Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 66 - 68)

3.2.1.1.Mục đích

Để đảm bảo toàn bộ CBGV,NV, HSSV có những suy nghĩ, quan điểm, định hướng đúng đắn đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Đồng thời, giúp cho họ hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa chất lượng (là mục tiêu) và đảm bảo chất lượng (là nền tảng) để duy trì sự phát triển bền vững của văn hóa chất lượng trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn.

Để có VHCL trong nhà trường đòi hỏi mỗi lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác

thường xuyên liên tục theo từng bước giúp cho mỗi người và mỗi tổ chức hình thành được tư tưởng, suy nghĩ về việc cải tiến liên tục nhằm đạt được chất lượng tốt hơn. Đánh giá và cải tiến, cải tiến rồi đánh giá lại cải tiến tạo thành một vòng tròn chất lượng. Từ việc hoạch định mục đích, mục tiêu và các bước thực hiện công việc từ nhỏ đến lớn, thực hiện theo những gì đã hoạch định đó, kiểm tra-đánh giá trong và sau quá trình thực hiện, hành động

để thay đổi, rút kinh nghiệm đối với quá trình thực hiện. Cứ như vậy, vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại đối với tất cả các hoạt động của nhà trường. Đó chính là con đường đi của việc xây dựng VHCL trong trường đại học, cao đẳng.

3.2.1.2.Nội dung tuyên truyền, giáo dục về tác dụng của văn hóa chất lượng

- Đối với cán bộ giảng viên, nhân viên trong nhà trường: Được giới thiệu đầy đủ khái niệm VHCL và VHCL của nhà trường; Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cao đẳng do Bộ GD & ĐT ban hành; Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL theo chuẩn, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển hai vấn đề trên trong nhà trường; Các điều 49, 50,51,52,53 của Chương VII - Luật Giáo dục (ĐBCL và KĐCLGD); Các văn bản chỉ đạo về công tác KĐCLGD trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với HSSV: Giới thiệu khái quát VHCL của nhà trường, về bộ tiêu chuẩn và tập trung những nội dung liên quan đến HSSV như Tiêu chuẩn 6 - Nhiệm vụ và quyền hạn của người học tại Điều 60 của chương IX - Luật Giáo dục (Người học); các văn bản liên quan đến công tác KĐCLGD trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.3. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch và lên lịch cụ thể cho các buổi học ngay từ đầu năm học hoặc năm đầu tiên của chu kì kiểm định chất lượng.

* Đối với CBGV, nhân viên trong nhà trường. Tổ chức một ngày đầu năm học (sau buổi đại hội công chức) và tổ chức học tập, hưởng ứng thực hiện nội dung về tuần công dân đầu khóa cho khóa học mới tựu trường.

Báo cáo viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc trưởng phòng quản lý đào tạo đã nắm chắc về VHCL của nhà trường, được tập huấn về công tác

KĐCLGD. Trong buổi học tập này, báo cáo viên không chỉ giới thiệu khái niệm về VHCL mà VHCL đó phải được cụ thể hóa, phát triển trên nền tảng sứ mạng, mục tiêu và các giá trị cốt lõi của nhà trường. Mặt khác cần trình bày rõ nội dung các tiêu chuẩn, biết giải thích những nội hàm của các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn mà CBGV, NV chưa rõ hoặc hiểu chưa thống nhất. Báo cáo viên biết chỉ ra những điểm mới của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn so với thực tế, giải đáp các thắc mắc (nếu có) và mối quan hệ của VHCL với ĐBCL để phát triển bền vững văn hóa chất lượng.

Buổi học tập cần được chia thành bốn phần: Phần 1:

- Văn hóa chất lượng, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị cốt lõi của nó; - Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng;

- Mối quan hệ của văn hóa chất lượng và đảm bảo chất lượng. - Sự tác động tương hỗ của ĐBCL tới VHCL và ngược lại. Phần 2 : Thảo luận để hiểu rõ các nội dung trên

Phần 3: Nêu các văn bản qui phạm pháp luật về công tác KĐCLGD trường cao đẳng, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD &ĐT.

Phần 4: Lãnh đạo nhà trường thể hiện quan điểm chỉ đạo và kế hoạch thực hiện theo mục tiêu của nhà trường đã đề ra để thực hiện có kết quả theo chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)