Trường CĐSP Trung ương trong mối quan hệ với các cơ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 45)

năng, các tổ chức

Trường CĐSPTW là Công lập trực thuộc Bộ GD &ĐT, do vậy Bộ Bộ GD &ĐT là cơ quan quản lý trực tiếp và toàn diện đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường về chuyên môn, đội ngũ, cơ sở vật chất ... Ngay từ đầu năm, Bộ GD & ĐT đã có công văn triển khai xây dựng kế hoạch năm học, trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cho mình. Định kỳ nhà trường phải báo cáo Vụ kế hoạch tài chính Bộ GD & ĐT số liệu dự toán ngân sách, số liệu về HSSV, đội ngũ CBGV, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất … Cuối kỳ, cuối năm nhà trường phải báo cáo tổng kết năm học, tổng kết các hoạt động giáo dục…

Mặt khác, trường đóng trên địa bàn phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy nên trường cũng có trách nhiệm phối hợp với UBND phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy trong các hoạt động của địa phương như các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương. Đảng bộ nhà trường nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ khối các các trường đại học và Cao đẳng. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chịu sự chỉ đạo của Thành Đoàn Hà Nội….

Có thể nói, chất lượng giáo dục của nhà trường không chỉ do chính nhà trường quyết định mà còn chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tổng hòa với các cơ quan chức năng ấy.

2.2. Thực trạng về hoạt động đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn của trƣờng CĐSP Trung ƣơng

2.2.1. Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về chuẩn chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục cao đẳng và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục cao đẳng

Hoạt động ĐBCL giáo dục thì cơ sở nào cũng phải thực hiện ngay từ khi ra đời. Tuy nhiên, hoạt động ĐBCL theo chuẩn đánh giá CLGD là một yêu cầu mới đối với các trường cao đẳng trong đó có trường CĐSPTW.

Hiện nay, CĐSPTW cũng như nhiều trường cao đẳng trên địa bàn trong cả nước đã có bộ phận ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá (thành lập từ tháng 8/2010 với 02 cán bộ, giảng viên (01 là cán bộ của phòng quản lý đào tạo, 01 là giảng viên của khoa Giáo dục đặc biệt, cả hai nhận nhiệm vụ kiểm định chất lượng Giáo dục theo định mức 50/50). Để thực hiện theo Luật Giáo dục về công tác KĐCLGD, Bộ GD & ĐT triển khai công tác KĐCLGD cao đẳng tới các trường cao đẳng trong cả nước. Bộ GD & ĐT đã tiến hành hướng dẫn các trường thành lập Hội đồng TĐG và KĐCLGD. Tuy nhiên, các trường mới chỉ có Hội đồng TĐG chất lượng giáo dục cao đẳng. Thực tế cho thấy, công tác KĐCLGD hiện nay của cả nước nói chung và của các trường đại học, cao đẳng nói riêng còn nhiều điều phải bàn. Các trường khi viết báo cáo TĐG còn rất lúng túng, đặc biệt nhận thức về công tác KĐCLGD chưa đầy đủ, việc triển khai tại các nhà trường chưa thực hiện đúng các thủ tục, qui trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn nhằm thực hiện mục tiêu hiện thực hóa các nội dung ĐBCL do đó kết quả đánh giá còn chiếu lệ, chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục nhà trường.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên nhà trƣờng về chuẩn chất lƣợng giáo dục và hoạt động

đảm bảo chất lƣợng giáo dục

TT NỘI DUNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN BGH CBGV HSSV 1. Mục đích Bộ GD&ĐT ban

hành chuẩn đánh chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đồng ý 100% 75% 53%

Không đồng ý 0% 0% 0% Ý kiến khác 0% 25% 47%

2. Để hiểu chuẩn đánh giá CLGD thì cần tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn. Đồng ý 100% 60% 50% Không đồng ý 0% 29% 30% Ý kiến khác 0% 11% 20% 3. Các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD giáo dục các nhà trường. Đồng ý 0 % 40% 80% Không đồng ý 100% 50% 10% Ý kiến khác 0% 10% 10% 4. Hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá CLGD không có gì mới so với các hình thức đánh giá truyền thống Đồng ý 0% 20% 90% Không đồng ý 100% 80% 8% Ý kiến khác 0% 0% 2% 5. Hoạt động đảm bảo CLGD theo chuẩn và tự đánh giá CLGD về bản chất không khác nhau.

