Tổ chức lập kế hoạch khắc phục điểm yếu hay kế hoạch cải tiến chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 59)

- Trong kế hoạch khắc phục điểm yếu, các nhóm thành viên của Hội đồng lập kế hoạch khắc phục điểm yếu cho từng tiêu chuẩn đánh giá. Để có kế hoạch mang tính khả thi các nhóm lập kế hoạch đã nêu ra những xu hướng phát triển giáo dục của thế giới, của trong nước, chỉ ra những mặt mạnh, cơ hội và những hạn chế của nhà trường, trên cơ sở đó để xác định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó.

- Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm. Mặc dù những điểm yếu của nhà trường so với chuẩn đã có kế hoạch khắc phục. Tuy nhiên, kế hoạch của từng tiêu chí mới chỉ do một nhóm xây dựng, để hoàn thiện chúng thì cần được thảo luận trong toàn thể Hội đồng TĐG, sau đó thảo luận trước toàn trường để tất cả mọi người trong nhà trường đóng góp ý kiến tìm ra giải pháp tối ưu trong việc khắc phục những điểu yếu của nhà trường so với chuẩn.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những điểm mạnh

Trường CĐSPTW luôn quan tâm tới công tác ĐBCL giáo dục toàn diện của nhà trường, dựa trên các nhiệm vụ năm học, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng năm học phù hợp với đặc điểm nhà trường, quan tâm tới chất lượng thực, không chạy theo thành tích. Năm 2010, trường cử 03 đồng chí tham gia lớp tập huấn về công tác đánh giá ngoài, nên các bước nghiên cứu chuẩn, tập huấn, viết báo cáo tự đánh giá có những thuận lợi nhất định.

2.4.2. Những điểm yếu

Tuy nhiên, cũng như các trường cao đẳng trong cả nước, trường đã có bộ phận ĐBCL giáo dục nhưng chưa tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp. Do vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường chủ yếu dựa vào hai chỉ số chính đó là tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm; điểm tuyển sinh đầu vào hệ cao đẳng và TCCN. Việc ĐBCL giáo dục của nhà trường chỉ thể hiện ở việc nhà trường nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu phấn đấu đầu năm đề ra sao cho năm sau cao hơn năm trước. Khái niệm VHCL và ĐBCL giáo dục theo chuẩn còn rất mới mẻ đối với CBQL, CBGV, NV, HSSV. Công tác TĐG theo yêu cầu KĐCLGD hiện nay chưa thực sự có chiều sâu, còn có tính chất đối phó, mang tính tập làm quen. Nhiều trường cao đẳng còn rất lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

2.4.3. Nguyên nhân

ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn đánh giá là yêu cầu mới đối với các trường cao đẳng. Khi Bộ GD & ĐT triển khai công tác KĐCLGD trường cao đẳng đã và đang gặp nhiều khó khăn do tất cả các trường cao đẳng của cả nước chưa quen với công tác KĐCLGD. Do đó hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn lại càng hạn chế.

Trên thực tế, có những chỉ số, tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục nằm ngoài khả năng quyết định của các trường, chẳng hạn cơ sở vật chất các trường Cao đẳng công lập không thể tự đầu tư để xây dựng, sửa chữa, tăng diện tích theo chuẩn, nên lãnh đạo các nhà trường còn nghi ngờ tính khả thi của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng cũng như công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Vì thế hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn chưa được quan tâm ngay từ cấp quản lý của nhà trường.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng tại trường CĐSP Trung ương xin được rút ra một số nhận xét:

- Nhà trường đã có bộ phận đảm trách về kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn, song cả hai đều kiêm nhiệm, mới mẻ, kinh nghiệm và thời gian dành cho hoạt động kiểm định còn quá ít, việc tham mưu với các cấp lãnh đạo cũng như công tác xây dựng kế hoạch chưa rõ nên hiệu quả còn mờ nhạt. Mặc dù chất lượng giáo dục của nhà trường hiện nay đang được đánh giá và có uy tín cao của khối cao đẳng nhưng so với chuẩn thì nhiều chỉ số, tiêu chí chưa đạt.

- Công tác xây kế hoạch tự đánh giá, khắc phục điểm yếu chưa rõ ràng, cụ thể, hiệu quả còn thấp.

- Nhận thức của một bộ phận không nhỏ CBGV, NV và HSSV nhà trường chưa đầy đủ về VHCL, hoạt động ĐBCL và mối quan hệ tương hỗ của VHCL tới hoạt động ĐBCL giáo dục cao đẳng theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa nắm vững thủ tục, quy trình cho các lĩnh vực cần quản lý theo bộ chuẩn để thực hiện mục tiêu hiện thực hóa các nội dung đảm bảo chất lượng.

- Công tác tập huấn các quy trình, ghi chép các quá trình thực thi các quy trình tới đội ngũ CBGV, NV, HSSV giúp họ nắm vững các thủ tục, quy trình triển khai thực hiện hoạt động ĐBCL hiệu quả chưa cao, do đó quá trình tập hợp các chỉ tiêu, biểu mẫu, bảng phân loại, đơn vị đo lường còn thiếu các thông tin, minh chứng. Việc công khai về các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động của các đơn vị; công khai về các tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, từng đầu việc của các đơn vị tới đội ngũ chưa đầy đủ.

- Nhà trường đã có cơ sở pháp lý khi ra quyết định của quản lý, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý để làm cơ sở cho các quyết định quản lý nhằm giúp đội ngũ CBQL các cấp hiểu rõ hơn nội dung về hệ thống

thông tin của các cá nhân (tổ chức), từ đó có cơ sở để bổ sung, điều chỉnh, đào tạo, bồi dưỡng cũng như tư vấn, thúc đẩy, hỗ trợ ra quyết định phù hợp với cá nhân (tổ chức) nhằm thỏa mãn cái chung và cái riêng của cá nhân (tổ chức) hiệu quả còn chưa cao.

- Ứng dụng CNTT vào quản lý, đảm bảo cho mọi thông tin đến được với tất cả các đối tượng một cách nhanh chóng, khoa học, tiện lợi của mỗi nhà quản lý để học tập, trao đổi thông tin nhiều chiều, từ đó kịp thời điều chỉnh các biện pháp trong quản lý một cách có hiệu quả đối với nhà trường chưa trở thành nhu cầu cần thiết.

Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường lên hơn nữa và tạo sự ổn định, xây dựng một trường cao đẳng SPTW có thương hiệu riêng, bền vững thì rất cần các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC 3.1. Các nguyên tắc đề xuất

3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường cao đẳng thực ra đã có từ ngay khi các trường được thành lập. Bởi vì, bất kỳ một cơ sở giáo dục nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới chất lượng giáo dục và có biện pháp duy trì, phát triển chất lượng mà họ đã tạo dựng được. Song, hoạt động đảm bảo chất lượng của các trường hiện nay, hầu hết chỉ quan tâm tới một số chỉ tiêu cơ bản mang tính chỉ tiêu, kế hoạch cảm tính, hoặc chỉ dựa vào các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý. Đồng thời, tại mỗi địa phương lại có những đặc điểm, yêu cầu riêng, dẫn đến chất lượng giáo dục giữa các vùng miền không thể so sánh với nhau được.

Hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn đánh giá là một khái niệm hoàn toàn mới đối với các trường cao đẳng. Mới vì các hoạt động giáo dục phải dựa vào chuẩn đánh giá. Chuẩn đánh giá CLGD cao đẳng có tính bao trùm hầu hết các mặt của một cơ sở giáo dục. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn phải thể hiện tính kế thừa của hoạt động ĐBCL giáo dục truyền thống và bám sát với công tác KĐCLGD đang được triển khai tại các trường cao đẳng trong cả nước. Một trong những yêu cầu của đề xuất là không làm xáo trộn nhiều đến các hoạt động bình thường của nhà trường nhưng vẫn bám sát chuẩn. Nhân lực của bộ phận ĐBCL giáo dục theo chuẩn phải có cơ cấu thành phần hợp lý và đủ năng lực để triển khai thực hiện công tác ĐBCL theo chuẩn và kế thừa bộ máy trong Hội đồng TĐG mà các trường đã triển khai.

Về thủ tục, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục cao đẳng.

Thành phần, cơ cấu:

Có ít nhất 07 thành viên, thành phần của Hội đồng ĐBCL giáo dục gồm: + Chủ tịch Hội đồng ĐBCL giáo dục là Hiệu trưởng;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng ĐBCL giáo dục là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thư ký Hội đồng ĐBCL giáo dục là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của cơ sở giáo dục cao đẳng;

+ Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập hoặc Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số các phòng, ban;

Như vậy, trong Hội đồng ĐBCL có đầy đủ các thành phần đại diện cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trong đó kiêm cả chức năng của Hội đồng TĐG. Về mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự sẽ không bị phát sinh trong bối cảnh các trường Cao đẳng phải tiến hành công tác TĐG để thực hiện KĐCLGD theo tinh thần của Luật Giáo dục.

Về thời điểm, Hội đồng ĐBCL được lập ra ngay từ đầu một chu kỳ KĐCLGD và công tác TĐG trở thành một phần của hoạt động ĐBCL giáo dục theo chuẩn.

Về tên gọi, hiện nay các trường đều đã có Hội đồng Tự đánh giá, nay được đổi thành Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục và không còn tên Hội đồng Tự đánh giá nữa. Tuy nhiên, trong quyết định thành lập, tùy theo đặc điểm của từng trường mà qui định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục sao cho phù hợp và hiệu quả. So với cơ cấu tổ chức hiện nay của các tổ chức đoàn thể trong các trường cao đẳng thì việc thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục như trình bày ở trên là hoàn toàn khả thi và phù hợp với những yêu cầu nâng cao CLGD và thực hiện được yêu cầu KĐCLGD hiện nay.

Trong quá trình triển khai hoạt động ĐBCL giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là:

Về mục đích, yêu cầu phải xuất phát từ những yêu cầu của chuẩn chất lượng giáo dục cao đẳng do Bộ GD&ĐT yêu cầu và theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Về cơ cấu tổ chức, phải đảm bảo có đầy đủ đại diện các thành phần trong nhà trường để công tác triển khai được thống nhất ở tất cả các bộ phận.

