Xây dựng kế hoạch khắc phục các điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 28)

Căn cứ vào kết quả đối thực trạng của nhà trường so với chuẩn để đánh giá mức đạt được. Nếu so với chuẩn, nhà trường chưa đạt ở những tiêu chí nào đó thì cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch khắc phục điểm yếu sao cho đơn vị sẽ đạt được mức tối đa so với chuẩn. Kế hoạch khắc phục điểm yếu được cụ thể theo từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Kế hoạch phải được viết ngắn gọn, có tính khả thi cao dựa trên việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị. Thông thường, kế hoạch khắc phục điểm yếu chỉ rõ công việc cần làm là gì, hình thức tổ chức, thời điểm thực hiện, các nguồn lực cần huy động…(kế hoạch như là một cam kết của nhà trường trong việc nâng cao CLGD.

1.5. Các hoạt động quản lý chất lƣợng ở bậc đảm bảo chất lƣợng ở trƣờng Đại học, cao đẳng

1.5.1. Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Cốt lõi của vấn đề này là cần làm rõ ba nội dung chủ yếu: - xác định nội dung của chuẩn;

- Xây dựng kế hoạch đạt chuẩn cho (với đơn vị - cá nhân - vị trí); - Thực hiện kế hoạch.

Mục đích: Làm cho toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên của nhà trường hiểu rõ các tiêu chuẩn đánh giá CLGD. Bên cạnh đó, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn, không chỉ nhằm mục đích được chứng nhận là nhà trường đạt chuẩn mà còn hướng tới nhà trường có chất lượng thực sự và bền vững. Khi nhận thức được như vậy, các tập thể, cá nhân sẽ luôn quan tâm tới việc thực hiện theo chuẩn. Ngay từ đầu chu kỳ kiểm định, nhà trường cần tiến hành tổ chức nghiên cứu chuẩn cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên. Với học sinh sinh viên, chỉ cần nghiên cứu tới các chuẩn liên quan đến người học.

Đối với cán bộ giáo viên mới tuyển dụng hoặc thuyên chuyển cần có biện pháp để được nghiên cứu chuẩn kịp thời.

Nội dung tập huấn: là toàn bộ các tiêu chuẩn đánh giá CLGD cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành.

Trình tự tập huấn:

Tìm nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn. Với mỗi tiêu chí, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng người chủ tọa cần thống nhất một cách hiểu đúng nhất.

Gọi tên các việc cần làm trong thực tế để đạt chuẩn. Người chủ tọa cần lấy ví dụ thực tiễn của từng tiêu chí gắn với từng cá nhân, đoàn thể để mọi người hình dung ra những việc cần phải làm.

Chỉ ra những minh chứng cần phải có để chứng minh nhà trường đã làm đúng theo chuẩn. Trong số các minh chứng, cần nói rõ những minh chứng quan trọng nhất không thể thiếu hoặc những minh chứng có thể thay thế nhau, những minh chứng mang tính hỗ trợ.

- Thực hiện kế hoạch:

Như vậy việc tập huấn nghiên cứu chuẩn không chỉ giành cho các thành viên của Hội đồng TĐG mà phải thực hiện với tất cả các thành viên trong nhà trường. Sau khi nghiên cứu chuẩn, mỗi cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường sẽ hiểu được các yêu cầu của chuẩn và tổ chức thực hiện theo chuẩn. Nếu nhà trường không tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn, rất có thể các cá nhân, tổ chức, đoàn thể sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kinh nghiệm không phù hợp với chuẩn. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà trường khi kiểm định chất lượng giáo dục.

- Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường:

Văn hóa chất lượng là một khái niệm khá mới mẻ được đưa vào GDĐH đầu thế kỷ 20. Theo các giai đoạn phát triển của GDĐH trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau về VHCL, phụ thuộc vào cách tiếp cận để phân tích khái niệm này. Tuy nhiên, tất cả các học giả trên thế giới đều thừa nhận văn

hóa chất lượng là một bộ phận cấu thành của ĐBCL. Sự phát triển của bộ phận này như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động ĐBCL trong trường đại học, cao đẳng và đặc biệt là sự đầu tư quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo trong các trường đại học, cao đẳng.