Đồng ý 0% 66% 7%

Không đồng ý 100% 28% 15%

Ý kiến khác 0% 6% 80%

(Nguồn: Số liệu trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương)

Cán bộ quản lý nhà trường đều nhận thức đúng về mục đích ban hành chuẩn đánh giá giáo dục và hoạt động ĐBCL giáo dục. Một tỷ lệ lớn CBGV hiểu đúng mục đích ban hành chuẩn, nhưng còn một bộ phận CBGV lại không đồng ý với mục đích ban hành chuẩn. Họ cho rằng đây là việc làm thử nghiệm, học tập nước ngoài. Với HSSV thì kết quả lại chia làm hai quan điểm khác nhau về mục đích ban hành chuẩn, hơn một nửa đồng ý, còn gần một nửa kia đưa ra những ý khiến rất khác nhau không rõ ràng.

Công tác tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn cho cán bộ quản lý, CBGV, HSSV chưa đầy đủ, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng nên các đối tượng có nhận thức rất khác nhau. Một tỷ lệ khá lớn CBGV, HSSV cho rằng không cần phải tuyên truyền, một số cho rằng đó là việc làm của lãnh đạo nhà trường, CBGV, HSSV không cần phải học tập.

Hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay đã ăn sâu vào HSSV vì thế họ đồng ý với các hình thức đánh giá hiện nay là chính xác. Tuy nhiên, cán bộ quản lý đều hiểu rõ các hình thức đánh giá truyền thống chưa phản ánh chính xác chất lượng giáo dục. Đây là một tín hiệu thuận lợi cho việc triển khai hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn.

Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về thực hiện tự đánh giá và cập nhật về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đã được cán bộ quản lý nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc. Theo kết quả số liệu, có những quan điểm hoàn toàn khác nhau về các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay (mà các trường đang thực hiện) trong CBGV, HSSV. Tương tự như vậy, việc phân biệt giữa hoạt động ĐBCL và TĐG của CBGV, HSSV có sự khác biệt, cá biệt có những trường hợp GV còn chưa rõ.

Điều này chứng tỏ, công tác tập huấn về thủ tục, quy trình đối với các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn, việc ghi chép quá trình thực thi các quy trình và hoạt động ĐBCL giáo dục tới đội ngũ CBGV, NV, HSSV giúp họ nắm vững các thủ tục, quy trình triển khai thực hiện hoạt động ĐBCL hiệu quả

chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động của các đơn vị; công khai về các tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, từng đầu việc của các đơn vị tới đội ngũ chưa đầy đủ để thực hiện mục tiêu hiện thực hóa các nội dung ĐBCL.

Tỷ lệ nhận thức về sự cần thiết triển khai hoạt động ĐBCLgiáo dục của cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên lại không chênh lệch quá lớn trong khi đó có sự khác biệt rõ ràng đối với HSSV. Điều này thể hiện hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng thực sự mới mẻ và chưa dễ dàng được các lực lượng trong nhà trường hiểu đúng và ủng hộ.

Từ kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường và tuyên truyền giáo dục nhận thức đúng về hoạt động ĐBCL theo chuẩn, đánh giá ý nghĩa, mục đích của việc ban hành chuẩn đánh giá là rất cần thiết.

2.2.2. Nghiên cứu, xác định nội dung các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trường CĐSP Trung ương của trường CĐSP Trung ương

Mục đích của nghiên cứu chuẩn của nhà trường là tập trung xác định đúng nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Công tác nghiên cứu chuẩn của nhà trường được phân công cho Hội đồng TĐG. Việc nghiên cứu chuẩn được thực hiện theo từng tiêu chuẩn bằng cách đọc kỹ và xác định rõ, đầy đủ nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí để từ đó hiểu đầy đủ về tiêu chuẩn.

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý ( tiêu chí 1,3,4,6)

1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Nội hàm của tiêu chí 1: Nhà trường phải có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại các điều 9, điều 32 của Điều lệ trường cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Hội đồng khoa học và đào tạo của trường có đủ thành phần và thực hiện được chức năng theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

Nội hàm của tiêu chí 3: Hội đồng Khoa học và Đào tạo phải là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên. Các thành viên Hội đồng khoa học và Đào tạo của trường được quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng. Thành phần của Hội đồng, thời gian họp Hội đồng được quy định tại điều 43 của Điều lệ trường cao đẳng.

4. Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa được tổ chức phù hợp với yêu cầu của trường, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định.

Nội hàm của tiêu chí 4: Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa cần được tổ chức phù hợp với yêu cầu của trường, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định tại các điều 45,46,47 - Điều lệ trường cao đẳng.

6. Có tổ chức đảm bảo CLGD đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

Nội hàm của tiêu chí 6: Nhà trường phải có Trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách với đội ngũ có năng lực phù hợp với công việc để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường được quy định tại điều 22 của Điều lệ trường cao đẳng.

2.2.3. Đối chiếu thực trạng của nhà trường so với chuẩn

Theo từng tiêu chuẩn, theo nội hàm của chúng và dựa vào các minh chứng hiện có, Hội đồng TĐG xác định được mức độ đạt được của nhà trường so với chuẩn. Khi xác định mức độ đạt được của nhà trường, cần phải chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế của cá nhân, tập thể cũng như những minh chứng cho kết luận đó.

2.2.4. Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu

tích điểm mạnh điểm yếu của nhà trường để từ đó huy động các nguồn lực và thời gian để khắc phục điểm yếu.

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn của trƣờng CĐSP Trung ƣơng

2.3.1. Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Sau khi nhà trường thành lập Hội đồng TĐG theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT. Hội đồng TĐG đã xây dựng kế hoạch tập huấn nghiên cứu chuẩn (chỉ tập huấn cho các thành viên trong Hội đồng TĐG của nhà trường).

Thời gian tập huấn là một buổi sáng. Toàn bộ các thành viên của Hội đồng TĐG có mặt. Chủ tịch Hội đồng TĐG nêu mục đích, yêu cầu của buổi tập huấn, giới thiệu đồng chí đã được Bộ GD & ĐT tập huấn về công tác KĐCLGD hướng dẫn mọi người nghiên cứu chuẩn. Hội đồng thống nhất các bước nghiên cứu chuẩn được chia thành các bước:

- Đọc kỹ từng chỉ số để xác định nội hàm.

- Xác định các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến nội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

- So sánh thực trạng của nhà trường với các yêu cầu chuẩn.

- Xác định các minh chứng cần phải có cho từng chỉ số, từng tiêu chí. - Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí

(các câu hỏi cần được trả lời)

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Các bước nghiên cứu:

Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Bước 2: Xác định rõ và đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:

- Điều lệ trường cao đẳng (điều 32);

- Văn bản quy định cơ cấu tổ chức của trường công lập; - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Bước 3: So sánh các yêu cầu của chỉ số với các yêu cầu của văn bản có nội dung liên quan để xác định nhà trường đã thực hiện như thế nào?

So sánh cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định tại điều 32 của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Bước 4: Xác định các thông tin, minh chứng có thể sử dụng cho từng chỉ số của tiêu chí.

- Điều lệ trường cao đẳng (Điều 32).

- Văn bản quy định cơ cấu tổ chức của trường (sơ đồ kèm theo) - Website của trường ghi rõ cơ cấu tổ chức của trường

- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường

- Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Văn bản phân công phụ trách, điều hành của lãnh đạo nhà trường - Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số.

Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí (các câu hỏi cần được trả lời)

Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng có được thực hiện theo quy định tại điều 32 của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hay không? Nếu cơ cấu tổ chức chưa

Khi các tiêu chí, tiêu chuẩn được nghiên cứu theo đúng trình tự đó thì không chỉ giúp cho Hội đồng TĐG hiểu đúng về chuẩn mà còn chỉ ra được mức độ nhà trường đã đạt được đến đâu và biết nhà trường cần phải làm gì để phấn đấu đạt được yêu cầu của chuẩn.

2.3.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá

Trong các hội nghị tập huấn Chủ tịch Hội đồng TĐG đã phân công cho các nhóm vừa nghiên cứu vừa xác định các minh chứng và viết báo cáo TĐG. Trước hết, mỗi nhóm tập trung viết hoàn chỉnh báo cáo TĐG theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT để làm thí điểm.

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường (Tiêu chí 2.1; 2.2; 2.3; 2.6 )

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ Trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường.

1. Mô tả

Xây dựng cơ cấu tổ chức của nhà trường là một công việc quan trọng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)