Đặc điểm lá đòng và bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 66 - 70)

3. Bệnh đốm nâu

4.2.8.Đặc điểm lá đòng và bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm

Chiều dài, chiều rộng lá đòng, số nhánh hữu hiệu, độ tàn lá là những đặc

điểm hình thái có liên quan trực tiếp đến năng suất. Kiểu đẻ nhánh, độ thuần đồng ruộng, độ thoát cổ bông, chiều cao cây … là các đặc điểm hình thái có liên quan

đến khả năng chống chịu cũng như hướng chọn lọc cho các nhà chọn giống. Chiều dài, chiều rộng lá đòng phụ thuộc chủ yếu vào giống ngoài ra còn phụ thuộc vào mùa vụ và biện pháp canh tác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chiều rộng lá đòng càng to, càng mỏng thì khả năng nhiễm bệnh bạc lá càng lớn, nhưng chiều rộng lá đòng nhỏ quá cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng quang hợp, chiều rộng lá đòng trung bình, lá lòng mo thì khả năng kháng bệnh bạc tốt, là xu thế chọn giống hiện nay.

Kết quả theo dõi, đánh giá đặc điểm lá đòng và bông của các giống lúa thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.9 như sau.

Qua kết quảở bảng 4.9 cho thấy:

- Chiều dài và chiều rộng lá đòng: Lá đòng càng dài và rộng thì diện tích quang hợp càng lớn, khả năng tổng hợp chất hữu cơ càng cao.

Tại Yên Khánh: qua bảng 4.9 ta thấy, chiều dài lá đòng của các giống lúa thí nghiệm dao động trong khoảng từ 28,9 cm (giống đối chứng LT2) đến 33,6 cm (giống ĐH1, ĐH2). Chiều rộng lá đòng biến động nhỏ từ 1,9 cm đến 1,2 cm. Nhận thấn rằng không có nhiều sự khác biệt giữa các dòng, giống thí nghiệm so với hai giống đối chứng LT2 và BT7.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 4.9. Đặc điểm lá đòng và bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan tỉnh Ninh Bình

Giống Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Góc độ lá đòng Màu sắc lá đòng Độ tàn lá (điểm) Chiều dài bông (cm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ rụng hạt (điểm) YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ ĐH1 33,6 31,5 2,2 2,2 Đứng Đứng Xanh đậm Xanh đậm 1 5 27,5 27,6 1 1 5 5 ĐH2 33,6 31,6 2,1 2,2 Đứng Đứng Xanh đậm Xanh đậm 1 5 26,9 26,5 1 1 5 5 ĐH3 29,9 29,8 2,1 2,0 Đứng Đứng Xanh Xanh 5 5 26,1 25,7 1 1 5 5 ĐH5 30,1 28,8 2,0 1,9 Đứng Đứng Xanh Xanh 5 5 26,4 25,7 1 1 5 5 ĐH9 31,7 29,2 2,2 2,0 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 5 5 27,7 27,5 1 1 5 5 ĐH10 31,2 30,2 2,1 2,1 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 5 5 26,6 26,5 1 1 5 5 ĐH11 32,0 31,0 2,2 2,2 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 5 5 26,7 26,7 1 1 5 5 ĐH14 32,1 34,0 2,2 2,2 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 1 5 26,2 25,9 1 1 5 5 DQ11 34,1 33,4 2,2 2,2 Đứng Đứng Xanh đậm Xanh đậm 1 5 29,4 29,1 1 1 5 5 HL18 31,5 30,5 2,0 2,0 Đứng Đứng Xanh Xanh 5 5 28,0 27,5 1 1 5 5 LT2 (Đ/c 1) 28,9 29,9 1,9 2,0 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 5 9 26,8 26,1 1 1 5 5 BT7 (Đ/c 2) 30,0 29,1 2,1 2,1 Đứng Đứng Xanh nhạt Xanh nhạt 5 9 27,2 26,8 1 1 5 5 LSD5% 1,1 1,0 0,1 0,1 1,1 1,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Tại Nho Quan: chiều dài lá đòng của các giống lúa thí nghiệm dao

động trong khoảng từ 28,8 cm (giống ĐH5) đến 34,0 cm (giống ĐH14). Chiều rộng lá đòng biến động nhỏ từ 1,9 cm đến 2,2 cm. So với hai giống đối chứng LT2 và BT7, chỉ tiêu này ở các dòng giống tham gia thí nghiệm không có sự khác biệt đáng kể.