Trên cơ sở tiếp cận khái niệm VHCL gắn liền với công tác ĐBCL trong nhà trường, chúng ta có thể xem xét khái niệm:

“Văn hóa chất lượng là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lượng đã được định hình của mọi thành viên trong đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất” [22].

VHCL được xác định bởi hai thành tố: Thành tố văn hóa/tâm lý (gồm các giá trị, niềm tin, những kỳ vọng cũng như cam kết chung hướng tới chất lượng) và Thành tố quản lý (gồm các quy trình nâng cao chất lượng và điều phối các nỗ lực cá nhân hướng tới chất lượng).

Hai thành t ố trên không hoàn toàn độc lập mà phải được gắn kết với nhau thông qua quá trình trao đổi, thảo luận, tham gia của tất cả các thành viên ở mọi cấp độ. VHCL là cơ sở của sự quản lý chất lượng bền vững: chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Các yếu tố tạo ra VHCL và sự liên quan qua lại giữa các yếu tố, được Hiệp hội các trường ĐH châu Âu mô hình hóa như sau:

* Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL: VHCL được củng cố và phát triển trên nền tảng sứ mạng và các giá tr ị cốt lõi của trường đại ho ̣c, cao đẳng. Không thể có VHCL trong trường đại ho ̣c , cao đẳng mà không thực hiện hoạt động ÐBCL. ĐBCL chính là phương ti ện để duy trì sự phát triển bền vững của VHCL. Khi VHCL đã phát triển sẽ góp phần duy trì, củng cố hoạt động ÐBCL & KÐCL. Do vậy có thể khẳng định rằng trong mỗi một nhà trường VHCL là mục tiêu. ĐBCL là nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu đó.

Văn hóa chất lƣợng

Quản lý chất lƣợng

Yếu tố kỹ thuật

Thúc đẩy

Cam kết chất lƣợng

Yếu tố văn hóa Công cụ và cơ chế đo

lường, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng

* Cấp độ cá nhân: cam kết của

từng cá nhân để phấn đấu cho chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cấp độ tập thể: thái độ của

mỗi cá nhân tạo nên VH chất lượng.

Từ trên xuống Từ dƣới lên

Đối thoại Tham gia Lòng tin

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố tạo lập Văn hóa chất lƣợng (European University Association, 2006)

Văn hóa chất lƣơ ̣ng Đảm bảo chất lƣơ ̣ng Kiểm đi ̣nh chất lƣơ ̣ng

Sơ đồ 1.2. Mối quan hê ̣ giƣ̃a VHCL với ĐBCL

Để xây dựng VHCL, đòi hỏi mỗi người trên cương vị chuyên môn của mình cần có hiểu biết nhất định về VHCL từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh cách thức hoạt động của bản thân và tổ chức mình đảm nhiệm nhằm đảm bảo mục tiêu về ĐBCL đề ra trong từng giai đoạn cụ thể. Khi có được VHCL, cơ sở đào tạo sẽ đạt được những mục tiêu chất lượng mong muốn trên cơ sở phát huy nội lực của mình.

1.4.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá, xác định minh chứng

Cuối một chu kỳ kiểm định, theo qui định, tất cả các cơ sở giáo dục cao đẳng đều phải tiến hành viết báo cáo Tự đánh giá nộp lên cơ quan quản lý cấp trên (4 năm /một lần đối với trường cao đẳng). Dựa vào báo cáo TĐG các cấp quản lý sẽ tiến hành đánh giá ngoài trước khi công nhận hoặc không công nhận chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục. Do vậy, việc viết báo cáo TĐG là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường.

Viết báo cáo TĐG do Hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện. Hội đồng TĐG được thành lập ngay từ đầu chu kỳ KĐCLGD và do Hiệu trưởng quyết định, có số lượng, thành phần theo qui định.

Việc tập huấn viết báo cáo TĐG chỉ thực hiện với các thành viên trong Hội đồng TĐG. Người tập huấn phải là chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá ngoài hay kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung tập huấn viết báo cáo bao gồm hướng dẫn cách viết nội dung của báo cáo. Báo cáo TĐG trường cao đẳng được chia làm hai phần:

Phần 1: Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục; Phần 2: Tự đánh giá của trường.

Báo cáo TĐG như một công trình nghiên cứu khoa học. Do vậy, tập huấn báo cáo TĐG cần chú trọng không chỉ nội dung của báo cáo mà còn quan tâm tới cả hình thức trình bày như phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, các ký hiệu, bảng biểu, …

Phần 1. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục: Phần này cần đưa ra các thông tin khái quát về trường dưới dạng một báo cáo điều tra thực trạng (gồm chủ yếu các thông tin định lượng) với các nội dung sau:

1.Thông tin chung về nhà trường;

2. Giới thiệu khái quát chung về trường;

3. Các chỉ số về cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường; 4. Các chỉ số về người học;

5. Các chỉ số về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; 6. Các chỉ số về cơ sở vật chất, thư viện, tài chính.

Phần 2. Tự đánh giá của trường: Phần này cần phân tích, đánh giá sâu các mặt hoạt động của trường bằng cách chỉ ra điểm mạnh, tồn tại, nguyên nhân, kế hoạch, giải pháp khắc phục. Nội dung trình bày được theo cấu trúc sau:

1. Đặt vấn đề: Mô tả vắn tắt mục đích, quy trình TĐG, phương pháp và công cụ đánh giá để cung cấp thông tin về bối cảnh của đợt tự đánh giá, nhằm giúp người đọc hiểu rõ nội dung của bản báo cáo. Các thông tin trong phần này mô tả sự tham gia của các thành phần ( khoa, ban, phòng, nhân viên, học sinh - sinh viên…), cách thức tổ chức các thành phần này tham gia đợt tự đánh giá, mục đích TĐG, những lợi ích mà trường thu được.

2. Tổng quan chung:

Đây là một phần tóm tắt để giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về trường trước khi đọc báo cáo chi tiết. Phần tổng quan này nhằm đạt hai mục đích:

- Thứ nhất là để giúp người đọc hiểu được bối cảnh chung của trường như các thông tin về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, các vấn đề về tài chính, các vấn đề có ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn trường. Trường cũng phải đề cập đến những thay đổi so với đợt TĐG trước (nếu có), ảnh hưởng của các thay đổi đó đối với toàn trường.

- Thứ hai là để chỉ ra những phát hiện chính trong quá trình triển khai TĐG. Phần này không cần đề cập lần lượt từng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, nhưng khi trình bày những phát hiện này, phải chỉ ra chúng liên quan đến những tiêu chuẩn nào. Trong phần tổng quan cũng phải đưa thêm các

thông tin khác để giúp người đọc hiểu rõ báo cáo TĐG. Nhà trường cần nêu các chủ đề và các ý kiến quan trọng của báo cáo TĐG chi tiết, giúp người đọc hiểu được các vấn đề quan trọng mà nhà trường đã xác định trong đợt TĐG này, qua đó thấy được trường đã sử dụng TĐG như một công cụ để cải tiến chất lượng (phần tổng quan không quá 10 trang).

3 Tự đánh giá (Theo từng tiêu chuẩn):

Đây là phần chính của bản báo cáo. Phần này mô tả chi tiết kết quả TĐG của nhà trường, lần lượt xem xét 10 tiêu chuẩn đánh giá. Trong mỗi tiêu chuẩn, lần lượt xem xét theo từng tiêu chí.

