3. Bệnh đốm nâu
4.2.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình
trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình
Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây. Hoạt
động quang hợp là quá trình tạo ra các hợp chất hữu cơ, hợp chất hữu cơ đó
được tích luỹ là phần cơ bản tạo nên năng suất. Quang hợp của cây trồng phụ
thuộc vào hai yếu tố: Diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần. Vậy, lá lúa có một vị trí hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định năng suất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận rằng: trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cùng với chếđộ canh tác, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, các lá trên không che khuất lá dưới sẽ nâng cao hiệu suất quang hợp thuần là điều kiện cần và đủđể nâng cao năng suất sinh vật học, là tiền đề nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Nguyễn Đình Giao và Cs (1997), ở Nhật Bản, Trung Quốc... Những ruộng có năng suất cao có LAI max = 6-8. Ở nước ta, năng suất lúa khoảng 5 tấn/ha có LAI trung bình 4-5, những ruộng cao sản LAI có thể đạt đến 6-7, việc thay đổi hệ số diện tích lá có liên quan đến khả năng lợi dụng ánh sáng mặt trời trong quang hợp.
Chỉ số diện tích lá (LAI) là đơn vị được tính bằng chỉ số m2 lá/m2 đất, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, kỹ thuật thâm canh, phân bón... Mỗi giống lúa khác nhau có LAI thích hợp khác nhau để đạt năng suất cao. Khi LAI thích hợp lại được tác động bởi các yếu tố kỹ thuật canh tác phù hợp thì các lá sẽ xanh lâu, quang hợp tốt tích luỹđược nhiều chất khô là tiềm năng cho năng suất cao.
Vụ mùa 2013 chúng tôi tiến hành đo diện tích lá của các giống lúa tại hai địa điểm thí nghiệm bằng phương pháp cân nhanh ở 4 thời kỳ: thời kỳđẻ
nhánh rộ, thời kỳ làm đòng, thời kỳ trỗ và thời kỳ chín sáp, kết quả được chúng tôi trình bày tại bảng 4.6. Kết quả bảng 4.6 cho thấy chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm tăng dần từ thời kỳ đẻ nhánh tối đa đến trỗ rồi giảm dần đến thời kỳ chín sáp.
- Ở giai đoạn đẻ nhánh rộ: Giai đoạn này vụ mùa 2013 cây lúa gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bén rễ hồi xanh nhanh, sinh trưởng phát triển tốt. Chỉ
số diện tích lá ở vụ mùa 2013 tại Yên Khánh dao động từ 3,23-5,46 m2 lá/m2 đất; cao nhất là ĐH1, thấp nhất là đối chứng LT2, trong đó, tại Nho Quan, chỉ
số diện tích lá LAI của các dòng giống dao động từ 3,17 – 5,41 m2 lá/m2 đất; cao nhất là DQ11 và thấp nhất là đối chứng LT2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa thí nghiệm vụ
mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan – Ninh Bình
STT Giống Thời kỳđẻ nhánh rộ Thời kỳ làm đòng Thời kỳ trỗ Thời kỳ chín sáp YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ 1 ĐH1 5,46 5,40 6,06 5,92 5,29 5,23 4,67 4,61 2 ĐH2 3,25 3,19 6,27 6,21 5,27 5,41 4,16 4,12 3 ĐH3 5,12 5,06 5,55 5,49 4,97 4,91 4,53 4,49 4 ĐH5 5,06 4,98 5,86 5,81 5,09 5,03 4,27 4,12 5 ĐH9 3,42 3,36 6,26 6,18 5,14 5,08 4,23 4,19 6 ĐH10 5,24 5,18 5,76 5,69 4,85 4,79 4,51 4,47 7 ĐH11 4,33 4,27 4,82 4,76 4,62 4,57 4,21 3,75 8 ĐH14 5,32 5,26 6,92 6,86 5,49 5,43 4,79 4,72 9 DQ11 5,44 5,41 6,01 5,95 5,51 5,06 4,71 4,67 10 HL18 5,13 5,07 5,81 5,75 5,02 4,96 4,51 4,41 11 LT2 (Đ/c 1) 3,23 3,17 6,47 6,41 5,27 5,11 4,26 4,21 12 BT7 (Đ/c 2) 4,79 4,73 5,84 5,78 4,62 4,56 4,14 3,62 LSD5% 0,34 0,33 0,36 0,26 0,28 0,21 0,22 0,24 CV% 4,9 5,2 4,3 5,1 5,0 4,7 5,2 4,8
- Ở thời kỳ làm đòng, số lá trên cây đã đạt tối đa cũng là lúc cây lúa có diện tích lá cao nhất, LAI cao nhất. Kết quả bảng 4.6 cho thấy các giống lúa ở
Yên Khánh có LAI biến động trong khoảng từ 4,82 - 6,92 m2 lá/m2 đất; tại Nho Quan chỉ số này dao động trong khoản từ 4,76 - 6,86; trong đó cao nhất ở
cả hai địa điểm thí nghiệm là ĐH14 và thấp nhất là ĐH11, thấp hơn so với hai giống đối chứng LT2 và BT7
- Ở thời kỳ trỗ cây lúa không những không tăng số lá, đồng thời một số lá già phía dưới gốc chết đi do đó diện tích lá giảm xuống, LAI cũng giảm theo. Trong thời kỳ này LAI của các giống thí nghiệm tại Yên Khánh biến động trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
khoảng 4,62 - 5,51 m2 lá/m2 đất; cao nhất là giống DQ11 (đạt 5,51 m2 lá/m2
đất); tiếp đến là ĐH14 (đạt 5,49 m2 lá/m2đất); ĐH1 đạt 5,29 m2 lá/m2đất; giống
đối chứng BT7 và ĐH11 có chỉ số LAI thấp nhất là 4,62 m2 lá/m2đất.
Tại Nho Quan, chỉ số Lai của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ
4,56 - 5,43 m2 lá/m2 đất; cao nhất là giống DDH14 (5,43 m2 lá/m2 đất), thấp nhất là đối chứng BT7 (4,56 m2 lá/m2 đất). Các dòng, giống còn lại có chỉ số
LAI cao hơn hoặc tương đương với đối chứng.
- Ở thời kỳ chín sáp, các hợp chất hữu cơđược quang hợp từ thân, lá được vận chuyển về cơ quan dự trữ là hạt, các giống lúa thí nghiệm có diện tích lá và LAI giảm mạnh so với thời kỳ trỗ và thời kỳ làm đòng. Bằng phương pháp cân nhanh chúng tôi xác định được LAI của các giống tại Yên Khánh biến động trong khoảng 4,14 - 4,79 m2 lá/m2 đất; cao nhất là giống ĐH14 và thấp nhất là
đối chứng BT7; tại Nho Quan, chỉ số LAI của các dòng giống biến động trong khoảng 3,62 - 4,72 m2 lá/m2 đất; cao nhất là ĐH14, tiếp đến là DQ11 (đạt 4,67 m2 lá/m2đất); giống đối chứng BT7 đạt thấp nhất là 3,62 m2 lá/m2đất
Nhìn chung kết quả của thí nghiệm cho thấy LAI của các dòng lúa tham gia thí nghiệm tăng từ thời kỳđẻ nhánh rộđến thời kỳ trỗ và giảm từ thời kỳ trỗ đến thời kỳ chín sáp, hay LAI đạt trị số cao nhất ở thời kỳ trỗ. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây (Phạm Văn Cường và Cs, 2004).