Nguyên tắc tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 66)

Mộ trong những yêu cầu cao nhất đối với Hội đồng ĐBCL là tính hiệu quả. Để ĐBCL giáo dục của cơ sở giáo dục đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn đòi hỏi phải có sự huy động các nguồn lực, do đó cần đến chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia. Mặt khác, hoạt động ĐBCL giáo dục được triển khai ở tất cả các lĩnh vực của cơ sở giáo dục và liên quan tới tất cả các đối tượng trong nhà trường và triển khai trong thời gian dài, do đó khi đề xuất cần tính tới chi phí hợp lý nếu không sẽ rất tốn kém, lãng phí.

Nguyên tắc hiệu quả của hoạt động ĐBCL giáo dục thể hiện ở những khía cạnh:

Những hoạt động ĐBCL giáo dục phải được triển khai kịp thời, phù hợp, thuận tiện cho những thành viên và tổ chức tham gia vào công tác này.

Những mục tiêu, những chi phí cần thiết cho hoạt động phải được kiểm soát và nằm trong khả năng của nhà trường.

Các biện pháp trong hoạt động ĐBCL giáo dục phải thiết thực cho việc đổi mới và nâng cao CLGD trong giai đoạn hiện nay, có tác dụng làm thay đổi căn bản một tư duy làm việc, một tư duy quản lý, một tư duy về CLGD.

3.2. Các biện pháp đƣợc đề xuất

3.2.1.Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường

3.2.1.1.Mục đích

Để đảm bảo toàn bộ CBGV,NV, HSSV có những suy nghĩ, quan điểm, định hướng đúng đắn đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Đồng thời, giúp cho họ hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa chất lượng (là mục tiêu) và đảm bảo chất lượng (là nền tảng) để duy trì sự phát triển bền vững của văn hóa chất lượng trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn.

Để có VHCL trong nhà trường đòi hỏi mỗi lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác

thường xuyên liên tục theo từng bước giúp cho mỗi người và mỗi tổ chức hình thành được tư tưởng, suy nghĩ về việc cải tiến liên tục nhằm đạt được chất lượng tốt hơn. Đánh giá và cải tiến, cải tiến rồi đánh giá lại cải tiến tạo thành một vòng tròn chất lượng. Từ việc hoạch định mục đích, mục tiêu và các bước thực hiện công việc từ nhỏ đến lớn, thực hiện theo những gì đã hoạch định đó, kiểm tra-đánh giá trong và sau quá trình thực hiện, hành động

để thay đổi, rút kinh nghiệm đối với quá trình thực hiện. Cứ như vậy, vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại đối với tất cả các hoạt động của nhà trường. Đó chính là con đường đi của việc xây dựng VHCL trong trường đại học, cao đẳng.

3.2.1.2.Nội dung tuyên truyền, giáo dục về tác dụng của văn hóa chất lượng

- Đối với cán bộ giảng viên, nhân viên trong nhà trường: Được giới thiệu đầy đủ khái niệm VHCL và VHCL của nhà trường; Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cao đẳng do Bộ GD & ĐT ban hành; Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL theo chuẩn, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển hai vấn đề trên trong nhà trường; Các điều 49, 50,51,52,53 của Chương VII - Luật Giáo dục (ĐBCL và KĐCLGD); Các văn bản chỉ đạo về công tác KĐCLGD trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với HSSV: Giới thiệu khái quát VHCL của nhà trường, về bộ tiêu chuẩn và tập trung những nội dung liên quan đến HSSV như Tiêu chuẩn 6 - Nhiệm vụ và quyền hạn của người học tại Điều 60 của chương IX - Luật Giáo dục (Người học); các văn bản liên quan đến công tác KĐCLGD trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.3. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch và lên lịch cụ thể cho các buổi học ngay từ đầu năm học hoặc năm đầu tiên của chu kì kiểm định chất lượng.

* Đối với CBGV, nhân viên trong nhà trường. Tổ chức một ngày đầu năm học (sau buổi đại hội công chức) và tổ chức học tập, hưởng ứng thực hiện nội dung về tuần công dân đầu khóa cho khóa học mới tựu trường.

Báo cáo viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc trưởng phòng quản lý đào tạo đã nắm chắc về VHCL của nhà trường, được tập huấn về công tác

KĐCLGD. Trong buổi học tập này, báo cáo viên không chỉ giới thiệu khái niệm về VHCL mà VHCL đó phải được cụ thể hóa, phát triển trên nền tảng sứ mạng, mục tiêu và các giá trị cốt lõi của nhà trường. Mặt khác cần trình bày rõ nội dung các tiêu chuẩn, biết giải thích những nội hàm của các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn mà CBGV, NV chưa rõ hoặc hiểu chưa thống nhất. Báo cáo viên biết chỉ ra những điểm mới của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn so với thực tế, giải đáp các thắc mắc (nếu có) và mối quan hệ của VHCL với ĐBCL để phát triển bền vững văn hóa chất lượng.

Buổi học tập cần được chia thành bốn phần: Phần 1:

- Văn hóa chất lượng, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị cốt lõi của nó; - Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng;

- Mối quan hệ của văn hóa chất lượng và đảm bảo chất lượng. - Sự tác động tương hỗ của ĐBCL tới VHCL và ngược lại. Phần 2 : Thảo luận để hiểu rõ các nội dung trên

Phần 3: Nêu các văn bản qui phạm pháp luật về công tác KĐCLGD trường cao đẳng, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD &ĐT.

Phần 4: Lãnh đạo nhà trường thể hiện quan điểm chỉ đạo và kế hoạch thực hiện theo mục tiêu của nhà trường đã đề ra để thực hiện có kết quả theo chuẩn.

3.2.2.Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng

3.2.2.1. Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn * Thủ tục thành lập

Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập Hội đồng ĐBCL giáo dục nhà trường. Thành phần của Hội đồng ĐBCL giáo dục có các thành phần.

+ Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng

+ Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng

+ Thư ký Hội đồng là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số phòng ban.

Chủ tịch Hội đồng ĐBCL chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng ĐBCL.

Nhiệm vụ của Hội đồng đảm bảo chất lượng:

Phổ biến qui trình ĐBCL giáo dục trong nhà trường, yêu cầu các bộ phận, cá nhân phối hợp thực hiện, xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuẩn; kế hoạch tự đánh giá; thu thập minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu so sánh kết quả TĐG so với chuẩn CLGD do Bộ GD & ĐT ban hành; đánh giá mức độ nhà trường đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo TĐG; xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu; các biện pháp tổ chức chỉ đạo việc thực hiện ĐBCL giáo dục theo chuẩn; tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về CLGD gồm các thông tin chung, kết quả về điều tra thực trạng và các hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao CLGD của nhà trường.

Yêu cầu lãnh đạo nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, khắc phục điểm yếu đã đề ra trong báo cáo TĐG.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và khắc phục điểm yếu so với chuẩn theo từng kỳ học, năm học và theo chu kỳ kiểm định.

Đón tiếp đoàn đánh giá ngoài.

Trong trường hợp cần thiết được đề nghị lãnh đạo nhà trường thuê chuyên gia trong việc triển khai hoạt động ĐBCL giáo dục.

Hội đồng ĐBCL làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất, mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục nhất trí.

* Phân công công việc cho từng thành viên

Như phần trên đã trình bày, việc hiểu rõ các yêu cầu của chuẩn là một yêu cầu đối với các thành viên trong Hội đồng ĐBCL giáo dục. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả hoạt động ĐBCL thì cần phải phân công công việc cho các thành viên theo từng cá nhân hoặc từng nhóm tùy theo năng lực của các thành

viên. Do đó, sau khi nghiên cứu chuẩn Chủ tịch Hội đồng cần phân công công việc cho các cá nhân, nhóm theo các tiêu chuẩn đánh giá. Mỗi các nhân hoặc nhóm cần phải làm là nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn liên quan đến mình phụ trách, thu thập minh chứng theo từng tiêu chuẩn; đánh giá thực trạng của nhà trường so với chuẩn để xác định mức độ nhà trường đã đạt ở mức nào, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu, lên kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện, xác định thời gian, hình thức kiểm tra, đánh giá đói với hoạt động mình phụ trách.

Hội đồng ĐBCL giáo dục trong nhà trường là tổ chức có chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện chức năng ĐBCL giáo dục theo chuẩn nhằm từng bước khắc phục điểm yếu nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.2.2.Tổ chức nghiên cứu bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường Cao đẳng

Việc hiểu rõ chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với các thành viên của Hội đồng ĐBCL giáo dục. Sau khi thành lập Hội đồng ĐBCL, cần tiển khai ngay công chức nghiên cứu chuẩn CLGD. Trước tiên, tổ chức nghiên cứu chuẩn cho Hội đồng ĐBCL giáo dục nhà trường trước, bởi vì các thành viên của Hội đồng ĐBCL phải nắm rõ chuẩn hơn ai hết và là hạt nhân để giúp CBGV, NV, HSSV hiểu rõ nội hàm, ý nghĩa của chuẩn. Sau đó, nhà trường tổ chức nghiên cứu chuẩn cho toàn bộ Hội đồng giáo dục nhà trường cùng nghiên cứu chuẩn trong một hoặc nhiều phiên họp toàn thể, hoặc theo từng nhóm nhỏ rồi từng nhóm nghiên cứu một vài tiêu chuẩn. Trong quá trình nghiên cứu chuẩn cần bám sát hướng dẫn của Bộ GD & ĐT và tiến hành theo các bước:

Ví dụ:

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Tiêu chí 1: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng

Bước 2: Xác định rõ và đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:

- Điều lệ trường cao đẳng;

Bước 3: So sánh các yêu cầu của chỉ số thực trạng để xác định nhà trường đã thực hiện như thế nào?

