Cơ cấu giống lúa tại Ninh Bình

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 34 - 36)

d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống

2.4. Cơ cấu giống lúa tại Ninh Bình

Giống là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt.Việc thu thập số liệu về cơ cấu giống và phân tích xu hướng dịch chuyển là vấn đề cần thiết cho việc nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc điểm tốt của giống phù hợp với yêu cầu đất đai, khí hậu. Kết quả điều tra cơ cấu giống lúa tại Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2012 được chúng tôi trình bày tại bảng 2.5

Kết quả bảng 2.5 cho thấy cơ cấu trồng giống lúa thuần ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2012 là tăng dần trong các năm, trong khi đó cơ cấu giống lúa lai lại có xu hướng giảm. Cơ cấu giống lúa lai vụ xuân giảm mạnh hơn vụ mùa, cụ thể, vụ xuân giảm từ 31,4% năm 2009 xuống còn 29,1% năm 2012; vụ mùa giảm từ 20,4% năm 2009 xuống còn 20,1% trong năm 2012, có sự giảm này là do việc biến đổi khí hậu nên các giống lúa này bị bạc lá nặng ảnh hưởng đến năng suất trong các mùa vụ.

Bảng 2.5. Cơ cấu các giống lúa trên Ninh Bình giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính (%)

Cơ cấu giống Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa

Lúa lai 31,4 20,4 31 20,4 28,78 20 29.1 20,1 Nhịưu 19,9 12,9 18 13,3 19,5 13,5 19,7 12,9 Phú ưu 17,5 23,7 17,8 23,6 17,8 23,7 18,4 22 Thục hưng 28,76 16,1 29,1 18,5 29,2 17,5 29,4 18,1 Lai khác 33,84 47,3 35,1 44,6 33,5 45,3 32,5 47 Lúa thuần 68,6 79,6 69 79,6 71,22 80 70,9 79,9 Khang dân 11,5 11,9 11,6 11,67 13 12,7 13,2 12,3 Nếp 8,2 11,4 8 12,4 10,5 12,5 9,7 10,9 C/lượng cao (BT7, LT2, DQ11, QD1) 72,1 59,3 72,8 60,6 70,2 58 73,3 59,7 Thuần khác 8,2 17,4 7,6 15,33 6,3 16,8 3,8 17,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Trong các năm 2009 – 2011, cơ cấu giống lúa thuần ổn định và có sự

tăng nhẹ về diện tích trong năm 2012. Cụ thể là trong vụ xuân năm 2009, cơ

cấu các giống lúa thuần là 68,6% đã tăng lên 70,9% năm 2012. Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu về chất lượng ngày một tăng nhanh do đó giống lúa chất lượng như BT7, LT1, DQ11 và QD1 đang được mở rộng diện tích từ

72,1% trong vụ xuân 2009 lên 73,3% năm 2012, trong vụ mùa thì cơ cấu này tăng không đáng kể.

Tóm lại, xu hướng của xã hội yêu cầu chất lượng ngày một cao, các giống lúa ngắn ngày dần được thay thế các giống lúa dài ngày không những chất lượng thấp mà còn sâu bệnh hại nhiều mạng lại hiệu quả thấp cho người trồng lúa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)