3. Bệnh đốm nâu
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1 Kết luận
Từ kết quả theo dõi thí nghiệm so sánh đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo trong vụ mùa 2013 ở hai huyện của tỉnh Ninh Bình là Yên Khánh thuộc khu thí nghiệm nằm trên đất 2 lúa – 1 vụ Đông, thuộc loại đất phù sa trong đê, giàu mùn, trung tính – ít chua (pH: 6 – 7,2), tưới tiêu chủđộng và Nho Quan là khu thí nghiệm nằm trên đất 2 lúa - 1 vụđông, thuộc vùng chiêm trũng giáp núi, thuộc loại đất ít mùn, nghèo dinh dưỡng, pH trung tính, tưới tiêu chủ động; chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa tại hai địa điểm thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể:
Tại Yên Khánh, các giống lúa khác nhau có TGST dao động trong khoảng 105 - 110 ngày; ngắn hơn so với hai đối chứng LT2 và BT7 (110 ngày), trong
đó có hai giống ĐH9 và ĐH14 có TGST ngắn nhất (105 ngày).
Tại Nho Quan, TGST của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 106 - 112 ngày, ngắn nhất là giống ĐH1, ĐH2, ĐH3, ĐH9 (106 ngày) và dài nhất là giống lúa đối chứng LT2 (112 ngày), các giống lúa còn lại
đều ngắn hơn so với cả hai giống đối chứng.
2. Chiều cao cây cuối cùng: tại Yên Khánh của các giống dao động từ
101 – 110 cm. Tại Nho Quan các giống có chiều cao cây dao động từ 102,1 - 108,5 cm.
3. Mức độ nhiễm sâu bệnh:, các dòng, giống lúa ở hai địa điểm thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại lúa như: sâu
đục thân (điểm 1-3), cuốn lá (điểm 1), rầy nâu (điểm 1-3), bệnh bạc lá (điểm 1 - 5), bệnh đốm sọc vi khuẩn (điểm 1 - 5), khô vằn (điểm 1-3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
dòng, giống lúa thí nghiệm dao động từ 50,7 - 65,1 tạ/ha; trong đó cao nhất là giống lúa ĐH1 (65,1 tạ/ha); thấp nhất là giống đối chứng LT2 (50,7 tạ/ha); các dòng, giống lúa còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 và BT7.
Tại Nho Quan, năng suất thực thu của các dòng, giống thí nghiệm thấp hơn so với ở Yên Khánh, dao động từ 45,7 - 59,0 tạ/ha, trong đó cao nhất là giống lúa ĐH1 (59,0 tạ/ha); tiếp đến là ĐH14 (58,7 tạ/ha) và thấp nhất là giống
đối chứng LT2 (45,7 tạ/ha), các giống lúa còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn cả hai giống đối chứng LT2 và BT7.
5. Chất lượng gạo: chiều dài hạt gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 6,15 - 7,38 mm, tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm
đều có chiều dài hạt gạo lớn hơn so với giống đối chứng LT2 (6,15 mm) và giống
ĐH1 là giống có chiều dài lớn nhất (7,38 mm).
Chất lượng cơm: các dòng, giống có chất lượng cơm ngon tương đương
đối chứng BT7 là ĐH1, DQ11, ĐH2 và ĐH14 (điểm 4); các dòng, giống còn lại chất lượng cơm ngon tương đương và cao hơn so với đối chứng LT2, có hai giống ĐH3 và HL18 có chất lượng kém hơn (điểm 2).
2 Đề nghị
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình canh tác cho các giống lúa ĐH1, DQ11, ĐH2 và ĐH14 để các giống này có thể phát huy tiềm năng năng suất trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO