Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 64 - 66)

3. Bệnh đốm nâu

4.2.7. Đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Mỗi giống khác nhau đều có đặc điểm khác nhau và thể hiện rõ nhất các đặc trưng của một giống, nhận biết được đặc điểm của từng giống giúp chúng ta đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển và độ thuần của chúng khi

đưa vào sản xuất, từđó có thể có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm thu được năng suất cao nhất. Kết quả theo dõi, đánh giá một số đặc

điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh - Ninh Bình được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.8 như sau.

Qua kết quảở bảng 4.8 cho ta thấy:

- Màu sắc thân lá: lá là bộ phận rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, lá là cơ quan quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ để tạo năng suất của cây trồng. Màu sắc thân lá giúp chúng ta nhận biết giống, khả năng chịu phân của cây. Thông qua màu sắc thân lá giúp chúng ta biết

được yêu cầu dinh dưỡng của cây và tình trạng sâu bệnh trên đồng ruộng. Kết quả quan sát được trình bày tại bảng 4.8 cho thấy: các dòng, giống tham gia thí nghiệm có màu sắc thân lá từ xanh nhạt đếm xanh đậm. Có 3 giống có màu sắc thân lá xanh đậm là ĐH1, ĐH2, DQ11

- Màu sắc mỏ hạt: đây là một đặc tính di truyền của giống, nó có ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của hạt thóc. Qua đánh giá nhận thấy tất cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu Tên giống Màu sắc thân lá Màu sắc mỏ hạt Kiểu đẻ nhánh Màu sắc hạt Thế lá ĐH1 Xanh đậm Trắng Chụm Vàng Thẳng ĐH2 Xanh đậm Trắng Chụm Vàng Thẳng ĐH3 Xanh nhạt Trắng Chụm Vàng Thẳng

ĐH5 Xanh trung bình Trắng Chụm Nâu vàng Thẳng

ĐH9 Xanh trung bình Trắng Chụm Nâu vàng Thẳng

ĐH10 Xanh trung bình Trắng Chụm Nâu vàng Thẳng

ĐH11 Xanh trung bình Trắng Chụm Vàng Thẳng

ĐH14 Xanh nhạt Trắng Xòe Vàng Thẳng

DQ11 Xanh đậm Trắng Chụm Vàng Thẳng

HL18 Xanh nhạt Trắng Chụm Nâu vàng Thẳng

LT2 (Đ/c 1) Xanh trung bình Trắng Xòe Vàng Thẳng

BT7 (Đ/c 2) Xanh trung bình Trắng Bán xòe Nâu vàng Thẳng

- Kiểu đẻ nhánh: là một đặc tính quan trọng giúp chúng ta có thể dựa vào

đó để điều chỉnh mật độ, góp phần tăng năng suất của giống. Giống có kiểu đẻ

nhánh chụm có thể cấy với mật độ dày hơn để tăng số bông, qua đó tăng năng suất. Các giống có kiểu đẻ nhánh xòe thường làm cho các lá che khuất nhau, giảm hiệu suất quang hợp. Trong 12 dòng, dòng, giống tham gia thí nghiệm, giống đối chứng Bắc thơm số 7 có kiểu đẻ nhánh bán xòe, 2 giống ĐH14 và

đối chứng LT2 có kiểu đẻ nhánh xòe, còn lại các dòng, giống khác được đánh giá là phù hợp với xu thế chọn giống hiện nay có kiểu đẻ nhánh chụm.

- Màu sắc hạt: đây là một đặc tính di truyền của giống, nó có ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của hạt thóc. Qua đánh giá nhận thấy các dòng, giống thí nghiệm có màu sắc hạt chủ yếu là màu vàng và nâu vàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

- Thế lá: có vai trò quan trọng đối với cây lúa, nó phản ánh khả năng chịu phân, khả năng quang hợp tốt hay không tốt, quyết định đến mật độ cấy. Những giống có thế lá rũ thường chịu phân kém, các lá che khuất lẫn nhau,

ảnh hưởng tới quang hợp. Mặt khác lá rũ làm cho quần thể không thông thoáng, dễ bị sâu bệnh gây hại. Qua quan sát các dòng, dòng, giống tham gia thí nghiệm có thế lá đứng phù hợp với xu thế chọn giống hiện nay, đạt tiêu chuẩn của một giống lúa mới cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)