Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 50)

tích điểm mạnh điểm yếu của nhà trường để từ đó huy động các nguồn lực và thời gian để khắc phục điểm yếu.

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn của trƣờng CĐSP Trung ƣơng

2.3.1. Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Sau khi nhà trường thành lập Hội đồng TĐG theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT. Hội đồng TĐG đã xây dựng kế hoạch tập huấn nghiên cứu chuẩn (chỉ tập huấn cho các thành viên trong Hội đồng TĐG của nhà trường).

Thời gian tập huấn là một buổi sáng. Toàn bộ các thành viên của Hội đồng TĐG có mặt. Chủ tịch Hội đồng TĐG nêu mục đích, yêu cầu của buổi tập huấn, giới thiệu đồng chí đã được Bộ GD & ĐT tập huấn về công tác KĐCLGD hướng dẫn mọi người nghiên cứu chuẩn. Hội đồng thống nhất các bước nghiên cứu chuẩn được chia thành các bước:

- Đọc kỹ từng chỉ số để xác định nội hàm.

- Xác định các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến nội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

- So sánh thực trạng của nhà trường với các yêu cầu chuẩn.

- Xác định các minh chứng cần phải có cho từng chỉ số, từng tiêu chí. - Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí

(các câu hỏi cần được trả lời)

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Các bước nghiên cứu:

Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Bước 2: Xác định rõ và đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:

- Điều lệ trường cao đẳng (điều 32);

- Văn bản quy định cơ cấu tổ chức của trường công lập; - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Bước 3: So sánh các yêu cầu của chỉ số với các yêu cầu của văn bản có nội dung liên quan để xác định nhà trường đã thực hiện như thế nào?

So sánh cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định tại điều 32 của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Bước 4: Xác định các thông tin, minh chứng có thể sử dụng cho từng chỉ số của tiêu chí.

- Điều lệ trường cao đẳng (Điều 32).

- Văn bản quy định cơ cấu tổ chức của trường (sơ đồ kèm theo) - Website của trường ghi rõ cơ cấu tổ chức của trường

- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường

- Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Văn bản phân công phụ trách, điều hành của lãnh đạo nhà trường - Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số.

Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí (các câu hỏi cần được trả lời)

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng có được thực hiện theo quy định tại điều 32 của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hay không? Nếu cơ cấu tổ chức chưa

Khi các tiêu chí, tiêu chuẩn được nghiên cứu theo đúng trình tự đó thì không chỉ giúp cho Hội đồng TĐG hiểu đúng về chuẩn mà còn chỉ ra được mức độ nhà trường đã đạt được đến đâu và biết nhà trường cần phải làm gì để phấn đấu đạt được yêu cầu của chuẩn.

2.3.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các hội nghị tập huấn Chủ tịch Hội đồng TĐG đã phân công cho các nhóm vừa nghiên cứu vừa xác định các minh chứng và viết báo cáo TĐG. Trước hết, mỗi nhóm tập trung viết hoàn chỉnh báo cáo TĐG theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT để làm thí điểm.

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường (Tiêu chí 2.1; 2.2; 2.3; 2.6 )

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ Trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường.

1. Mô tả

Xây dựng cơ cấu tổ chức của nhà trường là một công việc quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý trong nhà trường. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1) luôn được dựa trên quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng [H2.02.01.01] các quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.02.01.02]và thực tiễn của Trường.

Qua từng giai đoạn phát triển, nhà trường đều đã xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, hiệu quả: từ năm học 2003 - 2004 khi chuyển thành Trường đào tạo đa ngành, nhà trường đã hình thành cơ cấu tổ chức mới và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định 3977/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2003 [H2.02.01.03]. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để nhà tr-

ường hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường các giai đoạn sau. Đáp ứng sự phát triển của nhà trường, đến đầu năm 2008 Trường lại tiếp tục sắp xếp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đây là cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện và hướng tới sự phát triển lâu dài của nhà trường [H2.02.01.04].

Trường hiện đã có website riêng, trong đó giới thiệu rõ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường. Tuy nhiên, từ trước đến nay cơ cấu tổ chức của Trường cũng được giới thiệu trong Quy chế làm việc và Quy định về chức năng nhiệm vụ của Trường, trong tập văn bản giới thiệu về Trường, về công tác đào tạo, công tác sinh viên… phát cho sinh viên đầu khoá.

Nhà trường đã có Quy chế làm việc và Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phù hợp với cơ cấu tổ chức của Trường. Khi cơ cấu thay đổi thì Quy chế làm việc và Quy định và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị cũng được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. [H2.02.01.05].

2. Điểm mạnh

Từng giai đoạn phát triển, Nhà trường đã xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức đúng quy định của Điều lệ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của Trường. Trong những năm qua, cơ cấu tổ chức cũng đã là một nhân tố góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà tr- ường. Năm 2004 đã ban hành qui định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Trường.

Tháng 1 năm 2008 đã xây dựng cơ cấu tổ chức mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của Nhà trường.

3. Những tồn tại

Đã có cơ cấu tổ chức mới từ tháng 02/2008 nhưng đến nay chưa hoàn thiện xong văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2012 - 2013, hoàn thiện tập văn bản về Quy chế làm việc và Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Các đơn vị xây dựng qui trình thực hiện theo chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với thực tế.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.2: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định.

