3. Bệnh đốm nâu
4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học quan trọng của cây lúa có liên quan
đến việc hình thành số bông trên đơn vị diện tích. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống lúa, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh như bón phân, nước tưới và tuổi mạ khi cấy... Quá trình
đẻ nhánh của cây lúa tuân theo một quy luật nhất định, trong điều kiện thuận lợi cây lúa có thểđẻ ngay ở các mắt đốt đầu tiên và kết thúc khi cây lúa bước sang giai đoạn làm đốt, làm đòng. Thời gian đẻ nhánh càng dài thì cây lúa càng cho nhiều bông, nhưng các nhánh càng đẻ sau thì cho số hạt trên bông càng ít do số lá ít. Những nhánh sinh sau không đủ số lá để hình thành bông hoặc có một số nhánh bị lụi đi do không đủ dinh dưỡng gọi là nhánh vô hiệu.
Trong điều kiện thí nghiệm thì mọi yếu tố ngoại cảnh là tương tự như
nhau do đó sự khác biệt về tốc độđẻ nhánh phụ thuộc chính vào đặc điểm di truyền của giống. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2013 tại Yên Khánh, Nho Quan tỉnh Ninh Bình chúng tôi thu
được kết quả tại bảng 4.5.
Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.5 cho thấy:
- Sau cấy 7 ngày: đây là thời gian cây lúa trong giai đoạn bén rễ hồi xanh. Trong điều kiện vụ mùa 2013 tại Yên Khánh - Ninh Bình, sau cấy nhiệt
độ trung bình tháng 8, tháng 9/2013 là 28-30 oC, phù hợp cho cây lúa bén rễ
hồi xanh và phát triển. Tại Yên Khánh, các dòng giống bắt đầu đẻ nhánh, số nhánh dao động từ 1,6 – 2,2 nhánh/khóm. Tốc độđẻ nhánh tăng nhanh từ 14 ngày đến 21 ngày sau cấy, trong 14 ngày sau cấy đạt 5,0 – 6,3 nhánh/khóm, sau 21 ngày là 7,6 – 10,0 nhánh/khóm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2013 tại Yên Khánh và Nho Quan - Ninh Bình
ĐVT: nhánh/khóm Giống .. ngày sau cấy Số nhánh hữu hiệu 7 14 21 28 35 42 49 YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ YK NQ ĐH1 2 2,1 6,1 5,2 9,7 9 11,2 9,7 10,9 9,7 9,6 8,8 9,1 8,1 6,9 6,7 ĐH2 1,8 1,6 5 5,2 7,6 7,7 9,6 9,2 8,8 8,6 8,1 7,9 7,7 7,6 6,7 6,6 ĐH3 1,9 1,7 5,5 3,8 9,4 7,3 10,8 12 10,4 11,9 9,1 9,3 8,7 8,0 6,4 6,2 ĐH5 2,2 1,7 5,9 3,3 9,6 7,2 10,9 11,1 10,5 11,9 9,7 9,5 8,6 8,1 6,5 6,3 ĐH9 2,1 1,8 6,3 5,6 9,9 9,7 10,9 11,9 10,5 11,0 9,8 8,3 8,2 7,4 6,4 6,1 ĐH10 1,9 1,6 5,8 4,5 9,6 7,8 10,5 12,8 10,2 12,1 9,4 10,6 7,9 8,0 6,2 6,3 ĐH11 1,8 1,7 5,6 5,6 10 9,0 10,8 10,2 10,4 10,1 9,4 9,0 8,2 7,1 6,4 6,4 ĐH14 2,1 1,8 6 5,6 9,3 9,3 10,2 10,3 10 9,9 9 8,9 8,5 8,0 6,4 6,4 DQ11 1,6 2,0 5 5,8 7,8 8,7 9,3 9,9 8,7 9,8 8 9,0 7,6 7,7 6,8 6,6 HL18 1,7 1,7 5,6 4,0 9,8 9,3 10,9 10,5 10,8 10,5 9,8 9,4 9,4 9,2 6,2 6,2 LT2 (đối chứng 1) 1,8 1,5 5,4 4,6 8,8 7,8 12,1 8,3 10,8 8,0 9,1 7,3 7,4 7,1 5,9 5,8 BT7 (đối chứng 2) 1,9 1,6 5,7 6,0 9,5 9,9 11,1 10,9 9,9 10,8 9,4 8,5 8,4 7,3 6,0 5,9 LSD5% 0,2 0,3 CV% 4,6 5,1
Tại Nho Quan, số nhánh sau cấy 7 ngày của các dòng, giống dao động từ
1,5 (giống LT2) đến 2,1 nhánh (giống ĐH1) và bắt đầu tăng nhanh; đến 14 ngày sau cấy, số nhánh đạt 3,3 – 6,0 nhánh/khóm, sau 21 ngày là 7,2 – 9,9 nhánh/khóm.
