Bút pháp hiện thực và tả thực

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 104 - 107)

Khái niệm tả thực trong văn học đã xuất hiện từ lâu. Thậm chí, có thể coi thuật ngữ (mimezic) trong Thi pháp học của Aristote cũng gắn liền với ý thức tả thực của văn học. Tuy nhiên phải đến khi chủ nghĩa hiện thực ra đời, tả thực mới trở thành nguyên tắc nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng. Trong quan niệm truyền thống, tả thực được hiểu như là sự thể hiện một cách trung thành hiện thực và hiện thực trong tác phẩm có cấu trúc đồng đẳng với hiện thực vốn có ngoài đời. Quan niệm này có thể nhìn thấy trong tuyên bố của Balzac: “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”. Stendhal cũng coi văn chương như là tấm gương phản ánh cuộc đời.

Câu tục ngữ Latinh: “Trong rượu có sự thật” trong nhiều trường hợp là đúng. Ở Việt Nam, bút pháp và tinh thần tả thực cũng được các nhà văn hiện thực đặc biệt chú ý. Vũ Trọng Phụng từng bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi coi tiểu thuyết là sự thực ở đời” (Báo Tương lai số 9, ngày 25.3. 1937). Nói như thế là chúng tôi muốn khẳng định một điều: Trong thơ, các nhà thơ cũng tận dụng những ưu thế của tả thực để tạo nên những tuyệt phẩm. Hãy xem nhà thơ Nguyễn Bính tả cảnh Giời mưa ở Huế để thấy tâm trạng của một kẻ

giang hồ khí cốt:

Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Hôm qua còn sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say Nón lá áo tơi ra quán chợ

Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả Chén ứa men lành lạnh ngón tay Ôn lại những ngày mưa gió cũ

Những chiều quán trọ, những đêm say Người quen nhắc lại từng tên một Kể lại từng nơi đặt dấu giày Trôi dạt dám mong gì vấn vít Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây Tỉ tê gợi nhớ niềm tâm sự

Cúi mặt soi gương chén rượu đầy Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ Đôi lòng hòa một vị chua cay

Đứa thương cha yếu, thằng thương mẹ Cha mẹ chiều chiều… con nước mây

Đọc thơ ta thấy, xuất hiện trước mặt độc giả không chỉ là cảnh giời mưa ở Huế mà hơn hết là hình ảnh hai kẻ sĩ với tâm trạng đầy nỗi u sầu. Cái thực ở bài thơ không đơn thuần chỉ là thực cảnh mà quan trọng hơn, theo chúng tôi, đó là cái tình thực của thi nhân.

Cái say của Vũ Hoàng Chương trong Say đi em khi mới đọc cứ ngỡ đó là cái sự giả say của người thi sĩ, nhưng khi đọc kĩ ta thấy ít nhiều cái tâm trạng của kẻ sĩ trong thời buổi ngột ngạt của xã hội thời ấy, đúng như Hoài Thanh từng nói: “cái say của của Vũ Hoàng Chương là một thứ say có chừng mực, say mà không hẳn trụy lạc, … Duy ở đây nó có cái vị chua chát, hằn học và bi đát riêng” [57, tr346].

Cũng cùng với “cái vị chua chát, hằn học và bi đát riêng” của Vũ Hoàng Chương trong Say đi em, Gửi Trương Tửu – “là kiệt tác của Nguyễn Vỹ” bắt đầu với những câu ngây ngất hơi men:

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai

Một mình nhấm nháp chẳng buồn say Trước kia hai thằng hết một nậm Trò chuyện dông dài mặt đỏ sậm Nay một mình ta một be con Cạn rượu rồi thơ mới véo von...

Rượu làm sống lại hồi ức rất thực của tác giả về người bạn thân thiết Trương Tửu, về những kỷ niệm khi hai người còn gần gũi bên nhau. Cái chất kiêu bạc phóng túng của đôi bạn được tác giả tái hiện:

Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác Mà vẫn coi tiền như cái rác

Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang Rủ nhau chè chén nói huênh hoang Xáo lộn văn chương với chả cá Chửi Đông, chửi Tây chửi tất cả Rồi ngủ một giấc mộng với mê Sáng dậy, nhìn nhau cười hê hê

Ngô Nguyên Nghiễm với bài thơ Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch Vân uống rượu cùng bằng hữu chợt hiểu rằng có câu: “Ngày đi núi chất trên vai rộng - Và nhốt trăng vào túi rỗng không”. Không chỉ vì có cảm giác tương đồng trên đỉnh Bạch Vân, mà còn vì hai câu trên nó hay trong nhiều cảnh huống khác. Cảnh Bảy Núi dường như không đủ sự hùng vĩ điệp trùng. Nhưng nó gợi sự điệp trùng hùng vĩ núi quê nhà. Ngày đi… có kẻ bịn rịn chòm mây bạc. Có kẻ vươn vấn rặng núi xanh mờ bạc trắng đỉnh vì mây. Có người sợ trăng sẽ kém ngần trong nơi vùng xa lắc đến. Hay ! Ngày đi núi chất trên vai rộng. Và nhốt trăng vào túi rỗng không. Người thi sĩ như khách giang hồ vẫy vùng lãng bạt, cũng có những giây phút : “một tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà” , và chợt dưng:

Ráng bay một góc trời biên giới Khách cũng nặng lòng đếm lá rơi…

Những khoảng khắc ấy thể hiện một tâm hồn đầy cảm xúc và tinh tế .

Như vậy, bút pháp tả thực cũng là một trong những bút pháp được thi nhân sử dụng khi sáng tác. Nó đem lại cho thơ sự đa dạng, phong phú về cả nội dung lẫn hình thức.

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w