- Góc độ lá đòng: các dòng, giống thí nghiệm ở cả hai địa điểm thí nghiệm đều có góc độ lá đòng đứng phù hợp với xu thế chọn giống, có khả

năng tăng mật độ gieo cấy, tăng năng suất.

- Màu sắc lá: Màu sắc xanh đậm hay nhạt có liên quan đến thành phần và hàm lượng diệp lục trên lá và khả năng quang hợp của cây, các dòng có màu xanh ở mức độ khác nhau, màu càng đậm thì hàm lượng diệp lục càng cao, cường độ quang hợp càng cao, khả năng tích luỹ chất lớn nên tiềm năng năng suất cao. Qua kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, các giống lúa ở cả hai địa

điểm thí nghiệm đều đạt từ xanh đến xanh đậm.

- Độ tàn lá: có liên quan chặt chẽ đến khả năng tích luỹ chất khô vào hạt thóc. Vì vậy nó ảnh hưởng đến năng suất lúa thông qua chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt. Giống lúa có độ tàn lá càng muộn hay bộ lá càng bền (đặc biệt là lá đòng) thì khả năng quang hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng vào hạt càng cao làm cho hạt chắc mẩy và ngược lại.

Tại Yên Khánh: trong điều kiện vụ mùa 2013 các giống ĐH1, ĐH2,

ĐH14 và DQ11 có độ tàn lá muộn ở mức điểm 1, các giống khác có độ tàn lá

ở mức trung bình tương đương đối chứng (điểm 5)

Tại Nho Quan: các giống ĐH1, ĐH2, ĐH14 và DQ11 có độ tàn lá trung bình

ở mức điểm 5, hai giống đối chứng LT2 và BT7 có độ tàn lá ở mức cao (điểm 9)

- Chiều dài bông: đây là một đặc tính di truyền của giống nhưng cũng bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh, được tính từ cổ bông đến múp đầu bông (không kể râu). Những giống nhiều bông cho gié nhiều, hạt xếp xít, tỷ lệ chắc cao sẽ có tiềm năng cho năng suất cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Tại Yên Khánh: kết quả nghiên cứu về chiều dài bông, chúng tôi nhận thấy hầu hết các dòng, dòng, giống tham gia thí nghiệm có độ dài bông tương

đương hoặc cao hơn so với giống đối chứng LT2 (26,7 cm) và BT7 (26,2 cm); dao động từ 25,7 - 29,4 cm (cao nhất là giống DQ11 đạt 29,4cm; thấp nhất là giống ĐH3 và ĐH5 đạt 25,7 cm).

Tại Nho Quan: hầu hết các dòng, dòng, giống tham gia thí nghiệm có

độ dài bông tương đương hoặc ngắn hơn so với giống đối chứng LT2 (26,8 cm) và BT7 (27,1 cm); dao động từ 26,1 - 27,6 cm (cao nhất là giống ĐH1 đạt 27,6 cm; thấp nhất là giống ĐH3 đạt 26,1 cm).

- Độ thoát cổ bông: chỉ tiêu này có tương quan rất chặt với đặc tính di truyền của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại. Giống lúa được chọn là giống phải có cổ bông thoát nhưng nếu cổ

bông thoát quá dài thì cũng không tốt, dễ bị gãy, dập cổ bông do điều kiện ngoại cảnh làm cho việc vận chuyển chất khô vào hạt kém dẫn đến tỷ lệ hạt lép, lửng cao, năng suất thấp.

Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, các giống lúa có độ thoát cổ

bông khác nhau là do đặc điểm di truyền của giống; qua theo dõi cho thấy các dòng, giống ở cả hai địa điểm thí nghiệm đều có độ thoát cổ bông ở điểm 1 tức là thoát hoàn toàn, phù hợp cho việc chọn làm giống mới.

- Độ rụng hạt: đây là một trong những đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật và điều kiện canh tác, qua theo dõi cho thấy các dòng, giống ở cả hai địa điểm thí nghiệm đều có độ

rụng hạt ởđiểm 5.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 66 - 70)