Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống

2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam

Sản lượng lúa cả năm 2013 đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước (năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụđông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2.146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha .

* Tình hình xut khu lúa go

Mùa vụ 2012/2013, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt 3,45 tỷđô la Mỹ. Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta mùa vụ

2013/2014 giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, do sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và Thái Lan cũng như nhu cầu tại một số thị trường truyền thống sụt giảm như

Philippines, Indonesia .

Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.

Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối với thị

trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).

Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ

1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường

được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở

nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này .

Bảng 2.3. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2013 Đơn vị: Tấn Loại gạo Khu vực 5% 10% 15% 25% 100% Các loại khác Tổng Châu Á 2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 748.973 5.748.797 Châu Phi 821.826 - 75.947 98.407 365.61 52.356 1.518.308 Châu Âu 39.828 24.699 756 - - - 89.847 Châu Mỹ 32.014 - 213.09 2.901 55.883 - 329.333 Châu Úc 19.235 - - - 30.271 Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 801.329.188 7.716.556

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Hình 2.2. Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 2012 – 2013

(Nguồn : FAO, 2013)

Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới

đểđẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm trước và đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu. Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 đạt 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)