Các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 73 - 78)

3. Bệnh đốm nâu

4.2.10Các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất của các giống lúa thí nghiệm

số các dòng đều bị nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, chỉ có giống ĐH11 và đối chứng BT7 là không bị nhiễm. Còn tại Nho Quan, tất cả các dòng đều bị nhiễm nhẹ

bệnh khô vằn (điểm 1).

+ Bệnh đốm nâu: qua quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn mạ

và giai đoạn làm đòng đến chín cho thấy, tại Yên Khánh đa số các giống lúa thí nghiệm không bị nhiễm bệnh đốm nâu, chỉ có giống ĐH1, DQ11 và hai giống đối chứng là bị nhiễm nhẹ (điểm 1). Tại Nho Quan, đa số các giống lúa thí nghiệm bị nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu (điểm 1, 3); chỉ có giống HL18 và đối chứng BT7 không bị nhiễm (điểm 0)

4.2.10 Các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca các ging lúa thí nghim nghim

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả của toàn bộ

quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Mọi biện pháp tác động, mọi xu hướng chọn tạo đều nhằm đến một mục đích cuối cùng là đạt năng suất cao. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nói cách khác năng suất trên một đơn vị diện tích cao hay thấp là do các yếu tố cấu thành năng suất quyết định như số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt và tỷ lệ lép. Các yếu tố này cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, khí hậu, điều kiện canh tác. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan - Ninh Bình được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4.3 như sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lúa trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan tỉnh Ninh Bình

Tên giống Bông/ khóm Hạt chắc/ bông Tỷ lệ chắc (%) P1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ ĐH1 9,3 8,4 112 109 84,7 83,5 22,1 21,1 98,3 86,9 65,1 59,0 ĐH2 9,2 8,5 109 104 83,1 82,7 20,8 20,6 94,8 81,9 63,4 57,1 ĐH3 8,9 8,1 105 103 81,1 83,0 21,3 21,3 89,5 79,9 60,1 55,7 ĐH5 8,4 7,5 101 105 82,6 81,6 21,6 21,5 82,7 78,3 61,2 54,3 ĐH9 8,5 8,3 101 102 81,3 81,2 20,9 20,4 84,9 85,1 59,5 52,9 ĐH10 8,9 7,9 103 101 83,6 83,1 21,4 21,2 89,1 76,1 57,9 51,2 ĐH11 8,6 7,7 103 107 82,0 80,2 21,7 21,3 86,5 78,9 62,0 50,7 ĐH14 9,1 8,6 107 106 83,1 82,9 22,0 21,9 94,6 83,3 62,8 58,7 DQ11 9,2 8,2 106 105 82,7 81,7 21,2 21,7 90,8 80,5 63,7 58,4 HL18 8,2 7,6 102 102 81,9 80,7 21,7 21,6 81,6 75,3 60,6 56,8 LT2 (Đ/c 1) 7,9 6,8 98 96 80,2 75,6 20,2 20,1 70,3 59,1 50,7 45,7 BT7 (Đ/c 2) 8,1 7,1 100 98 81,1 78,7 20,4 20,2 75,8 63,2 53,2 47,6 LSD5% 0,9 0,8 2,4 2,7 1,5 2,6 2,3 2,2 3,3 1,7 1,3 1,5 CV% 6,8 7,0 6,1 6,7 7,0 6,8 5,3 5,9 7,3 7,5 7,8 7,7

Ghi chú: YK: Yên Khánh; NQ: Nho Quan

Qua kết quảở bảng 4.11 và hình 4.3 cho thấy:

- Số bông/khóm: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định

đến năng suất lúa, số bông hữu hiệu của các dòng, giống lúa tạo tiềm năng cho năng suất của mỗi dòng. Số bông/khóm phụ thuộc vào mật độ cấy, số dảnh cấy, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, phân bón và cách bón phân, nước tưới… Thời gian quyết định số bông/khóm chính là thời kỳđẻ nhánh, trong đó quan trọng nhất là thời kỳđẻ nhánh hữu hiệu (đẻ nhánh sớm). Vì vậy các biện pháp canh tác hợp lý như chếđộ bón phân, chếđộ tưới nước trước, trong và sau thời kỳđẻ nhánh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Các giống lúa có đặc tính đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung, kiểu đẻ

nhánh chụm, diện tích lá và góc độ lá đòng phù hợp sẽ cho nhánh hữu hiệu cao, cho số bông/m2 cao. Các giống lúa thấp cây, chịu thâm canh có thể cấy dày, ngược lại các giống lúa cao cây, khả năng chịu thâm canh kém thì không nên cấy dày vì dễ bị lốp đổ, sâu bệnh hại.

