Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Tiến hành 2 thí nghiệm trong vụ mùa 2013:

* Thí nghiệm 1: tại huyện Yên Khánh-Ninh Bình.

- Khu thí nghiệm nằm trên đất 2 lúa – 1 vụ Đông, thuộc loại đất phù sa trong đê, giàu mùn, trung tính – ít chua (pH: 6 – 7,2), tưới tiêu chủđộng.

- Điều kiện thời tiết khí hậu:

Yên khánh là một huyện phía đông nam của tỉnh Ninh Bình, nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Vùng này thường chịu ảnh hưởng của mưa bão vào mùa hè, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy cơ cấu cây trồng và thời vụ cần được bố trí hết sức chặt chẽ.

* Thí nghiệm 2: tại Nho Quan-Ninh Bình.

- Thí nghiệm được tiến hành tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Khu thí nghiệm nằm trên đất 2 lúa - 1 vụ đông, thuộc vùng chiêm trũng giáp núi, thuộc loại đất ít mùn, nghèo dinh dưỡng, pH trung tính, tưới tiêu chủđộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ mùa 2013 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình- là một huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng này thường ít chịu ảnh hưởng của mưa bão trong vụ hè thu, nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng của các loại sâu bệnh gây hại. Nên việc bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng trong vụ cần bố trí nghiêm ngặt.

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) ba lần nhắc lại, với diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m2 (5 m x 2 m). Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 10cm và giữa các lần nhắc là 20cm. Sơđồ thí nghiệm như sau: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Rep 1 1 6 7 4 10 đ/c1 2 9 8 3 5 đ/c2 Dải bảo vệ Rep 2 4 10 đ/c1 9 8 3 1 5 6 đ/c2 2 7 Rep 3 7 5 4 2 đ/c1 6 8 đ/c2 1 9 3 10 Dải bảo vệ 3.4.2. Các bin pháp k thut

- Kỹ thuật làm mạ: Ngày gieo mạ 05/06/2013, cấy khi mạ có từ 3-4 lá (18 ngày tuổi). Ngày cấy 23/06/2013. Đối với huyện Nho Quan-Ninh Bình

- Kỹ thuật làm mạ: Ngày gieo mạ 08/06/2013, cấy khi mạ có từ 3-4 lá (18 ngày tuổi). Ngày cấy 27/06/2013. Đối với huyện Yên Khánh-Ninh Bình

- Mật độ, khoảng cách: Cấy 1 dảnh, hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 11 cm, mật độ cấy 45 khóm/m2.

- Lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ (360m2) tại Yên Khánh - Ninh Bình: Phân chuồng hoai mục 300kg + 25kg NPK + 8kg N + 6kg K2O.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + toàn bộ lượng phân NPK. Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 80% N, 70% K2O. Bón thúc lần 2 trước trỗ 20 ngày 20% N. 30% K2O.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

với tỷ lệđạm là 46,3%, kali Phú Mỹ với tỷ lệ K2O là 61%.

Mức phân bón: Bón lót 300kg phân chuồng và 25kg phân NPK. Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 6,5 kg đạm, 4 kg kali. Bón thúc lần 2 trước khi lúa trỗ 20 ngày 1,5 kg đạm và 2 kg kali.

- Chăm sóc: Tưới nước từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10cm. Làm cỏ, sục bùn kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)