Rượu như một thú chơi tao nhã, một người bạn đồng hành

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 41)

2.1.1. Rượu như một thú chơi tao nhã trong hệ thống cầm, kỳ, thi, tửu

Ông bà ta hồi xưa cho rằng có 4 món ăn chơi tao nhã là: cầm, kỳ, thi, tửu. Bởi vậy trong bài hát nói Cầm, kỳ, thi, tửu, cụ Ngộ Trai Nguyễn Công Trứ (cụ rất mê món Hát ả đào) có mấy câu:

Đàn năm cung réo rắt tính tình dây, Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó. Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà

Rồi trong bài Kẻ sĩ, cụ lại “đổi ý” đưa thơ và rượu lên hàng thứ nhứt: Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn

“Trà tam rượu tứ”, uống rượu ít người mau say xỉn, uống đông người mạnh ai nói nấy nghe, chán chết. Uống ghiền có độc ẩm, đối ẩm, dân gian gọi vui là “đánh cờ nhào”. Sướng nhất là được uống với những người tri âm, tri kỷ, uống có “cung phi mỹ nữ” kề vai. Và sau cùng, uống rượu - làm thơ luôn là cái thú của các danh sĩ từ cổ chí kim.

Có 1001 lý do để say xỉn, vui cũng uống, buồn cũng uống, không vui không buồn cũng uống, cũng say tới bến, uống rượu mà không say thì còn gì là thú. Cuộc đời thì có lắm nỗi buồn, buồn gia đình, vợ con, buồn người yêu đi lấy chồng, buồn cho sự nghiệp công danh, buồn cho nhân tình thế thái, dâu bể cuộc đời và có cả những nỗi buồn man mác, không tên.

Chuyện say xỉn cũng là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, tửu nhập thi hứng, chén rượu tiêu sầu, chén rượu chia ly, chén rượu nhớ mong, chén rượu

với mỹ nhân, thậm chí với cô hàng rượu... Trong vô vàn lý do biện minh cho chuyện nhậu, uống rượu tiêu sầu, là lý do được các nhà thơ ưu tiên nhất. Trong thơ của mấy vị tiền bối, lúc nào cũng có bóng dáng của bầu rượu, nhờ rượu mà các cụ cảm khái nên trang thơ bất hủ, còn lưu truyền đến tận đời sau.

Nhưng nói uống rượu tiêu sầu chỉ là cái cớ chứ nỗi sầu, hàng vạn nỗi sầu đâu dễ nguôi ngoai. Đúng như cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã phán:

Sầu đong càng lắc càng đầy

Nếu chỉ một trận càn khôn lúy túy mà dẹp được nỗi sầu thì “Tiên thi” Lý Bạch đã không than vãn:

Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu.

(Rút gươm chém nước, nước vẫn trôi Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu)

Nỗi sầu của Lý Bạch quả là sầu quá mạng, như dòng nước sông trôi mãi, không bờ bến, sầu đến tận cùng, không có thứ rượu nào có thể hóa giải được, “Ngỡ dìm nỗi sầu vào rượu, không hay càng uống lại càng sầu”. Biết là vậy như ông vẫn chén tì tì:

Rượu chỉ ba trăm chén, Mà ngàn vạn cái buồn. Để cái buồn không đến, Ta phải uống rượu luôn

(Một mình uống rượu dưới trăng)

Rõ ràng, mượn rượu tiêu sầu nhưng thành sầu không dễ gì phá đổ, may ra ta chỉ tạm quên trong phút chốc nhờ men rượu. Thơ, rượu và một thành sầu bất

tận, thiên thu, vạn cổ mà đa số văn nhân, thi sĩ muốn đánh đổ mãi bằng men rượu nhưng không được thường là nỗi sầu thiếu giai nhân.

Ai cũng biết cụ Nguyễn Tuân, nhà văn nổi tiếng với tùy bút Vang bóng một thời, cụ rất ít khi làm thơ nhưng lại cho ra đời một bài thơ Say tuyệt bút (thuộc thể loại hát nói mà cụ Nguyễn Công Trứ ưa dùng), ông đã khuyên muốn giải sầu chỉ có cách làm... bợm nhậu:

Ai muốn lấp sầu thiên vạn cổ, Cùng ta hãy cạn một hồ đầy.

Trong bài thơ này ông còn tâm đắc trích đoạn 2 câu thơ đặc sắc trong

Tương tiến tửu của Lý Bạch tiên sinh:

Đảo phá sầu thành thi thị tướng Trường truy cùng tặc tửu vi binh

Ý nói “muốn phá thành sầu phải mượn thơ làm vị tướng, muốn đuổi giặc cùng phải mượn rượu làm quân lính”. Thế mới biết, phá thành sầu quả là chuyện cực khó, phải kết hợp giữa thơ và rượu, như tướng chỉ huy quân lính đánh giặc vậy (nhưng chưa chắc đã thắng).

Nói tới thơ say mà không nhắc tới sư phụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thì quả là một thiếu sót. Tản Đà là người mãi mê “thơ - rượu” nhất, là một đệ tử lưu linh chính hiệu, như ông đã từng tâm sự:

Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả tấm hình phù du.