Với mỗi tiêu chí, lần lượt theo các bước: mô tả hiện trạng, đánh giá và đề ra các giải pháp khắc phục. Phần đánh giá này là hoạt động quan trọng trong toàn bộ quá trình TĐG. Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Mô tả hiện trạng:

Mô tả đầy đủ, chi tiết, trung thực, khách quan hiện trạng hoạt động của trường theo từng tiêu chí. Phần mô tả phải ngắn gọn, súc tích, không quá chi tiết nhưng phải cụ thể, đảm bảo có tính khái quát nhằm giúp người đọc hiểu rõ được các hoạt động của trường.

b) Đánh giá:

Trường đánh giá chất lượng, hiệu quả của các hoạt động theo từng tiêu chí, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc; phân tích, đưa ra các nhận định và giải thích nhằm giúp người đọc hiểu được vì sao trường lại đánh giá và xếp loại như vậy.

c) Kế hoạch hành động:

Trường đưa ra kế hoạch hành động để tiếp tục duy trì mặt mạnh và có các giải pháp khắc phục các mặt yếu. Kế hoạch này phải cụ thể và thực tế, tránh chung chung (có các giải pháp khắc phục, cải tiến, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát).

Kế hoạch hành động của trường phải thể hiện quyết tâm cải tiến chất lượng trong các lĩnh vực còn có những tồn đọng, yếu kém. Qua kế hoạch

tiếp tục quá trình TĐG, liên tục cải tiến chất lượng đào tạo.

d) Tự đánh giá: Trường TĐG đạt hay chưa đạt yêu cầu của tiêu chí.

(Phần mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường theo 10 tiêu chuẩn đánh giá thường dài khoảng 60 - 80 trang).

4. Phụ lục:

Đây là phần cuối cùng của bản báo cáo. Phần này tập hợp toàn bộ các số liệu của bản báo cáo (các bản biểu tổng hợp, thống kê, danh mục mã hóa các minh chứng). Các số liệu này rất quan trọng, giúp trường và người đọc dự đoán được xu hướng phát triển của trường trong vài năm tới.

Thông qua các số liệu này, người đọc hình dung được bức tranh toàn cảnh về nhà trường, các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội, các thay đổi đã xảy ra, dự đoán về tình hình người học, các khoa, ban, phòng, chương trình giảng dạy, tình hình tài chính. Kết hợp các số liệu này với các tiêu chuẩn đánh giá, người đọc sẽ thu nhận được đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ của trường.

Như vậy, báo cáo TĐG là sản phẩm cuối cùng của một chu kì KĐCLGD của một nhà trường. Báo cáo TĐG là một trong những căn cứ cho quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn. Qua báo cáo TĐG nhà trường sẽ tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó có những giải pháp khắc phục điểm yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhà trường.

1.4.3. Tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

Điểm yếu trong nhà trường là những khó khăn, tồn tại mang tính chủ quan hoặc khách quan khiến nhà trường không đạt được so với yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá. Trong báo cáo TĐG ở mỗi tiêu chuẩn thường có những điểm yếu được. Việc chỉ ra những điểm yếu của nhà trường không phải mang tính thủ tục, mà cần phải nêu ra được kế hoạch khắc phục điểm yếu này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của chuẩn. Điều đương nhiên là không phải ai chỉ ra được điểm yếu cũng có thể lập được kế hoạch để khắc

phục điểm yếu. Do vậy, nhà trường cần tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu.

Đối tượng tập huấn thì tùy từng nhà trường, song đối tượng cần thiết nhất là thành viên của Hội đồng ĐBCL giáo dục hoặc người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn. Nếu cần thiết có thể tập huấn cho toàn hội đồng sư phạm nhà trường.

Thời gian tập huấn ngay sau khi hoàn thành báo cáo TĐG, tức là kết thúc một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung tập huấn bao gồm:

Phân tích những điểm yếu của nhà trường để chỉ ra đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan. Từ những nguyên nhân ấy chỉ ra những giải pháp, biện pháp, xác định nguồn lực, thời gian để khắc phục. Kế hoạch khắc phục điểm yếu phải sát với điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi cao. Trong kế hoạch này cần chỉ rõ ai, bộ phận nào chịu trách nhiệm, điều kiện thực hiện và thời gian hoàn thành.

1.4.4. Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

Sau khi có bản kế hoạch khắc phục điểm yếu, cần tiến hành tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu. Việc thảo luận khắc phục điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 28)