Về công tác chỉ đạo, phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố, cấu trúc khác nhau của công tác này, từ công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ, chuyên viên, cán bộ quản lý vào từng việc cụ thể, phù hợp với năng lực yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp thực hiện. Khi tiến hành hoạt động ĐBCL giáo dục phải công khai từng bước, cụ thể từng chỉ tiêu, trách nhiệm của từng các nhân, tập thể và cơ chế phối hợp để đáp ứng yêu cầu của chuẩn.

3.1.3. Nguyên tắc tính khả thi

Để các trường Cao đẳng áp dụng được mô hình tổ chức Hội đồng ĐBCL giáo dục thì đề xuất phải đảm bảo tính khả thi. Nghĩa là, các trường cao đẳng hoàn toàn có thể thực hiện được một cách thuận lợi mô hình này. Thực tế cho thấy, hiện nay tất cả các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như trên cả nước đều có Hội đồng TĐG theo Quyết định số 66/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007. Hội đồng này có chức năng nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường so với chuẩn, sản phẩm cuối cùng của Hội đồng TĐG là báo cáo TĐG. Nay toàn bộ các thành viên của Hội đồng TĐG trở thành nhân lực của Hội đồng ĐBCL giáo dục. Khi đó công tác TĐG là một phần của công tác ĐBCL giáo dục. Vì vậy, việc thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục là hoàn toàn khả thi cho tất cả các trường cao đẳng. Sự ra đời của Hội đồng ĐBCL giáo dục cao đẳng không phát sinh thêm bộ máy, nhân lực. Hoạt động ĐBCL giáo dục lấy các tiêu chuẩn đánh giá là mục tiêu, do đó không phát sinh, hình thành nhiều vấn đề mới trong nhận thức của các thành viên trong hội đồng.

3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả

Mộ trong những yêu cầu cao nhất đối với Hội đồng ĐBCL là tính hiệu quả. Để ĐBCL giáo dục của cơ sở giáo dục đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn đòi hỏi phải có sự huy động các nguồn lực, do đó cần đến chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia. Mặt khác, hoạt động ĐBCL giáo dục được triển khai ở tất cả các lĩnh vực của cơ sở giáo dục và liên quan tới tất cả các đối tượng trong nhà trường và triển khai trong thời gian dài, do đó khi đề xuất cần tính tới chi phí hợp lý nếu không sẽ rất tốn kém, lãng phí.

Nguyên tắc hiệu quả của hoạt động ĐBCL giáo dục thể hiện ở những khía cạnh:

Những hoạt động ĐBCL giáo dục phải được triển khai kịp thời, phù hợp, thuận tiện cho những thành viên và tổ chức tham gia vào công tác này.

Những mục tiêu, những chi phí cần thiết cho hoạt động phải được kiểm soát và nằm trong khả năng của nhà trường.

Các biện pháp trong hoạt động ĐBCL giáo dục phải thiết thực cho việc đổi mới và nâng cao CLGD trong giai đoạn hiện nay, có tác dụng làm thay đổi căn bản một tư duy làm việc, một tư duy quản lý, một tư duy về CLGD.

3.2. Các biện pháp đƣợc đề xuất

3.2.1.Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường

3.2.1.1.Mục đích

Để đảm bảo toàn bộ CBGV,NV, HSSV có những suy nghĩ, quan điểm, định hướng đúng đắn đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Đồng thời, giúp cho họ hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa chất lượng (là mục tiêu) và đảm bảo chất lượng (là nền tảng) để duy trì sự phát triển bền vững của văn hóa chất lượng trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn.

Để có VHCL trong nhà trường đòi hỏi mỗi lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác

thường xuyên liên tục theo từng bước giúp cho mỗi người và mỗi tổ chức hình thành được tư tưởng, suy nghĩ về việc cải tiến liên tục nhằm đạt được chất lượng tốt hơn. Đánh giá và cải tiến, cải tiến rồi đánh giá lại cải tiến tạo thành một vòng tròn chất lượng. Từ việc hoạch định mục đích, mục tiêu và các bước thực hiện công việc từ nhỏ đến lớn, thực hiện theo những gì đã hoạch định đó, kiểm tra-đánh giá trong và sau quá trình thực hiện, hành động

để thay đổi, rút kinh nghiệm đối với quá trình thực hiện. Cứ như vậy, vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại đối với tất cả các hoạt động của nhà trường. Đó chính là con đường đi của việc xây dựng VHCL trong trường đại học, cao đẳng.

3.2.1.2.Nội dung tuyên truyền, giáo dục về tác dụng của văn hóa chất lượng

- Đối với cán bộ giảng viên, nhân viên trong nhà trường: Được giới thiệu đầy đủ khái niệm VHCL và VHCL của nhà trường; Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cao đẳng do Bộ GD & ĐT ban hành; Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL theo chuẩn, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển hai vấn đề trên trong nhà trường; Các điều 49, 50,51,52,53 của Chương VII - Luật Giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 59)