d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõ
Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT. Các chỉ
tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn bộ ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng
được đo đếm trên cây mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở hàng biên. Các chỉ
tiêu được theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần.
a) Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
- Thời gian từ gieo đến trỗ: tính từ ngày gieo đến khi có 10% số bông nhô khỏi bẹ lá đòng 3-5cm.
- Thời gian trỗ: số ngày từ bắt đẫu trỗ 10% đến kết thúc trỗ.
- Thời gian sinh trưởng: Số ngày từ khi gieo đến khi 95% số hạt trên bông chín.
b) Đặc điểm nông sinh học của các giống
- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy đánh giá theo thang điểm (1: Khỏe: Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh; 5: Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh; 7: Yếu: Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng). Đánh giá màu sắc lá theo thang điểm 3, 5, 7 (3: xanh nhạt; 5: xanh trung bình và 7: xanh đậm)
- Khả năng đẻ nhánh tối đa: Đếm số nhánh tối đa/cây, đếm 10 cây liên tiếp ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
- Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ số cây trên ô ở giai đoạn chín, cho điểm (Điểm 1: Thoát hoàn toàn; Điểm 5:Thoát đúng cổ bông; Điểm9: Thoát một phần)
- Lá đòng: Đo chiều dài, chiều rộng lá đòng, màu sắc lá đòng được
đánh giá theo điểm:
+ Điểm 3: Xanh nhạt + Điểm 5: Xanh trung bình + Điểm 7: Xanh đậm
- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch, đánh giá và cho điểm (Điểm 1: Cứng: không bị đổ; Điểm 5: Trung bình: Hầu hết các cây bị nghiêng; Điểm 9:Yếu: Hầu hết cây bịđổ rạp).
- Độ tàn lá:Quan sát sự chuyển màu của lá ở giai đoạn chín, đánh giá, cho điểm (Điểm 1: Muộn: Lá giữ mầu xanh tự nhiên; Điểm 5:Trung bình: Các lá trên biến vàng; Điểm 9: Sớm: Tất cả lá biến vàng hoặc chết)
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu). Tiến hành đo ở giai đoạn chín, trên 10 cây mẫu, đơn vị tính cm.
- Độ rụng hạt: Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu là 5. Đánh giá và cho điểm (Điểm1: Khó rụng: <10% số hạt rụng;
Điểm 5: Trung bình: 10-50% số hạt rụng; Điểm 9:Dễ rụng: >50% số hạt rụng).
c) Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống thí nghiệm
- Số bông hữu hiệu: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây,
đếm trên 10 cây mẫu ở giai đoạn chín.
- Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt/cây, tính trung bình số hạt/bông, đếm trên 10 cây mẫu ở giai đoạn chín.
- Tỷ lệ lép (%): Tính tỷ lệ phần trăm số hạt lép trên bông, tính trung bình trên 10 cây mẫu ở giai đoạn chín.
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy một chữ số sau dấu phẩy, thực hiện sau khi phơi khô.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
độ ẩm hạt 14%, cân riêng từng lần nhắc lại, cộng trung bình của 3 lần nhắc lại, lấy hai chữ số sau dấu phẩy. Tính năng suất thực thu và năng suất lý thuyết.