3. Bệnh đốm nâu
4.1. Diễn biến một số yếu tố thời tiết chính trong thời gian làm thí nghiệm
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm; nhiệt độ trung bình 23,5 °C; số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; độẩm tương đối trung bình: 80-85%. Đây là nguồn tài nguyên khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, sản xuất cây rau màu vụđông cũng nhưđối với cây lúa nói riêng. Cây lúa rất mẫn cảm với các yếu tố thời tiết: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, ẩm độ không khí, tích ôn hữu hiệu … Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao cần điều kiện thời tiết phù hợp với nhu cầu của cây. Kết quả tổng hợp diễn biến thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình
Chỉ tiêu
Yên Khánh Nho Quan
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Nhiệt độ TB (0C) 29,1 29,6 27,8 27,3 26,6 28,6 29,3 27,5 26,9 26,2 Tổng số giờ nắng (giờ) 268,5 429,6 428,7 395,0 340,1 262,5 437,5 428,4 397,3 336,5 Tổng lượng mưa (mm) 178 135,2 147,7 91,3 88,6 176 130,9 145,5 90,1 88,5
Nguồn: số liệu khí tượng thuỷ văn huyện Yên Khánh, Nho Quan năm 2013) Trạm khí tượng thủy văn Ninh Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Qua bảng 4.1 cho thấy:
- Về nhiệt độ: trong thời gian tiến hành thí nghiệm, nhìn chung điều kiện thời tiết ở cả hai địa điểm đều thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống lúa thí nghiệm.
Tại Yên Khánh,nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 26,6oC đến 29,6oC; phù hợp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, sau khi cấy lúa bén rễ hồi xanh nhanh, sinh trưởng phát triển mạnh.
Tại Nho Quan, cùng một thời vụ tuy nhiên do điều kiện địa hình vùng núi phía tây bắc của tỉnh, nhiệt độ trung bình của các tháng có sự dao động từ 26,2 - 29,30C; thấp hơn không đáng kể so với huyện Yên Khánh.
- Về lượng mưa: trong vụ mùa 2013 lượng mưa trung bình đạt 128,16mm tại Yên Khánh và 126,2mm tại Nho Quan, lúa đẻ nhánh gọn, tập trung. Giai
đoạn trỗ cuối tháng 8 đầu tháng 9, có mưa nhiều, số giờ chiếu sáng khá thấp nên ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của các dòng lúa tham gia thí nghiệm.
- Về số giờ nắng: trong điều kiện vụ mùa 2013 số giờ nắng tương đối cao giúp cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh, quang hợp tốt, khả năng tích lũy chất khô cao. Trước và sau trỗ 10 ngày là lúc hiệu suất quang hợp cao nhất thì số giờ nắng lại giảm xuống làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tổng số giờ
nắng tại Yên Khánh trong vụ mùa 2013 là 1861,9 giờ; thấp hơn không đáng kể so với Nho Quan là 1862,2 giờ.
Tóm lại, vụ mùa 2013 điều kiện thời tiết đầu vụ tại hai địa điểm đều thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt song gần cuối vụ gặp mưa nên
ảnh hưởng đến năng suất của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.
4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình