3. Bệnh đốm nâu
4.2.9 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm vụ mùa
Sâu bệnh là một trong những đối ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây lúa. Trên cùng một giống thì sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, canh tác…trong đó yếu tố mật độ và phân bón có ảnh hưởng vô cùng lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Kết quả theo dõi tình hình phát sinh phát triển sâu, bệnh trên các giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan - Ninh Bình được chúng tôi trình bày tại bảng 4.10 như sau.
Bảng 4.10. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm trongvụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan tỉnh Ninh Bình
Sâu bệnh
Tên giống Sâu đục thân Sâu cuốn lá Rầy nâu Bạclá Khô vằn Đốm nâu
YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ ĐH1 0 0 1 3 0 0 0 1 1 1 1 1 ĐH2 3 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 ĐH3 0 0 1 1 1 1 1 3 1 1 0 1 ĐH5 1 3 1 0 1 0 0 0 1 1 0 3 ĐH9 0 1 1 3 0 1 3 1 1 1 0 1 ĐH10 1 0 1 3 1 0 1 0 3 1 0 1 ĐH11 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 ĐH14 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 0 1 DQ11 0 0 1 3 1 0 1 1 1 1 1 1 HL18 1 0 1 1 1 3 1 0 1 1 0 0 LT2 (Đ/c 1) 3 0 1 1 1 3 0 3 3 1 1 1 BT7 (Đ/c 2) 1 1 1 0 1 3 0 1 0 1 1 0
Ghi chú: YK: Yên Khánh; NQ: Nho Quan * Tại Yên Khánh
Kết quảở bảng 4.10 cho thấy: trong vụ mùa 2013 có các điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh hại chính phát triển.
- Về tình hình sâu hại: + Đối với sâu đục thân:
Tại Yên Khánh, các giống ĐH1, ĐH3, ĐH9, ĐH14 và DQ11 không bị
nhiễm sâu đục thân (điểm 0); chỉ có giống ĐH2 và đối chứng LT2 bị sâu đục thân hại nhẹ (điểm 3), còn lại là bị nhẹ (điểm 1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Tại Nho Quan, qua theo dõi cho thấy sâu đục thân chủ yếu gây hại giai
đoạn lúa bắt đầu trỗ bông, hại mạnh nhất ở giống ĐH10 (điểm 3), đa số các giống còn lại không bị hại và bị hại nhẹ (điểm 0, 1).
+ Đối với sâu cuốn lá:
Tại Yên Khánh, qua theo dõi cho thấy, loài sâu này gây hại nhẹ trên tất cả các giống trong thí nghiệm (điểm 1).
Tại Nho Quan sâu cuốn lá gây hại chủ yếu vào giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng, giống ĐH5 và BT7 không bị nhiễm (điểm 0); các giống còn bị
nhiễm nhẹ (điểm 1, 3). + Đối với rầy nâu:
Tại Yên Khánh có 3 giống không bị nhiễm rầy nâu (điểm 0) là ĐH1,
ĐH2 và ĐH9; còn lại là bị nhiễm nhẹ (điểm 1)
Tại Nho Quan, loài sâu này gây hại chủ yếu giai đoạn lúa trỗ - chín, giống HL18 và hai giống đối chứng LT2, BT7 bị hại nặng nhất (điểm 3), các giống còn lại không bị hại và bị hại rất nhẹ (điểm 0, 1).
- Về tình hình bệnh hại:
+ Bệnh bạc lá là bệnh gây thiện hại lớn cho người dân trồng lúa. Ở mức
độ nhẹ chúng làm cho lá lúa bị trắng ra do mất diệp lục dẫn đến lá khô và chết làm giảm khả năng quang hợp do đó làm giảm năng suất lúa. Ở mức độ năng chúng gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông và chín sữa lúc này cây lúa đang tập trung năng lượng về hạt, do đó bộ lá bị nhiễm bệnh làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm đi sự cung cấp của nguồn vào sức chứa. Đặc biệt chúng gây hại
ở cổ bông sẽ làm chết các bó mạch dẫn truyền chất dinh dưỡng về hạt có thể
làm cho cánh đồng bị nhiễm bệnh bạc lá nặng mất trắng năng suất.
Với điều kiện vụ mùa ở nước ta có khá nhiều điều kiện cho bệnh bạc lá phát triển do đó giống chống chịu được với bệnh bạc lá luôn là một trong những hướng được ưu tiên. Kết quảở bảng 4.10 cho thấy:
Tại Yên Khánh có 6 giống không bị nhiễm bệnh bạc lá là ĐH1, ĐH2, ĐH5, ĐH11, LT2 và BT7 (điểm 0); các giống còn lại đều bị nhiễm ở mức nhẹ đến trung bình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Tại Nho Quan, bệnh bạc lá gây hại chủ yếu giai đoạn lúa từ sau trỗ
bông đến thu hoạch, qua theo dõi ở bảng 4.10 cho thấy, chỉ có giống đối chứng LT2 và ĐH3 bị nhiễm ở điểm 3, các giống ĐH2, ĐH5, ĐH10, HL18 không bị
nhiễm (điểm 0), các giống còn lại bị nhiễm ở mức nhẹ (điểm 1).
+ Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn cũng là một trong những bệnh gây thiệt