Tại Yên Khánh, qua bảng 4.11 cho thấy trong điều kiện vụ mùa 2013 các dòng, giống có số bông/khóm dao động từ 7,9 - 9,3 (bông/khóm); cao nhất là giống ĐH1 (đạt 9,3 bông/khóm); thấp nhất là giống đối chứng LT2 (đạt 7,9 bông/khóm); các giống đều có số bông/khóm cao hơn cả hai đối chứng LT2 (7,9 bông/khóm) và BT7 (8,1 bông/khóm) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% 0 10 20 30 40 50 60 70 N ă ng s u t t h c th u (t /h a) ĐH1 ĐH2 ĐH3 ĐH5 ĐH9 ĐH10 ĐH11 ĐH14 DQ11 HL18 LT2 (Đ/c 1) BT7 (Đ/c 2) Giống lúa

Yên Khánh Nho Quan

Hình 4.3. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan - Ninh Bình

Tại Nho Quan: trong điều kiện vụ mùa 2013 các dòng, giống có số

bông/khóm dao động từ 6,8 - 8,6 (bông/khóm); cao nhất là giống ĐH14 (đạt 8,6 bông/khóm); thấp nhất là giống đối chứng LT2 (6,8 bông/khóm); các giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

đều có số bông/khóm cao hơn cả hai đối chứng LT2 (6,8 bông/khóm) và BT7 (7,1 bông/khóm) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%

- Số hạt chắc/bông:

Tại Yên Khánh: số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm dao

động từ 98 - 112 hạt/bông; thấp nhất là giống đối chứng LT2 (98 hạt/bông); cao nhất là giống ĐH1 (đạt 112 hạt/bông); tiếp đến là ĐH2 (đạt 109 hạt/bông),

ĐH14 (đạt 107 hạt/bông), DQ11 (106 hạt/bông). Các giống còn lại đều có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng LT2 và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Tại Nho Quan: qua kết quả theo dõi cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 96 - 109 hạt/bông; thấp nhất là giống đối chứng LT2 (96 hạt/bông); cao nhất là giống ĐH1 (đạt 109 hạt/bông); các giống còn lại đều có số hạt chắc/bông cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 (96 hạt/bông) và BT7 (98 hạt/bông) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%

- Tỷ lệ hạt chắc:

Tại Yên Khánh, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hạt chắc của giống đều

đạt trên 80%; riêng giống DQ11 có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn so với cả hai giống đối chứng, các giống còn lại đều cao hơn và bằng hai giống đối chứng LT2 (80,2%) và BT7 (81,4%), và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%

Tại Nho Quan, tỷ lệ hạt chắc của dòng, giống đều đạt trên 80% và cao hai giống đối chứng LT2 (75,6%) và BT7 (78,7%), và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%

- Khối lượng 1000 hạt: là tính trạng di truyền tương đối ổn định của mỗi giống, rất ít biến động dưới tác động của môi trường; khối lượng 1000 hạt cao sẽ góp phần nâng cao năng suất.

Tại Yên Khánh, kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai biến động từ 20,2 g đến 22,1g; đều cao hơn cả hai giống lúa đối chứng LT2 (20,2g) và BT7 (20,4g), trong đó giống lúa ĐH1 có khối lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

1000 hạt lớn nhất (22,1g). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Tại Nho Quan, khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống thí nghiệm biến

động từ 20,1g đến 21,9g; đều cao hơn cả hai giống lúa đối chứng LT2 (20,1g) và BT7 (20,2g), trong đó giống lúa ĐH14 có khối lượng 1000 hạt lớn nhất (21,9g). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

- Năng suất lý thuyết: năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết còn cho biết yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố hạn chế quyết định đến năng suất của mỗi giống từđó chúng ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống đó.

Tại Yên Khánh, qua bảng 4.11 cho thấy, năng suất cá thể của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 70,3 - 98,3 tạ/ha; các giống lúa thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 (70,3 tạ/ha) và BT7 (75,8 tạ/ha); cao nhất là giống ĐH1 (đạt 98,3 tạ/ha) và thấp nhất là đối chứng LT2 (đạt 70,3 tạ/ha); sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

Tại Nho Quan: năng suất cá thể của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 59,1 - 86,9 tạ/ha; các giống lúa thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 (59,1 tạ/ha) và BT7 (63,2 tạ/ha); cao nhất là giống

ĐH1 (đạt 86,9 tạ/ha) và thấp nhất là đối chứng LT2 (đạt 59,1 tạ/ha); sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

- Năng suất thực thu: chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của các yếu tố: giống, phân bón, biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh… Năng suất thực thu phản ánh một cách chính xác, rõ nét sự tác động tổng hợp của các yếu tố trên và đặc điểm của giống. Các yếu tố đó tác động với nhau hài hoà, tác động bổ trợ cho nhau thì năng suất thực thu cao và ngược lại. Đây là chỉ

tiêu quan trọng nhất, là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá các công thức thí nghiệm vì tất cả các biện pháp tác động đều hướng đến năng suất thực thu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

Tại Yên Khánh, năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm dao

động từ 50,7 - 65,1 tạ/ha; trong đó cao nhất là giống lúa ĐH1 (đạt 65,1 tạ/ha); tiếp đến DQ11 (đạt 63,7 tạ/ha) và thấp nhất là giống đối chứng LT2 (chỉ đạt 50,7 tạ/ha), các dòng, giống lúa còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn cả

hai giống đối chứng LT2 (50,7 tạ/ha) và BT7 (53,2 tạ/ha), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%.

Tại Nho Quan, qua kết quả ở bảng 4.11 cho thấy, năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 45,7 - 59,0 tạ/ha; trong đó cao nhất là giống lúa ĐH1 (đạt 59,0 tạ/ha); tiếp đến là ĐH14 đạt 58,7 tạ/ha và thấp nhất là giống đối chứng LT2 (đạt 45,7 tạ/ha), các giống lúa còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 (45,7 tạ/ha) và BT7 (47,6 tạ/ha), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 73 - 78)