(Ngày xuân thơ rượu)

Nỗi sầu thiếu giai nhân luôn là nguồn cảm hứng vô tận của những tao nhân mặc khách từ cổ chí kim. Bởi vậy trong hàng vạn bài thơ về uống rượu tiêu sầu, đâu đó luôn thấp thoáng hình bóng phái đẹp.

Đại gia thơ say Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Đời vắng em rồi say với ai đã thở than trong tuyệt vọng vì cái cảnh nhậu mà không có “em” chuốc rượu:

Em ơi! Lửa tắt, bình khô rượu, Đời vắng em rồi, say với ai?

Hình như Vũ Hoàng Chương chỉ thích say với người đẹp, bài thơ Say đi em thuộc hàng đẳng cấp của ông có đoạn:

Say đi em, say đi em Say cho lơi lả ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết... Ta quá say rồi

Sắc ngã màu trôi... Nhưng em ơi

Ðất trời nghiêng ngửa

Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ Ðất trời nghiêng ngửa

Thành sầu không sụp đổ, em ơi!

Ông muốn nhậu cho đã đời, tê tái để “quên, quên hết”, xỉn đến nổi “Sắc ngã màu trôi”, “đất trời nghiên ngửa” rồi mà ông vẫn cứ uống thêm vì “thành sầu chưa sụp đổ”. Cái say của Vũ Hòang chương quả là ác liệt.

Nỗi buồn thất tình thường là nỗi đau đậm đặc nhất trong những bài thơ say nổi tiếng. Mối tình đơn phương, cũng là mối tình sâu đậm nhất của “Đại lão cái bang”, “Trung niên thi sĩ” Bùi Giáng với nghệ sĩ Kim Cương đã khiến ông phải vương mang mối sầu thiên thu, vạn cổ và làm nên một “sêri” thơ “không đụng

hàng” về bà trong những cơn say, nửa tỉnh nửa mê. Trước khi chết (năm 1998) ông khai rõ một trong những lý do say xỉn của mình:

Em đi thanh thản ngọc tuyền

Anh ngồi nốc rượu nốc phiền thiên thu Kim Cương Nương Tử tuyệt trù

Thơ thần chất vấn dặm cù tình điên

(Kim Cương nương tử)

Cảm khái hai câu thơ "Còn trời còn nước còn non/ Còn cô bán rượu, anh còn say sưa" của đàn anh Tản Đà, nhà thơ Bùi Giáng đã sáng tác bài thơ đậm chất “Bùi thi sĩ”, ngôn từ không lẫn với ai được: “Tản Đà bị tẩu hỏa nhập ma”, bài thơ đã “cảnh báo” hậu quả của việc si mê cô hàng rượu:

Say rượu nhiều, say cô nhiều nữa Vì say cô, lần lữa tới lui ...

Say be bét khóc sụt sùi

Say sưa nhị bội, say sưa song trùng...

Say cô hàng rượu, ngày nào cũng ngồi uống rượu chỉ để ngắm nàng, nhưng hậu quả thật là ghê gớm, chàng đã bị... tẩu hỏa nhập ma:

Tình yêu có tạc có thù

Có duyên cá nước đắp bù rượu men Rồi từ đó thường hằng qua lại Tiếp tục đi gặt hái say sưa Thần công du hí thượng thừa

Nhập ma tẩu hoả xin chừa chịu chơi!

Hiền hòa như nhà thơ Thiền sư Phạm Thiên Thư cũng không thoát khỏi chuyện lai rai ba sợi cho đỡ buồn, đỡ nhớ:

Buồm lên biển tím chênh vênh Một đêm gã bỏ tình nhân lại bờ? Yêu biển cả từ tuổi thơ

Vùi hoa niên giữa bốn bờ trùng dương Từ đi bụi nước mười phương

Quên một người vẫn yêu thương một người Một đêm quán rượu say cười

Nàng vũ nữ với một người hào hoa Lòng quỳ nhớ mặt trời xa

Người trai biển bẵng năm qua tìm về Dài một đêm núi non thề

Dài đêm mộng biển bốn bề trăng sao… Sóng muôn xưa dậy thì thào

Một sao hồ thủy đỉnh cao mù trời…

(Quán rượu ven biển)

Nỗi sầu đau của con người lúc nào cũng đa dạng, phong phú, còn rượu thì lúc nào cũng có sẵn và đầy đủ các chủng loại từ rượu đế bình dân đến rượu thuốc, chuối hột, đủng đỉnh, đinh lăng... cho đến rượu quý tộc ngâm sâm nhung, tay gấu, ngọc dương, tắc kè, bìm bịp, rắn hổ, bao tử nhím, hải mã, kỳ nhông, rượu Tây, rượu Tàu… tha hồ cùng nhau nâng chén “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”, để rồi thành sầu vẫn sừng sững, vẫn vương mang có khi cả một cuộc đời.

