Thăm dò tính khả thi của đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 94)

Một đề xuất mới liên quan đến chất lượng một nhà trường là vấn đề cần được xem xét toàn diện và quan trọng nhất là phải có sự nhận thức đúng, hiểu đúng từ đó mới có sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục. Có như vậy mới kết luận được tính khả thi tới đâu.

Dưới đây là kết quả tiến hành điều tra với các đối tượng là cán bộ quản lý các khoa, phòng, tổ trưởng chuyên môn, CBGV, HSSV trong trường.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Xây dựng văn hóa chất

lượng trong nhà trường. 82,6 17,4 0 67,6 32,4 0 2.Thành lập Hội đồng đảm

bảo chất lượng 66,8 33,2 0 63,8 31,2 5

3. Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn

88,5 11,5 0 80,9 19,1 0

4. Tập huấn các quy trình, ghi chép quá trình thực thi các quy trình

78,3 21,7 0 64,2 35,8 0

5. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý

6. Ứng dụng công nghệ

thông tin vào quản lý 88 12 0 90 10 0

Biểu đồ 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Qua biểu đồ ta thấy 100% ý kiến tán thành về tính cấp thiết của các biện pháp nhằm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng, không có người không tán thành.

Đối với tính khả thi của các biện pháp 100% ý kiến tán thành việc xây dựng VHCL trong nhà trường và hoạt động ĐBCL theo chuẩn nhằm đạt mục tiêu ĐBCL để phát triển bền vững VHCL. Còn một vài ý kiến chưa tán thành với việc thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn đánh giá. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng đã thể hiện rằng việc mạnh dạn đổi mới thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục còn có những vấn đề bàn cãi. Để biện pháp này không trở thành những khó khăn thì vấn đề cần được cấp quản lý Bộ GD&ĐT có các văn bản chỉ đạo xuống các trường đại học, cao đẳng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 T ỉ l ệ ph ần tră m Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

rất tán thành tán thành không tán thành

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 T ỉ l ệ ph ần tră m B iện pháp 1 B iện pháp 2 B iện pháp 3 B iện pháp 4 B iện pháp 5 B iện pháp 6

Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

rất tán thành tán thành không tán thành

Biểu đồ 3.2.Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng hoạt động ĐBCL theo chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng tại Trường cao CĐSP TW, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường. - Thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục theo chuẩn.

- Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn. - Tập huấn các quy trình, ghi chép quá trình thực thi các quy trình. - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

Các biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết và hoàn toàn khả thi đối với trường cao đẳng, bởi vì các trường thực tế đã có Hội đồng TĐG để triển khai công tác TĐG chất lượng giáo dục của trường mình so với bộ tiêu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ cơ sở lý luận khoa học quản lý, từ những kinh nghiệm công tác tự đánh giá, từ thực trạng của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục tại trường CĐSPTW. Bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ, thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một kết luận sau:

- Đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục cao đẳng không chỉ là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học sau (đào tạo đại học, trên đại học) mà còn giúp giáo dục cao đẳng thực hiện được các chức năng xã hội của mình đóng góp cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của bậc cao đẳng thì nhất thiết chúng ta cần xây dựng và triển khai mô hình ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ngay trong mỗi cơ sở giáo dục, bởi vì:

- Chất lượng giáo dục cao đẳng của chúng ta từ xưa tới nay chưa có chuẩn đánh giá, chất lượng giáo dục hiện nay của các cơ sở chưa thực sự tin cậy bởi chưa gắn với chuẩn. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng chất lượng thực rất khác nhau nhưng các chỉ số tổng kết năm học lại không khác nhau nhiều chẳng hạn, tỷ lệ tốt nghiệp của HSSV - tỷ lệ học sinh khá, giỏi, … Các cơ sở giáo dục thậm chí cả xã hội mới chỉ nhận thức chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục cao đẳng qua mấy chỉ số chính như tỷ lệ tuyển sinh, tốt nghiệp mà chưa quan tâm tới các tiêu chuẩn khác.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng một cách thường xuyên liên tục, có mục tiêu rõ ràng và trải rộng ở tất cả các mặt của lĩnh vực giáo dục.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng không chỉ đưa cơ sở giáo dục hướng tới chuẩn chất lượng mà còn có tác dụng phòng ngừa sớm những sai

lệch trong hoạt động giáo dục, định hướng cụ thể cho kế hoạch giáo dục theo từng giai đoạn.

- Hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn sẽ giúp cho các cơ quan quản lý và xã hội có đánh giá đúng về chất lượng của một cơ sở giáo dục cụ thể ở mức nào so với chuẩn, nhờ đó mà có thể so sánh được chất lượng giáo dục của hai cơ sở giáo dục bất kỳ, tạo động lực cho sự canh tranh để nâng cao chất lượng giáo dục đi vào chiều sâu.

- Một vấn đề đặt ra là, để có chất lượng giáo dục thực sự thì chuẩn đánh phải khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các cơ sở giáo dục cao đẳng của cả nước, thể hiện tính hiện thực cao. Chỉ khi có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tốt, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng những đòi hỏi của thời đại thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá.

- Hiện nay, vấn đề xây dựng VHCL trong nhà trường cao đẳng và nhận thức về tính cấp bách của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trường cao đẳng theo chuẩn của các lãnh đạo nhà trường cần được khơi dậy và vai trò quản lý hoạt động ĐBCL theo chuẩn đánh giá phải được xem là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường cao đẳng.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường CĐSPTW. Tác giả xin đề xuất các biện pháp thực hiện và quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn:

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá và xây dựng VHCL trong nhà trường để duy trì sự phát triển bền vững của VHCL trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn của tất cả CBGV, NV, HSSV.

+ Xây dựng các văn bản mang tính pháp lý để các cơ sở giáo dục cao đẳng phải tổ chức thực hiện hoạt động ĐBCL giáo dục. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một bộ phận của hoạt động ĐBCL giáo dục, khi đó,

Hội đồng ĐBCL giáo dục trong các cơ sở giáo dục cũng là một tổ chức đương nhiên phải có như Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng khoa học, …

+ Đổi mới công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng về cơ sở và dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

+ Lãnh đạo nhà trường cần quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường bám sát theo chuẩn đánh giá. Do đó phải tiến hành đổi mới toàn diện quá trình dạy học giáo dục theo chuẩn đánh giá.

+ Thành lập Hội đồng ĐBCL trong nhà trường; xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động ĐBCL giáo dục phải có tâm và đủ tầm để tổ chức, thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả góp phần công việc nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Cần rà soát lại để hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng cho phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

+ Ban hành các văn bản xác định hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục cao đẳng.

+ Xây dựng hệ thống thanh tra giáo dục có hệ thống từ Bộ đến các trường Đại học, cao đẳng và có chính sách phát triển đội ngũ thanh tra viên, kiểm định viên có các chuyên môn nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

+ Tổ chức tập huấn, nghiên cứu học tập một số mô hình quản lý hoạt động ĐBCL theo chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới cho đội ngũ CBQL các trường Đại học, Cao đẳng

+ Tiếp tục rà soát, chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Xây dựng các cơ chế để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng chủ động trong việc thực hiện theo chuẩn chẳng hạn như cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự…

+ Xây dựng và tăng cường công tác tuyên truyền về văn hóa chất lượng của nhà trường tới đội ngũ CBGV, nhân viên và HSSV trong nhà trường.

+ Xây dựng thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực quản lý theo bộ chuẩn đồng thời tổ chức tập huấn về thủ tục, quy trình, ghi chép quá trình thực thi các quy trình để CBGV, nhân viên, HSSV hiểu rõ về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng; Sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và ý nghĩa của chuẩn đối với việc gìn giữ và phát huy VHCL riêng của nhà trường, tự nguyện phấn đấu xây dựng mục tiêu chung.

+ Thành lập Hội đồng ĐBCL cao đẳng và chỉ đạo Hội đồng này hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tạo cơ hội cho mọi đối tượng được học tập trên các phương tiện một cách có hiệu quả nhất.

+ Bổ sung các điều kiện còn cần và đủ, đảm bảo đáp ứng cho hoạt động ĐBCL và cần có chế độ chính sách phù hợp cho CBGV tham gia Hội đồng ĐBCL giáo dục.

+ Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT vào quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý, đồng thời tiếp tục xây dựng kế hoạch hoạt động chặt chẽ giữa các cấp lãnh đạo, các đơn vị, cá nhân trong nhà trường trong quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục nhà trường theo chuẩn.

+ Đổi mới quản lý chất lượng để phù hợp với yêu cầu mới và thực tế nhà trường./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục. Nxb Giáo dục.

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng.

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cao đẳng.

5 Đặng Quốc Bảo (2009), Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí trong giáo dục . Tập bài giảng, Hà Nội.

6 Đặng Quốc Bảo/Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai (Vấn đề và giải pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7 Nguyễn Hữu Châu, Cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục

và đánh giá chất lượng giáo dục.

8 Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng giáo dục đại học,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9 Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng, Hà Nội.

10 Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục,

Hà Nội.

11 Nguyễn Quốc Chí /Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Lý luận đại cương về quản lý. Hà Nội.

12 Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

13 Trần Trọng Hà (2010), Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Yên Hòa. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội.

14 Đặng Xuân Hải (2008), Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Hà Nội. 15 Đặng Xuân Hải (2007), Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản

lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường. Tập bài giảng, Hà Nội.

16 Luật Giáo dục (2005), (của nước CHXHCN Việt Nam). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17 Lê Đức Ngọc (2009), Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Tài liệu tập huấn cán bộ đánh giá ngoài, Hà Nội.

18 Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội (2009), Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.

19 Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội (2009), Lý luận quản lý và quản lý giáo dục.

20 Trƣờng CĐSP Trung ƣơng (2012), Báo cáo tự đánh giá. Hà Nội. 21 Nguyễn Kim Sơn (2011), “Bước đầu xây dựng văn hóa chất lượng ở

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, tại Hội thảo khoa học “Văn hóa chất lượng trong trường đại học” ngày 20 tháng 11 năm 2011. 22 Phạm Trọng Quát (2011), “Đẩy mạnh xây dựng văn hóa chất lượng”,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý các khoa phòng, giảng viên nhân viên trường cao đẳng)

1. Đống chí hãy cho biết ý kiến của mình về những nội dung trong bảng dưới đây. Ý kiến của đồng chí có tác dụng phản ánh đúng thực trạng của nhà trường về nhận thức chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành và hoạt động ĐBCL giáo dục ở trường của đồng chí.

TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN BGH CBGV CMHS

6. Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn đánh chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đồng ý

Không đồng ý Ý kiến khác 7. Để hiểu chuẩn đánh giá

CLGD thì cần tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn.

Đồng ý

Không đồng ý Ý kiến khác 8. Các hình thức đánh giá chất

lượng giáo dục hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD giáo dục các nhà trường. Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 9. Hoạt động đảm bảo chất

lượng theo chuẩn đánh giá CLGD không có gì mới so với các hình thức đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)