- Sau cấy 28 ngày:
Tại Yên Khánh: số nhánh của các dòng, giống thí nghiệm tăng mạnh nhất, dao động trong khoảng 9,3 – 12,1 nhánh/khóm, cao nhất là giống đối chứng LT2 (đạt 12,1 nhánh/khóm), thấp nhất là giống DQ11 (9,3 nhánh/khóm). Sau cấy 35 ngày, số nhánh của các dòng, giống dao động từ 8,7 – 10,9 nhánh/khóm, ở thời gian này các dòng, giống khác số nhánh không tăng, một số dòng, giống có xu hướng giảm dần, cao nhất là giống ĐH1 và (10,9 nhánh/khóm), thấp nhất là DQ11 (8,7 nhánh/khóm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Tại Nho Quan: số nhánh của các dòng, giống thí nghiệm tăng mạnh nhất, dao động trong khoảng 8,3 – 12,8 nhánh/khóm, cao nhất là giống ĐH10 (đạt 12,8 nhánh/khóm), thấp nhất là giống đối chứng LT2 (8,3 nhánh/khóm). Sau cấy 35 ngày, số nhánh của các dòng, giống dao động từ 8,0 – 12, nhánh/khóm, cao nhất là giống ĐH10 và (12,1 nhánh/khóm), thấp nhất là LT2 (8,0 nhánh/khóm).
- Sau cấy 42 – 49 ngày:
Tại Yên Khánh: số nhánh của các dòng, giống lúa tiếp tục giảm còn 8,0 - 9,8 nhánh/khóm, cao nhất là ĐH9 và HL18, thấp nhất là DQ11. Sau cấy 49 ngày, số nhánh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao động từ 7,4 – 9,4 nhánh/khóm; cao nhất là HL18 và thấp nhất là đối chứng LT2.
Tại Nho Quan: sau cấy 42 ngày, số nhánh của các dòng giống thí nghiệm dao
động từ 7,3 – 10,6 nhánh/khóm; cao nhất là giống ĐH10, thấp nhất là đối chứng LT2. Sau cấy 49 ngày, các dòng giống có số nhánh dao động từ 7,1 – 9,2 nhánh/khóm; cao nhất là HL18 và thấp nhất là đối chứng LT2 và ĐH11, các giống còn lại có số nhánh cao hơn cả hai đối chứng LT2 (7,1 nhánh/khóm) và BT7 (7,3 nhánh/khóm).
- Số nhánh hữu hiệu của các dòng, giống tại Yên Khánh dao động từ 5,9 – 6,9 nhánh/khóm; tại Nho Quan dao động từ 5,8 – 5,7 nhánh/khóm. Ở cả hai địa
điểm Yên Khánh và Nho Quan thì giống ĐH1 có số nhánh hữu hiệu cao nhất tại hai địa điểm, thấp nhất là giống đối chứng LT2; các giống còn lại đều có số nhánh hữu hiệu cao hơn so với hai giống đối chứng LT2 và BT7.