1. Mô tả

Việc bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng luôn được thực hiện nghiêm túc đúng quy định của Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ban hành theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng [H2.02.02.01], là những cán bộ có năng lực, có tâm huyết với Nhà trường, trong mọi giai đoạn luôn có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Nhà trường. Đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng, luôn là người có tầm nhìn chiến lược, có những quyết sách quan trọng cho những bước đi mới của Nhà trường, điển hình là việc chuyển từ trường đào tạo đơn ngành thành trường đào tạo đa ngành, việc đổi tên trường…đã mang lại nhiều công việc cho cán bộ, giảng viên, nâng cao đời sống cán bộ, tạo cho Nhà trường có một bộ mặt mới, một vị thế mới. Ban Giám hiệu đều là những cán bộ có lối sống lành mạnh, chan hoà với đồng nghiệp và sinh viên, luôn được cán bộ, sinh viên thừa nhận và đánh giá tốt. [H2.02.02.02].

Với tinh thần trách nhiệm với tập thể và những đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường, các đồng chí cán bộ lãnh đạo Trường đều là những đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã nhiều năm đã được nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ, được nhận Bằng khen, Huân chương... cụ thể là: Hiệu trưởng: Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.02.02.02].

Các Phó hiệu trưởng: Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam [H2.02.02.03].

Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng đã được đón nhận nhiều phần thưởng của các cấp như: Huân chương Lao động hạng Nhất; nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cờ thi đua của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam... [H2.02.02.04].

2. Điểm mạnh

Ban Giám hiệu Nhà trường đều được bổ nhiệm đúng tiêu chuẩn, là những cán bộ có phẩm chất tốt, có năng lực công tác, có tránh nhiệm và đã có những đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường.

3. Những tồn tại

Hạn chế về tính kế hoạch trong công tác, nhất là kế hoạch chiến lược cho phát triển lâu dài hơn nữa của Nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo các đơn vị phối hợp tốt hơn để các công việc đạt hiệu quả cao hơn và đúng tiến độ.

4. Kế hoạch hành động

Xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường trong thời gian lâu dài làm cơ sở định hướng cho các hoạt động của Nhà trường.

Tăng cường tính kế hoạch trong các hoạt động. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện qui định về chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.3: Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường có đủ thành phần và thực hiện được chức năng theo quy định của điều lệ Trường Cao đẳng.

1. Mô tả

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương được thành lập và kiện toàn theo Quyết định của Hiệu trưởng [H2.02.03.01].

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường gồm những thành phần đúng theo quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng và phù hợp với thực tế của Nhà trường trong từng giai đoạn.

2. Điểm mạnh và những yếu tố cần phát huy

Hội đồng được thành lập đúng, đủ thành phần theo quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng.

3. Tồn tại

Hoạt động của Hội đồng chưa thường xuyên theo quy định (ít nhất 06 tháng 1 lần) và chưa thực hiện đầy đủ các chức năng đặc biệt là việc xây dựng các kế hoạch dài hạn có tính chiến lược cho công tác khoa học và đào tạo của Nhà trường còn nhiều hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2012-2013 kiện toàn Hội đồng Khoa học và Đào tạo cho phù hợp với thực tiễn của Nhà trường.

Có quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, chế độ họp của Hội đồng. Tổ chức thực hiện các chức năng của Hội đồng một cách có hiệu quả.

5. Tự đánh giá: Chƣa đạt

Tiêu chí 2.6. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

1. Mô tả

Từ tháng 8 năm 2010, Trường đã thành lập Phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng giáo dục với 4 thành viên (trong đó bộ phận Thanh tra được biên chế 02 cán bộ; 02 cán bộ có trình độ thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục phụ trách công tác KĐCLGD được biên chế với định mức công tác 50/50). Trường đã có 3 cán bộ tham gia tập huấn lớp bồi dưỡng tự đánh giá, 3 cán bộ tham gia lớp đánh giá ngoài các trường cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và 30 cán bộ giảng viên - là thành viên Ban thư

kí, các nhóm công tác và các nhà giáo có uy tín được học lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về kiểm định chất lượng do Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Sư phạm Hà Nội giảng dạy trong thời gian 3 tháng (từ ngày 23/12/2008 đến ngày 31/3/2009). Việc ĐBCL giáo dục luôn được trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Công tác ĐBCL giáo dục của trường được thực hiện bởi một số phòng ban và hội đồng thi đua của trường. Phòng đã tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra hoạt động tuyển sinh, giảng dạy và học tập, thi học kì, thi tốt nghiệp thường xuyên và định kì trong từng kì, trong năm học. Nhờ đó mà các hoạt động chuyên môn của trường được thực hiện nghiêm túc, đúng qui chế đã góp phần quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục của trường. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế đã định hướng công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và cán bộ vào công tác đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học. Hằng năm, Hội đồng thi đua của trường kết hợp với Công đoàn trường phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, có dự giờ đánh giá và khen thưởng. Tất cả những việc làm trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Điểm mạnh

Ban Giám hiệu nhà trường đã bố trí những cán bộ có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) và có năng lực đứng đầu các đơn vị cơ sở. Họ là những người có trách nhiệm ĐBCL giáo dục và làm nòng cốt trong các hoạt động chuyên môn. Đội ngũ cán bộ thanh tra đều là những người vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ nên đã triển khai tốt hoạt động thanh tra, đánh giá góp phần quan trọng trong việc ĐBCL đào tạo của trường. Phòng có 2 cán bộ đã được đào tạo chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục hệ sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Tồn tại

Bộ phận Kiểm định chất lượng giáo dục nằm trong phòng Thanh tra và KĐCL Giáo dục đã được thành lập đến nay được 2 năm với 02 cán bộ được

chưa hiệu quả bởi thời gian đầu tư hoạt động ĐBCL còn quá ít, công tác tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động còn mờ nhạt.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2012-2013, Trường sẽ tiếp tục cử cán bộ đi bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 50)