Rượ u nơi trút bầu tâm sự, xẻ chia

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 56)

Bằng sự biến hóa lắm màu mè, rượu đã đi vào thơ sống một đời sống thật thà và mộng mị. Có người mượn rượu để mạnh dạn nói điều mà không say không nói ra được “Lời say thường nói thật”. Ở đây có cả loại mượn rượu để chửi đổng. Chửi đổng có chỗ cá nhân nhưng có ý nghĩa xã hội được túa ra tung tẩy. Nguyễn Vỹ trong lúc say đã viết bài thơ Gửi Trương Tửu để nói cái chí khí uất của mình.

Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa Bực chí thành say mấy cũng vừa Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ

Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ…

Nhà thơ Phạm Thái trước đây có bài thơ yết hậu về rượu để xóa nhòe đi tất, để ngự lên hiện thực mà ngạo chơi.

Sống ở dương gian đánh chén nhè Chết xuống âm phủ cặp kè ke Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó

Vũ Hoàng Chương công bố hẳn một triết lý kêu gọi say mà quên hết cái sự đời “Rượu, rượu nữa và quên, quên hết”. Tản Đà một thi nhân lãng tử bước qua cái vòng cổ điển mực thước để bắc cầu cho thơ mới, hé mở một thế giới quan tự do.

Bạc tiền gió thoảng thơ đầy túi Danh lợi bèo trôi rượu nặng nai

Nhà thơ nổi tiếng đời Đường Lý Bạch cũng đã gửi cái chí lớn, cái tình lớn của mình vào rượu.

Thánh hiền đều uống rượu Thôi cần chi thần tiên Ba bôi thông đạo lớn Một chén hợp tự nhiên

Rượu và thơ làm cho ta hứng khởi, nhập hồn vào thiên nhiên, nâng tầm con người lên cõi cao trọng. Bài thơ Giang Thượng Ngâm của Lý Bạch, được dịch nghĩa ra văn xuôi như sau:

… Ngoài cái thú uống rượu ăn chơi còn có cái thú văn chương nữa. Từ phú Khuất Nguyên còn như mặt trời mặt trăng cao treo mãi. Chứ đài tạ của các Vua Sở thì hỏi có còn gì? Chỉ còn những đồi núi chơ vơ mà thôi. Lúc rượu say nồng, hạ bút xuống có thể làm rung động cả những núi Ngọc Nhạc. Khi bài thơ làm thành thì vui cười có thể làm át cả cảnh tiên ở gò Thương Châu. Ngẫm ra công danh phú quý ở đời chỉ là những cái bóng thoáng qua…

Rượu dẫn người ta đến tận cùng suy ngẫm về cái lẽ ở đời. Rượu là nơi giãi bày mọi tâm sự buồn vui, đẩy lùi sầu muộn làm ta sống mạnh mẽ trong nhiều cảnh huống thử thách. Cao Bá Quát có bài thơ Uống rượu tiêu sầu hé mở một triết lý nhân sinh.

Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu Trầm tư bách kế bất như nhàn

(Cắt đứt mối sầu ở trên đời, chỉ có rượu là hơn cả. Ngồi ngẫm nghĩ cho kỹ trăm chước không gì bằng chữ nhàn).

Rượu có sức lay dậy, mách bảo là vậy, rượu còn chia sẻ giãi bày tâm sự. Người uống rượu thì có thể nhiều lời, lớn tiếng nhưng rượu thì thầm lặng thấm thía. Lúc bình thường người ta chỉ thấy hương rượu thơm, vị rượu cay nhưng càng uống, tâm sự càng đầy người ta nhận ra vị đắng chát, mặn nhạt, độ nóng lạnh của rượu. Nhà thơ Nguyễn Duy ngày Tết Mời vợ uống rượu:

Vợ cười chưa uống đã say

Ngọt ngào thì nổi, đắng cay thì chìm

Nguyễn Bính có bài thơ Giời mưa ở Huế thấm đẫm nỗi buồn qua chén rượu lạnh: “Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả/ Rượu ứa men lành lạnh ngón tay”. Có người nói “ma rượu” có cái đúng nhưng nghiêng về tà rượu. Còn cái ma ở đây là cái bóng lúc có lúc không, lúc hữu hình lúc vô hình. Lúc như Nguyễn Bính “Chén sầu đổ ướt tràng giang/ Canh gà bên nớ giăng sang bên này”. Lúc như Trịnh Thanh Sơn “Nắng tắt mà em không đến/ Anh ngồi rót biển vào chai”. Bao nhiêu vẻ cảm động, hứng khởi của rượu nhưng mới chỉ rượu trong chai trong chén. Cao hơn, ta còn thấy rượu là cả nỗi lòng “Ưu thời mẫn thế” là bầu tâm sự của hai thế hệ thi nhân Tản Đà và Trần Huyền Trân.

Cụ hâm rượu nữa đi thôi Be này đã cạn hết rồi còn đâu

Rồi lên ta uống với nhau Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.

Thơ kỳ lạ, rượu cũng kỳ lạ. Rượu ngấm vào da thịt người thì làm lung lay tinh thần. Rượu ngấm vào thơ thì thơ dẫn người đi đến tận cùng vui buồn và ôm lấy vô vàn ảo ảnh để sống hết cái cõi đời thực ở dương gian. Cho nên thi sĩ Nguyễn Bính mới có Một chiều quan tái:

Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy Anh uống cả em và uống cả

Một trời quan tái mấy cho say

Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng thích rượu nhưng ông uống rất chừng mực, không nhiều:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Chỉ khi nào trong lòng buồn bã ông mới say tít cung thang:

Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. (Tự trào)

Khi Dương Khuê mất, ông buồn rầu nhắc lại kỷ niệm xưa với người bạn đồng khoa và đồng liêu thân thiết:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Vắng bạn, việc uống rượu đối với ông không còn thú vị nữa:

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong một đêm tâm tình thân mật với nàng kỹ nữ nhưng khi nàng mời rượu thì thi nhân từ chối.

Giờ này còn của đôi ta,

Giang hồ rượu ấy còn pha lệ người. Ồ sao rượu chẳng kề môi?

Lời đâu kiều diễm cho nguôi lòng chàng?

bởi ý ông đã quyết:

Đêm ấy rượu nàng ta không uống, Từ sau thề không uống rượu ai.

Thế nhưng khi về nhà, gặp sinh nhật vợ, ông không thể nào từ chối được: Chén lại chén, kề môi thủ thỉ,

Càng vơi càng túy lúy càng đầy

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 56)