Cảm hứng về quê hương, đất nước, bạn bè

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 73)

Nhà thơ Trần Xuân An từng nhận xét: “Trong tình bạn thâm giao, Trịnh Bửu Hoài khi viết về bạn, cũng là lúc anh thể hiện chân thành, trung thực chính

anh một cách mặc nhiên mà có thể anh không ngờ đến” [14-36]. Nếu nhận xét như nhà thơ Trần Xuân An thì có thể hai bài trong tập thơ này tiêu biểu cho “dòng thơ viết về bằng hữu” (của Trịnh Bửu Hoài, là Uống rượu bên hồ Trúc GiangChiều Kinh Bắc. Trong bài Uống rượu bên hồ Trúc Giang (viết tặng nhà thơ Tô Nhược Châu) có những câu mang đậm tính triết lý, vẻ đạo mạo - điều ít thấy trong tập thơ Ký ức:

Bạn mừng ta tay run rót rượu Ta mở lòng hớp ngụm tình xưa Bão thời gian chẳng mòn ký ức Há chi trời đất có sang mùa

Ta cứ rót bóng mình trong đáy cốc Trần gian là một cuộc vui đùa

Khói thuốc bay tưởng mây trời đáp xuống Nhướng mắt nhìn thế cuộc có say chưa

Tình thơ, tình người đã làm tất cả trở thành hư ảo với nhà thơ, thời gian có trôi qua như bão tố cũng không làm mòn đi những nỗi nhớ niềm thương thì nào có quản chuyện tháng năm trôi…

Bạn gánh nghiệp đời như gánh mộng Thế mà sương khói nặng đôi vai Ta lên núi để rồi xuống núi Đạo sư buồn trắng cả hai tay Chí lớn phù hoa như bọt nước Phú quí cơ hồ như mây bay

Thơ của Trịnh Bửu Hoài là thơ của “Bình rót nghìn thu chưa cũ/ Bâng khuâng ấm một giọt nồng”, là thơ của điệu vọng cổ mượt mà, thơ của hương gió phương Nam đằm thắm mà không thể phai mờ được.

Mỹ nhân? Cái Ðẹp? Lý Tưởng? Một phương? Hãy tìm chỗ mù sa cố quận? Ðảo lên nguyên khê, lộn về phố thị, chỗ sân ga bến tầu, trên chiếc giường làm tình, giữa bàn hội nghị, lúc ngâm vịnh khi nhảy disco, ở đâu? nơi nào? trong Cõi Tồn Sinh rất nhiều Ðánh Mất này một đúng nghĩa Lý tưởng? Cái Ðẹp? Vả, trong tuyệt trù ngóng vọng còn chăng một thiên nhất phương để kỳ gởi?

Em còn ở với sơn hà

Anh còn mất hút gần xa mất hoài... Hỏi rằng người ở quê đâu

Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà

Bùi Giáng chưa hề định nghĩa một quê nhà rộng hẹp, ghét yêu, kiểu Quốc văn giáo khoa thư; mặc dù ông từng tha thiết yêu, và khẩn thiết, kêu gọi vi trùng, chuồn chuồn châu chấu, tập – thể – bò – dê trong đồi sim trái chín hãy rộng lòng để cùng ông hòa mình cuộc thương yêu. Ðã không hề giam mình trong định nghĩa, lại càng không giam mình trên một mặt đất dù nó khá mênh mông, vậy Bùi Giáng có một quê nhà nào trong cái vũ trụ mà ông đọa đày khắc khoải gọi tên?.

Có thể, hiển nhiên là có thể thôi, Bùi Giáng có một mái nhà trong một quê hương rộng dài: Cõi Thơ. Trên quê hương không chiều kích không gian và thời gian đó, Bùi Giáng là đứa con trung thành rất mực dưới mái nhà Thơ, và là một tay kịch liệt tung hoành, mặc tình dâng hiến, thỏa dạ cuồng si trong quê thương Thơ. Ở đó ông trùng phùng những công dân thế giới, những con người ưu tú từ nhân loại cổ kim.

Hãy đọc một trong những bài thơ sau cùng của ông:

Uống xong ly rượu cuối cùng Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên.

Uống như uống nước ngọc tuyền Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau

Uống xong ly rượu cùng nhau Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời

Em còn ở lại vui chơi

Suốt năm suốt tháng suốt nơi lan tràn Riêng anh về suốt suối vàng

Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Ðà Em còn ở với sơn hà

Anh còn mất hút gần xa mất hoài (Uống rượu)

Thường tình hẹn là để gặp lại, nhưng Bùi Giáng hẹn là để “quên nhau muôn đời”. Lời di chúc cho em trước một ra đi. Nó buồn tênh nhưng sáng ngời cái khí phách thanh sạch, ngời sáng của một thi sĩ. Giả từ phương này trùng phùng được Lý Bạch, Tản Ðà đầu kia. Uống ly rượu cuối cùng trong thần thái đầu tiên, không hề là vĩnh biệt, chỉ có ra đi, là được về. Ðặt biệt ở đây mọi hình tượng hiện tồn vọng viễn chỉ tinh mật góp lại một từ, đó là Em. Không phải Bùi Giáng hôm nay mệt mỏi, hóa ra hiền từ, không còn bay phá trong thế giới chữ nghĩa muôn điệu của ông, mà em chỉ là một tiếng kêu “Là nhất phiến hàn thanh tống cổ kim”.

Bùi Giáng đã có một đời thơ năm mươi năm sáng tác; hơn hai mươi năm ông đã cùng các nhà thơ lỗi lạc Phương Nam mở ra một vận hội Muôn Màu cho

Văn Hóa Phương Nam. Nhưng nhìn ở bất cứ gốc cạnh nào ông mãi mãi là một thi hào riêng Cõi, độc lập, một bát ngát tượng đài. Do đó, có lẽ không nên – không thể qui kết định đặt Bùi Giáng vào một trường phái khuynh hướng, một tổ chức nào cả. Mọi nhản hiệu có lẽ chỉ vô tình khoanh tròn, thu hẹp, công thức hóa cái thế giới Thi Ca dài rộng mênh mông của Bùi Giáng.

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w