So sánh Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng với thực tế nhà trường.

Bước 4: Xác định các nguồn thông tin, minh chứng, yêu cầu có thể sử dụng cho từng chỉ số của tiêu chí:

Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí (các câu hỏi cần được trả lời)

Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được đảm bảo đủ các quyền theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 - Chương IV: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ và nhân viên của Điều lệ trường Cao đẳng hay không? Lý do chưa thực hiện đầy đủ?

Để tiện theo dõi chúng ta sử dụng bảng sau:

TÊN CÔNG VIỆC SẢN PHẨM ĐẦU RA TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGUỒN MINH CHỨNG + YÊU CẦU

1. Tiêu chí 1: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

Xây dựng các quy định về nghĩa vụ và - Các quy định về nghĩa vụ và quyền - Thành lập Ban soạn thảo quy định. - Quyết định thành lập (Các thành phần được quy định tại quyết định, có số, nơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền lợi của CBGV, VN của trường cao đẳng lợi của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trong trường cao đẳng.

- Họp ban soạn thảo lần 1:

+ Lựa chọn các căn cứ xây dựng quy định của điều lệ đó là Căn cứ vào luật cán bộ công chức; Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của trường cao đẳng. + Gửi bản dự thảo về các khoa, phòng xin ý kiến đóng góp. + Tập hợp ý kiến đóng góp của CBGV, giáo viên, nhân viên trong toàn trường cho bản dự thảo lần 1.

- Họp ban soạn thảo lần 2.

- Lãnh đạo duyệt văn

ban hành, ngày, tháng, năm ra QĐ, có chữ ký của Hiệu trưởng và con dấu ). Đã có hay chưa? Lý do?

- Biên bản cuộc họp lần 1 kèm theo các căn cứ (Thành phần, địa điểm, thời gian, người chủ trì, nội đung soạn thảo).

+ Dự thảo lần thứ 1(Ngày gửi, tên các đơn vị có liên quan được nhận văn bản và ký sổ lưu).

+ Biên bản tập hợp các ý kiến đóng góp cho bản dự thảo (tên người, nội dung góp ý bổ sung, tổng số lượng ý kiến đóng góp, các vấn đề được tập trung đóng góp). - Biên bản họp lần 2 (các căn cứ: thành phần, địa điểm, thời gian, người chủ trì, nội dung soạn thảo lần 2).

hành. Hiệu trưởng (Các căn cứ; các thành phần được quy định tại quyết định; số QĐ; nơi ban hành; ngày, tháng, năm ra QĐ, chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu ).

Tiêu chí 2:

Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước; chú trọng và đào tạo các GV trẻ. Rà soát thực trạng đội ngũ, có số liệu cụ thể về độ tuổi của đội ngũ, đề xuất chủ trương, kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn cho CB,GV từng khoa - Kế hoạch tuyển dụng CB,GV,NV. - Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn trong ngoài nước CBGV, NV, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ CBGV trẻ.

- Thông báo của nhà trường kèm theo mẫu phiếu thăm dò GV có nội dung của các chỉ số trên gửi các khoa, phòng trong trường tập hợp.

- Các khoa, phòng gửi số liệu và dự kiến kế hoạch trên chuyển về phòng đào tạo và phòng tổ chức cán bộ.

- Thông báo của nhà trường gửi các khoa, phòng (thành phần nhận thông báo; nội dung, thời gian ra thông báo, ngày, tháng, năm, người ký ra thông báo, thời gian triển khai thực hiện). Nhà trường đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của CBGV, NV theo quy định tại chương IV - Điều lệ trường Cao đẳng hay chưa? Lý do?

- Văn bản phúc đáp đề đạt số lượng cán bộ cần tuyển dụng và dự kiến kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng của các đơn vị (ngày tháng gửi VB

- Các phó hiệu trưởng nghiên cứu số liệu thực trạng các khoa chuyển lên và dự kiến xây dựng kế hoạch theo mảng phụ trách gửi Hiệu trưởng nghiên cứu.

- Ban giám hiệu nghe các Phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng công việc trong nhà trường báo cáo thực trạng về các nội dung (định biên đội ngũ các khoa, kế hoạch tuyển dụng bổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng tại trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng luận văn ths giáo dục học (Trang 66)