3. Bệnh đốm nâu
4.2.1. Một số đặc điểm sinh vật học ở giai đoạn mạc ủa các giống lúa thí nghiệm
Mạ là giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào phương thức gieo cấy, mùa vụ gieo cấy, tập quán canh tác của từng địa phương. Thường tuổi mạ kéo dài khoảng 25-40 ngày, thời gian này không dài so với đời sống cây lúa và có xu hướng càng rút ngắn thậm chí không có thời kỳ mạ (lúa gieo thẳng) nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, là tiền đề quyết định
đến năng suất cuối cùng của cây.
Cây mạ tốt cần đạt những tiêu chuẩn sau: cứng cây, to gan đanh dảnh, phát triển cân đối, ruộng mạ phát triển đồng đều không nhiễm sâu bệnh. Mạ
khoẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước sinh trưởng phát triển tiếp theo, ngược lại mạ yếu dẫn tới sinh trưởng phát triển kém thậm chí còn ảnh hưởng đến mật độ cấy và sức sinh trưởng của cây lúa. Kết quả đo đếm và theo dõi giai
đoạn mạở hai địa điểm được chúng tôi trình bày tại bảng 4.2. Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy:
- Tuổi mạ: Trong điều kiện vụ mùa 2013 có nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều nên cây mạ sinh trưởng phát triển mạnh ở hầu hết các giống lúa thí nghiệm. Tuổi mạ của các giống trong vụ mùa 2013 ở cả hai địa điểm thí nghiệm không có sự khác biệt (18 ngày).
- Số lá mạ: số lá mạ trong vụ mùa 2013 của các dòng, giống tại hai địa
điểm có khác nhau nhẹ, không đáng kể
Tại Yên Khánh số lá mạ của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ
3,5 - 4,4 lá, trung bình các giống đạt 3,9 lá
Tại Nho Quan số lá mạ của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ 3,5 - 4,0 lá, trung bình là 3,7 lá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 4.2 Một sốđặc điểm sinh trưởng của mạ trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Chỉ tiêu Giống Tuổi mạ (ngày) Số lá trước cấy (lá)
Chiều cao cây trước cấy (cm) Màu sắc lá trước cấy Sức sinh trưởng của mạ (điểm) YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ ĐH1 18 18 4,1 4,0 22,8 24,1 3 5 1 1 ĐH2 18 18 4,2 3,6 21,6 24,3 3 5 1 1 ĐH3 18 18 4,0 3,9 23,8 25,7 5 5 1 1 ĐH5 18 18 4,0 3,5 20,0 23,1 5 3 1 1 ĐH9 18 18 4,0 3,7 21,6 21,9 7 5 5 5 ĐH10 18 18 3,5 3,7 25,8 25,7 5 7 5 5 ĐH11 18 18 3,7 3,7 21,4 19,2 3 5 1 5 ĐH14 18 18 4,4 4,0 20,5 23,5 3 3 1 1 DQ11 18 18 3,9 3,6 20,2 22,6 3 5 1 1 HL18 18 18 4,0 3,6 20,1 22,7 5 3 1 1 LT2 (ĐC1) 18 18 3,7 3,6 22,9 22,6 3 5 5 5 BT7 (ĐC2) 18 18 4,0 3,9 25,3 24,9 3 3 5 5
Ghi chú: YK: Yên Khánh; NQ: Nho Quan - Chiều cao cây mạ:
Tại Yên Khánh: chiều cao cây trong vụ mùa 2013 của các giống lúa dao
động từ 20,0 - 25,9 cm; trung bình các giống đạt 22,2 cm. Thấp nhất là giống
ĐH5 (20,0cm), cao nhất là giống ĐH10 (25,9cm); đa số các giống đều có chiều cao cây mạ thấp hơn so với hai giống đối chứng LT2 (22,9cm) và BT7 (25,3 cm) Tại Nho Quan: chiều cao cây trong vụ mùa 2013 của các giống lúa tại Nho Quan dao động từ 19,2 - 25,7 cm. Thấp nhất là giống ĐH11 (19,6cm), cao nhất là giống ĐH3 (25,7cm); đa số các giống đều có chiều cao cây mạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
- Màu sắc lá: màu sắc lá mạ là một chỉ tiêu xác định sức sinh trưởng phát triển của mạ và được chúng tôi đánh giá theo thang điểm 10 TCNVN (10 tiêu chuẩn ngành của Việt Nam. Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm tại Yên Khánh và Nho Quan có màu sắc lá từ xanh trung bình đến xanh đậm.
- Sức sống của cây mạ: đây là cách đánh giá chung nhất về khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa sau khi cấy.
Tại Yên Khánh: trong thí nghiệm tại vụ mùa 2013 trên chân đất phù sa trong đê với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, sức sống của các cây mạ thí nghiệm đều rất tốt, đa số các giống có sức sống cây mạ là khỏe (điểm 1); sức sống mạ của giống ĐH9, Đ10 và hai giống đối chứng kém hơn (điểm 5)
Tại Nho Quan: trong thí nghiệm tại vụ mùa 2013 trên chân đất vùng chiêm trũng giáp núi, sức sống của các cây mạ thí nghiệm đều rất tốt, đa số các giống có sức sống cây mạ là khỏe (điểm 1); ngoài sức sống mạ của giống ĐH9,
ĐH10, ĐH11 (điểm 5) thì tất cả các giống còn lại đều cao hơn hai giống đối chứng LT2 và BT7 (điểm 5)