Tình hình nghiên cứu về lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 31 - 32)

d) Chất lượng nấu nướng và ăn uống

2.2.4. Tình hình nghiên cứu về lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở Việt Nam.

Chương trình chọn tạo giống ở Việt Nam đã thu được những thành tựu lớn nhờ vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế vềđánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa. Tạo giống lúa chất lượng tốt theo hướng cải tiến từ giống lúa cổ truyền đã được một số tác giả phía Bắc thực hiện. Đến nay đã có những giống lúa kiểu này được đưa ra sản xuất như: Tám thơm đột biến, TK106, TX1, TX2.... Tuy nhiên chất lượng của các giống này đều kém hơn giống gốc và hầu hết không giữđược mùi thơm (Nguyễn Thị Trâm, 1995)

Mục tiêu hàng đầu trong chọn tạo giống cây trồng hiện nay của Việt Nam là nâng cao năng suất và chất lượng, đối với giống lúa xuất khẩu cần đạt ngưỡng 6-8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

tấn/ha, cùng lúc cần đạt các chỉ tiêu chất lượng gạo cao, với giống lúa chất lượng

đặc sản (lúa thơm cao sản) cần đạt ngưỡng 5-6 tấn/ha (Bùi Bá Bổng, 2002).

Diện tích lúa tẻ thơm ở Việt Nam chiếm khoảng 1,2% trong tổng diện tích lúa toàn quốc (khoảng 80.000 ha), trong đó vụ Xuân 30.000 ha, vụ mùa 50.000 ha. Ở miền Bắc, hai tỉnh Nam Định và Thái Bình là vùng trồng lúa tẻ

thơm nhiều nhất chiếm khoảng 30% toàn vùng (khoảng 15.000 ha)

Yêu cầu gạo tẻ thơm được phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu là tuỳ

thuộc từng nước, từng vùng (Bùi Chí Bửu, 2000).

Ở vùng Trung Bộ, diện tích trồng lúa thơm không đáng kể, chiếm khoảng 10 % sản lượng lúa tẻ thơm của Việt Nam với sản lượng 25.000 tấn. Các tỉnh miền Nam trồng lúa tẻ thơm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu chiếm 35%, với sản lượng toàn quốc (khoảng 105.000 tấn)

Hàng trăm giống lúa Xuân, lúa Mùa, lúa chịu hạn, chịu úng, lúa Nếp, lúa có hàm lượng protein cao, lúa chịu mặn đã được chọn tạo và bồi dục ở

Viện Cây lương thực, trong đó có các giống lúa chất lượng cao (Nguyễn Thị

Lẫm, 1994). Hai giống P4 và P6 là những giống lúa được lai tạo theo hướng chất lượng Protein cao. Giống P4 có thời gian sinh trưởng trung bình, trồng

được 2 vụ/năm, năng suất khá đạt 45 đến 55 tạ/ha cao nhất có thểđạt 72 tạ/ha. Giống P4 có hàm lượng protein cao tới 11%, hàm lượng amiloza 16-20%, hạt gạo dài, tỉ lệ gạo sát đạt 70%, tỷ lệ gạo nguyên đạt 65%. Giống lúa P6 ngắn ngày hơn giống lúa P4 thuộc loại hình thâm canh, hàm lượng protein đạt 10,5%, năng suất đạt 45-55 tạ/ha, cao nhất đạt 60 tạ/ha. Đây là giống lúa có chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Một phần của tài liệu so sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số dòng, giống lúa thuần mới chọn tạo tại tỉnh ninh bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)