Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 91)

quản lý

3.2.5.1. Mục đích

Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp hiểu rõ nội dung về các hệ thống thông tin của các cá nhân (tổ chức), có cơ sở để nắm vững về kế hoạch tham mưu của các cá nhân, đơn vị đề xuất nên. Từ đó người quản lý có kế hoạch, bổ sung, điều chỉnh, đào tạo, bồi dưỡng cũng như tư vấn, thúc đẩy, hỗ trợ ra quyết định phù hợp với cá nhân (tổ chức) nhằm thỏa mãn cái chung và cái riêng của cá nhân (tổ chức). Tạo môi trường hoạt động mang tính nhân văn cao thúc đẩy sự phát triển của cá nhân (tổ chức) tới mục đích chung tốt đẹp.

- Nội dung thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;

- Phù hợp với tính chất công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, đơn vị.

- Công khai về mục tiêu, trách nhiệm, quyền hạn, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động của các nhân, tổ chức trong đơn vị theo từng năm; công khai về các tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào và đầu ra với từng đầu việc của các đơn vị.

3.2.3.3. Nội dung

Thứ nhất: Từng cá nhân, đơn vị lập hồ sơ theo mẫu chung của tổ chức: - Kê khai hồ sơ cá nhân.

- Công việc mà cá nhân hoặc đơn vị đang thực hiện (nêu rõ mục tiêu của cá nhân, đơn vị; thời hạn hoàn thành; các điều kiện cần và đủ nhằm thực hiện tốt mục tiêu riêng, chung của đơn vị, các giải pháp đã triển khai, kết quả, hướng khắc phục trong thời gian tới, ý kiến đề xuất với cấp trên).

- Liệt kê danh mục sản phẩm đầu vào và đầu ra của công việc.

- Liệt kê danh mục đối tác tiếp nhận sản phẩm đó, ý kiến phản hồi từ phía đầu ra.

Thứ hai: Lãnh đạo từng phòng, ban tiếp nhận hồ sơ cá nhân, đơn vị thu nhận và lập hồ sơ riêng gửi về tổ chức trường.

Thứ ba: Bộ phận giúp việc hòa thiện hệ thống thông tin cá nhân, đơn vị báo cáo lãnh đạo nhà trường.

Thứ tư: Lãnh đạo trường lập kế hoạch bổ sung các hệ điều kiện, điều chuyển, đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch dài hạn, ngắn hạn nhằm đáp ứng với quy mô hoạt động của nhà trường đáp ứng mục tiêu chung đề ra.

Thứ năm: Xây dựng hộp thư điện tử để lãnh đạo được nghe ý kiến phản hồi của CBGV, nhân viên trong trường với các giải pháp đã thực thi.

Thứ sáu: Hội đồng đảm bảo chất lượng lập kế hoạch giám sát, kiểm tra để tư vấn thúc đẩy các kế hoạch đã được đề ra.

3.2.6.1. Mục đích

Đảm bảo mọi thông tin đến được với tất cả các đối tượng một cách nhanh chóng, khoa học, tiện lợi, mất ít chi phí và thời gian nhất. Đây là phương tiện hết sức cần thiết của mỗi nhà quản lý để học tập, trao đổi thông tin nhiều chiều, từ đó kịp thời điều chỉnh các biện pháp trong quản lý một cách có hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung

* Ứng dụng CNTT vào quản lý nhân sự:

- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhân sự, quản lý các tư liệu phục vụ giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý các kế hoạch báo cáo thống kê mọi hoạt động trong nhà trường.

- Quản lí mọi hoạt động của CBGV, nhân viên cũng như HSSV trong từng tiết học và điều hành các hoạt động học tập của HSSV.

- Quản lý các chuyên đề nghiên cứu khoa học giúp các đơn vị trong nhà trường chia sẻ thông tin phục vụ cho giảng dạy, giúp CBGV, HSSV tìm đọc thông tin một cách nhanh nhất.

- Quản lý cập nhật thông tin báo cáo từ các đơn vị trong nhà trường một cách nhanh nhất, dưới các hình thức thư viện điện tử hoặc đăng nhập trên Website.

- Giúp khai thác kinh nghiệm quản lý của các đơn vị bạn thông quan việc khai thác mạng Internet.

* Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý công tác đào tạo:

- Quản lý điểm thi tuyển sinh, thi học phần và thi tốt nghiệp qua hệ thống các phần mềm của Bộ GD-ĐT và đăng tải trên website của nhà trường.

- CNTT được ứng dụng trong giảng dạy với tư cách là một phương tiện tác động đến quá trình nhận thức của HSSV một cách tích cực, có hiệu quả, phát triển tư duy sáng tạo cho HSSV.

- CNTT được ứng dụng trong việc thiết kế bài dạy của GV.

- CNTT trong giảng dạy là phương tiện dạy học (không hoàn toàn thay cho bảng đen, phấn trắng vì vậy CNTT đôi khi chỉ cung cấp những nội dung kiến thức đơn lẻ làm thay đổi không khí tiết học).

* Ứng dụng CNTT Trong lĩnh vực quản lý các hoạt động ngoại khóa:

- Ứng dụng CNTT trong việc tổ chức các sân chơi ngoại khoá

- Báo cáo các hoạt động văn hóa thể thao của các tổ chức đoàn thể trong trường như Đảng, Đoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn.

- Đưa tin các hoạt động nhà trường lên mạng Internet.

- Cập nhật các thông tin trên mạng phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3.2.7. Thăm dò tính khả thi của đề xuất

Một đề xuất mới liên quan đến chất lượng một nhà trường là vấn đề cần được xem xét toàn diện và quan trọng nhất là phải có sự nhận thức đúng, hiểu đúng từ đó mới có sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục. Có như vậy mới kết luận được tính khả thi tới đâu.

Dưới đây là kết quả tiến hành điều tra với các đối tượng là cán bộ quản lý các khoa, phòng, tổ trưởng chuyên môn, CBGV, HSSV trong trường.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Xây dựng văn hóa chất

lượng trong nhà trường. 82,6 17,4 0 67,6 32,4 0 2.Thành lập Hội đồng đảm

bảo chất lượng 66,8 33,2 0 63,8 31,2 5

3. Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn

88,5 11,5 0 80,9 19,1 0

4. Tập huấn các quy trình, ghi chép quá trình thực thi các quy trình

78,3 21,7 0 64,2 35,8 0

5. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý

6. Ứng dụng công nghệ

thông tin vào quản lý 88 12 0 90 10 0

Biểu đồ 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Qua biểu đồ ta thấy 100% ý kiến tán thành về tính cấp thiết của các biện pháp nhằm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng, không có người không tán thành.

Đối với tính khả thi của các biện pháp 100% ý kiến tán thành việc xây dựng VHCL trong nhà trường và hoạt động ĐBCL theo chuẩn nhằm đạt mục tiêu ĐBCL để phát triển bền vững VHCL. Còn một vài ý kiến chưa tán thành với việc thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn đánh giá. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng đã thể hiện rằng việc mạnh dạn đổi mới thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục còn có những vấn đề bàn cãi. Để biện pháp này không trở thành những khó khăn thì vấn đề cần được cấp quản lý Bộ GD&ĐT có các văn bản chỉ đạo xuống các trường đại học, cao đẳng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 T ỉ l ệ ph ần tră m Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

rất tán thành tán thành không tán thành

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 T ỉ l ệ ph ần tră m B iện pháp 1 B iện pháp 2 B iện pháp 3 B iện pháp 4 B iện pháp 5 B iện pháp 6

Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

rất tán thành tán thành không tán thành

Biểu đồ 3.2.Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng hoạt động ĐBCL theo chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng tại Trường cao CĐSP TW, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường. - Thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục theo chuẩn.

- Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn. - Tập huấn các quy trình, ghi chép quá trình thực thi các quy trình. - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

Các biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết và hoàn toàn khả thi đối với trường cao đẳng, bởi vì các trường thực tế đã có Hội đồng TĐG để triển khai công tác TĐG chất lượng giáo dục của trường mình so với bộ tiêu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ cơ sở lý luận khoa học quản lý, từ những kinh nghiệm công tác tự đánh giá, từ thực trạng của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục tại trường CĐSPTW. Bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ, thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một kết luận sau:

- Đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục cao đẳng không chỉ là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học sau (đào tạo đại học, trên đại học) mà còn giúp giáo dục cao đẳng thực hiện được các chức năng xã hội của mình đóng góp cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của bậc cao đẳng thì nhất thiết chúng ta cần xây dựng và triển khai mô hình ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ngay trong mỗi cơ sở giáo dục, bởi vì:

