Khả năng tích luỹ chất khô

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 61 - 64)

3. Bệnh đốm nâu

4.2.6.Khả năng tích luỹ chất khô

Lượng chất khô mà cây tích luỹ được là kết quả của quá trình quang hợp và trao đổi chất diễn ra trong đời sống cây lúa. Khả năng tích luỹ chất khô biểu hiện khả năng sinh trưởng phát triển của cây lúa tạo ra năng suất sinh vật học làm cơ sở tạo năng suất kinh tế. Quá trình tích luỹ chất khô chịu tác động của nhiều yếu tố: giống, nhiệt độ, chếđộ ánh sáng, chếđộ nước tưới, kỹ thuật thâm canh …

Kết quả xác định khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 ở 4 thời kỳ: Thời kỳ đạt số nhánh tối đa, thời kỳ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

làm đòng, thời kỳ làm đòng và thời kỳ chín sữa được chúng tôi tình bày tại bảng 4.8. Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng. Trong cùng một giai đoạn sinh trưởng phát triển khả năng tích luỹ chất khô của các giống khác nhau là hoàn toàn khác nhau.

Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống thí nghiệm vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình

Đơn vị tính: g/m2đất STT Giống Thời kỳđẻ nhánh rộ Thời kỳ làm đòng Thời kỳ trỗ Thời kỳ chín sáp YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ 1 ĐH1 341,2 324,7 503,2 486,7 1334,3 1317,8 1465,7 1449,2 2 ĐH2 339,7 323,2 514,9 498,4 1270,1 1253,6 1378,8 1362,1 3 ĐH3 249,4 232,5 412,1 395,6 1307,4 1290,9 1418,6 1402,2 4 ĐH5 291,4 274,9 483,3 466,8 1234,3 1217,8 1365,2 1349,1 5 ĐH9 321,2 304,7 493,1 476,6 1244,2 1227,7 1375,3 1359,3 6 ĐH10 393,4 376,9 572,7 556,2 1409,7 1393,2 1555,5 1539,2 7 ĐH11 397,3 382,8 578,3 561,8 1448,4 1432,1 1535,5 1519,4 8 ĐH14 364,2 347,7 544,2 527,7 1322,2 1305,7 1414,8 1398,3 9 DQ11 413,3 396,8 582,6 566,1 1450,8 1433,3 1575,4 1558,9 10 HL18 349,4 332,9 505,2 488,5 1276,4 1259,9 1392,8 1376,5 11 LT2 (Đ/c 1) 359,7 343,2 534,9 518,4 1300,1 1283,6 1405,8 1389,7 12 BT7 (Đ/c 2) 254,2 237,7 365,1 348,5 1160,1 1143,6 1250,6 1234,1 LSD5% 9,14 10,83 11,34 9,35 21,10 23,31 31,70 29,62 CV% 5,8 5,2 6,1 6,6 6,2 5,9 6,4 6,5 - Ở thời kỳđẻ nhánh tối đa, khả năng tích luỹ chất khô của các giống thí nghiệm tại Yên Khánh biến động trong khoảng 249,4 - 413,3 g/m2 đất. Giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 DQ11 có khả năng tích luỹ chất khô cao nhất đạt 413,3 g/m2 đất cao hơn giống

đối chứng 1 là LT2 (359,7g/m2 đất) và đối chứng 2 là BT7 (254,2 g/m2 đất); thấp nhất là giống ĐH3 (đạt 249,4 g/m2đất). Trong đó, tại Nho Quan, khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống thí nghiệm dao động trong khoảng từ 237,7 - 396,8 g/m2 đất; cao nhất là giống DQ11, tiếp đến là giống ĐH11 đạt 382,8 g/m2đất; thấp nhất là đối chứng BT7 (đạt 237,7 g/m2 đất).

- Từ thời kỳ đẻ nhánh tối đa đến thời kỳ làm đòng khả năng tích luỹ

chất khô tăng không nhiều. Ở thời kỳ này các giống lúa tại Yên Khánh có khả

năng tích luỹ chất khô biến động trong khoảng từ 365,1 - 582,6 g/m2 đất; tại Nho Quan khả năng này biến động từ 348,5 - 566,1 g/m2 đất. Tại cả hai địa

điểm thí nghiệm, giống DQ11 có khả năng tích lũy chất khô là cao nhất và thấp nhất là giống đối chứng BT7; các dòng giống còn lại có khả năng tích lũy chất khô cao hơn và tương đương với giống đối chứng.

- Thời kỳ trỗ hoàn toàn lúc này tốc độ tích luỹ chất khô của các giống lúa tăng nhanh ở hai địa điểm thí nghiệm. Tại Yên Khánh, khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ 1160,1 - 1450,8 g/m2 đất; tại Nho Quan, dao động từ1143,6 - 1433,3; tại hai địa điểm thí nghiệm, giống DQ11 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất và thấp nhất là đối chứng BT7

- Thời kỳ cây lúa bước vào giai đoạn chín sáp các chất dinh dưỡng

được vận chuyển từ các bộ phận quang hợp như lá, thân về hạt. Trong thời kỳ

này các giống lúa có hàm hượng chất khô cao hơn so với thời kỹ trỗ song mức độ cao hơn không nhiều. Các giống lúa thí nghiệm tại Yên Khánh có lượng chất khô tích luỹ biến động trong khoảng 1250,6 - 1575,4 g/m2 đất; cao nhất là giống DQ11 đạt 1575,4 g/m2 đất; tiếp đến là ĐH10 đạt 1555,5 g/m2 đất, giống ĐH11 đạt 1535,5 g/m2 đất; thấp nhất là đối chứng BT7 (đạt 1250,6 g/m2

đất); các dòng giống còn lại có khả năng tích lũy chất khô cao hơn và tương

đương với giống đối chứng. Tại Nho Quan, khả năng tích lũy chất khô của các giống thí nghiệm dao động từ 1234,1 - 1558,9 g/m2 đất; trong đó, giống DQ11 đạt cao nhất và thấp nhất là đối chứng BT7.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Như vậy, trong điều kiện vụ mùa 2013 tại hai địa điểm thí nghiệm khác nhau, giống DQ11 có khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất và với điều kiện của Yên Khánh luôn cho khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với Nho Quan. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Tươi và Cs ( 2013), hệ số tương quan của cường độ quang hợp và năng suất cá thể ở thời kỳ đẻ nhánh là r=0,65; thời kì trỗ hệ số tương quan là r=0,53 và thời kì chín sáp là r=0,84. Như vậy cường độ quang hợp và năng suất cá thể tương quan chặt với nhau

đặc biệt ở thời kì chín sáp. Nói cách khác quang hợp sau trỗ quyết định rất lớn

đến năng suất cá thể

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 61 - 64)