Phân công một lãnh đạo trường và một cán bộ chuyên trách làm việc với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có).

3. Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại trường.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường có trách nhiệm gửi công văn đến Bộ GD & ĐT, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài nêu rõ các ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo. Trong trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do kèm theo các chứng cứ minh chứng. Nếu quá thời hạn trên mà trường không có ý kiến trả lời thì coi như trường đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài và được coi là một trong các căn cứ xem xét trường không có quyền yêu cầu đánh giá lại.

5. Trường có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài, đánh giá lại (nếu có) khi có căn cứ cho là các quyết định, kết luận đó không đúng, hành vi đó trái pháp luật.

1.4.5.6. Trách nhiệm của Bộ GD & ĐTđối với trường được đánh giá ngoài

1. Tiếp nhận và kiểm tra báo cáo TĐG của trường. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo TĐG, có trách nhiệm gửi cho một chuyên gia KĐCLGD để phản biện trong thời gian không quá 30 ngày. Quyết định việc đưa bản báo cáo TĐG vào kế hoạch đánh giá ngoài hoặc yêu

2. Lập kế hoạch đánh giá ngoài và quyết định thành lập đoàn chuyên gia đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.

3. Lập kế hoạch đánh giá lại và quyết định thành lập đoàn đánh giá lại theo quy định tại Điều 14 của Quy định này.

4. Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại; tiếp nhận kết quả đánh giá và các ý kiến của trường về các đoàn đánh giá.

5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá ngoài, có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đoàn chuyên gia đánh giá ngoài biết về việc bản báo cáo được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường cao đẳng đã có từ lâu, nhưng hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành còn mới mẻ đối với các trường cao đẳng ở nước ta. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng thì các cơ sở giáo dục cần triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá. Hiện nay Bộ GD&ĐT đang triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường cao đẳng.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng là công cụ và phương tiện để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục các trường thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn phải lấy chuẩn làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường cao đẳng đạt và vượt chuẩn.

Toàn bộ nội dung Chương 1 là những cơ sở lý luận khoa học và trình tự những bước tiến hành khi quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trường cao đẳng theo chuẩn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRUNG ƢƠNG

2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng

2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Cách đây 24 (từ năm 1988 - 2012) năm, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến trường phổ thông. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nam (1964 - 1988) và trường Trung cấp nuôi dạy trẻ Trung ương (1972 - 1988). Hai Trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đào tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà.

Hai mươi bốn năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của một trường Cao đẳng Sư phạm - chặng đường đổi mới, phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò là một Trường trọng điểm số một trong khối các Trường Sư phạm Mầm non của cả nước.

Công tác đào tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi hoạt động trong công tác đào tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Từ 2003 trở về trước, nhà trường chuyên đào tạo Giáo viên Mầm non, với quy mô ngày càng lớn và luôn có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, thực hành, thực tập. Do vậy, chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao và phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề vững vàng đáp ứng yêu cầu của Ngành và được xã hội chấp nhận, đánh giá cao. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo có chiều hướng tăng lên.

Từ năm học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của Nhà trường, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã dần chuyển thành Trường đào tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Đến nay Nhà trường đã có 19 ngành đào tạo cả trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của Trường, cuối năm 2005 Nhà trường đã xây dựng Đề án đổi tên Trường và ngày 26/01/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên Trường thành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)