- Chất lượng giáo dục cao đẳng của chúng ta từ xưa tới nay chưa có chuẩn đánh giá, chất lượng giáo dục hiện nay của các cơ sở chưa thực sự tin cậy bởi chưa gắn với chuẩn. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng chất lượng thực rất khác nhau nhưng các chỉ số tổng kết năm học lại không khác nhau nhiều chẳng hạn, tỷ lệ tốt nghiệp của HSSV - tỷ lệ học sinh khá, giỏi, … Các cơ sở giáo dục thậm chí cả xã hội mới chỉ nhận thức chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục cao đẳng qua mấy chỉ số chính như tỷ lệ tuyển sinh, tốt nghiệp mà chưa quan tâm tới các tiêu chuẩn khác.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng một cách thường xuyên liên tục, có mục tiêu rõ ràng và trải rộng ở tất cả các mặt của lĩnh vực giáo dục.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng không chỉ đưa cơ sở giáo dục hướng tới chuẩn chất lượng mà còn có tác dụng phòng ngừa sớm những sai

lệch trong hoạt động giáo dục, định hướng cụ thể cho kế hoạch giáo dục theo từng giai đoạn.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn sẽ giúp cho các cơ quan quản lý và xã hội có đánh giá đúng về chất lượng của một cơ sở giáo dục cụ thể ở mức nào so với chuẩn, nhờ đó mà có thể so sánh được chất lượng giáo dục của hai cơ sở giáo dục bất kỳ, tạo động lực cho sự canh tranh để nâng cao chất lượng giáo dục đi vào chiều sâu.

- Một vấn đề đặt ra là, để có chất lượng giáo dục thực sự thì chuẩn đánh phải khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các cơ sở giáo dục cao đẳng của cả nước, thể hiện tính hiện thực cao. Chỉ khi có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tốt, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng những đòi hỏi của thời đại thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá.

- Hiện nay, vấn đề xây dựng VHCL trong nhà trường cao đẳng và nhận thức về tính cấp bách của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trường cao đẳng theo chuẩn của các lãnh đạo nhà trường cần được khơi dậy và vai trò quản lý hoạt động ĐBCL theo chuẩn đánh giá phải được xem là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường cao đẳng.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường CĐSPTW. Tác giả xin đề xuất các biện pháp thực hiện và quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn:

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá và xây dựng VHCL trong nhà trường để duy trì sự phát triển bền vững của VHCL trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn của tất cả CBGV, NV, HSSV.

+ Xây dựng các văn bản mang tính pháp lý để các cơ sở giáo dục cao đẳng phải tổ chức thực hiện hoạt động ĐBCL giáo dục. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một bộ phận của hoạt động ĐBCL giáo dục, khi đó,

Hội đồng ĐBCL giáo dục trong các cơ sở giáo dục cũng là một tổ chức đương nhiên phải có như Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng khoa học, …

+ Đổi mới công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng về cơ sở và dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

+ Lãnh đạo nhà trường cần quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường bám sát theo chuẩn đánh giá. Do đó phải tiến hành đổi mới toàn diện quá trình dạy học giáo dục theo chuẩn đánh giá.

+ Thành lập Hội đồng ĐBCL trong nhà trường; xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động ĐBCL giáo dục phải có tâm và đủ tầm để tổ chức, thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả góp phần công việc nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Cần rà soát lại để hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng cho phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

+ Ban hành các văn bản xác định hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục cao đẳng.

+ Xây dựng hệ thống thanh tra giáo dục có hệ thống từ Bộ đến các trường Đại học, cao đẳng và có chính sách phát triển đội ngũ thanh tra viên, kiểm định viên có các chuyên môn nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

+ Tổ chức tập huấn, nghiên cứu học tập một số mô hình quản lý hoạt động ĐBCL theo chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới cho đội ngũ CBQL các trường Đại học, Cao đẳng

+ Tiếp tục rà soát, chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Xây dựng các cơ chế để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng chủ động trong việc thực hiện theo chuẩn chẳng hạn như cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự…

+ Xây dựng và tăng cường công tác tuyên truyền về văn hóa chất lượng của nhà trường tới đội ngũ CBGV, nhân viên và HSSV trong nhà trường.

+ Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực quản lý theo bộ chuẩn đồng thời tổ chức tập huấn về thủ tục, quy trình, ghi chép quá trình thực thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)