2.1.2. Rượu như một người bạn đồng hành

Cổ nhân có câu: “Dĩ tửu trợ văn, dĩ văn hội hữu" (lấy rượu giúp cho cảm hứng văn chương, lấy văn chương để kết giao bạn bè). Lại có thêm quan niệm:

Rượu là sự thăng hoa của ngũ cốc, thơ là sự kết tinh của ngôn từ. Chỉ bằng từng ấy có lẽ đã đủ để nhìn ra một mối liên hệ thật mật thiết giữa rượu, thơ và thi sỹ.

Trên thực tế của nhiều trường hợp, đó là cái tam vị đã làm nên sự nhất thể: Tình bạn giữa những con người trong giới bút mặc. Tình bạn ấy diễn ra trong đời thường, và cũng có lúc, như một sự ngẫu nhiên thú vị, nó in dấu trong thơ, nó giúp người yêu thơ hiểu thêm về các thi sỹ và tình cảm bằng hữu mà họ dành cho nhau.

Năm 1937, trên báo Đàn bà xuất hiện một bài thơ của Nguyễn Vỹ, có cái tên Gửi Trương Tửu. Khi soạn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã đưa bài thơ này vào sách và cho rằng: Đây "mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ". Mở đầu bài thơ đã là những câu ngây ngất hơi men:

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai

Một mình nhấm nháp chẳng buồn say Trước kia hai thằng hết một nậm Trò chuyện dông dài mặt đỏ sậm Nay một mình ta một be con Cạn rượu rồi thơ mới véo von...

Rượu làm sống lại hồi ức của tác giả về người bạn thân thiết Trương Tửu, về những kỷ niệm khi hai người còn gần gũi bên nhau. Và đây là những câu thơ mà nhiều người đã thuộc nằm lòng, có thể nói, những câu thơ "xanh mãi với thời gian" bởi chất kiêu bạc phóng túng của chúng:

Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác Mà vẫn coi tiền như cái rác

Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang Rủ nhau chè chén nói huênh hoang

Xáo lộn văn chương với chả cá Chửi Đông, chửi Tây chửi tất cả Rồi ngủ một giấc mộng với mê Sáng dậy, nhìn nhau cười hê hê

Trong văn bản bài thơ được in ở Thi nhân Việt Nam, ước mơ ấy hiện ra khá mờ nhạt:

Tôi làm trạng nguyên, anh tể tướng Rồi anh bên võ tôi bên văn

Múa bút tung gươm hả một phen

Nó, ước mơ ấy, sẽ thực sự là ước mơ cháy bỏng nếu ta hoàn nguyên 14 câu thơ đã bị chính quyền thực dân kiểm duyệt (theo tư liệu mà gia đình giáo sư Trương Tửu hiện còn lưu giữ):

Cho bõ căm hờn cái xã hội

Mà anh thường kêu mục, nát, ruỗng Cho người cày ruộng kẻ làm công Đều được yên vui hớn hở lòng Bao giờ chúng mình gạch một chữ Làm cho đảo điên pho lịch sử Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa Hất mồ nhổm dậy cười say sưa Để xem hai chàng trai quắc thước Quét sạch quân thù trên đất nước Để cho toàn thể dân Việt Nam Đều được tự do muôn muôn năm Để cho muôn muôn đời dân tộc

Hết đói rét, lầm than, tang tóc...

Nếu tình bạn của Nguyễn Vỹ và Trương Tửu, xét về tuổi tác giữa hai người, có thể gọi là tình bạn đồng tuế, thì tình bạn của hai nhà thơ Tản Đà và Trần Huyền Trân là một tình bạn vong niên (Tản Đà sinh năm 1889, Trần Huyền Trân sinh năm 1913). Thật ra không có tư liệu ghi chép - của Tản Đà, của Trần Huyền Trân hay của những người khác - về tình bạn vong niên này, vì thế chúng ta ngày nay rất khó hình dung về nó một cách cụ thể. Nhưng may sao trong di sản thơ ca của nhà thi sỹ có cái bút danh "đượm mùi khăn yếm" Trần Huyền Trân, chúng ta đọc được ba bài thơ cho phép khẳng định sự tồn tại của một tình bạn như vậy: Mộng uống rượu với Tản Đà, in trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1938; Khi đã về chiều, in trên Tao Đàn năm 1939 với lời chua ở cuối bài: "Sau lần thăm Tản Đà, Ngã Tư Sở 1938"; Viếng nhau, viết năm 1939, sau cái chết của Tản Đà. Trong ba bài thơ kể trên, Mộng uống rượu với Tản Đà xứng đáng được coi là một thiên tuyệt bút và là một chứng lý cho sự hòa quyện thơ, rượu và mối đồng cảm thi nhân. Mở đầu bài thơ đã là một lời mời, chính xác là một lời giục giã tiếp tục tiệc rượu:

Cụ hâm rượu nữa đi thôi Be này đã cạn hết rồi còn đâu!

Khi viết bài thơ này, Trần Huyền Trân mới 25 tuổi, còn Tản Đà đã 50 (ngày trước tuổi như thế đã kể là già, gọi bằng cụ cũng không đến nỗi... sái). Như vậy là ông trẻ giục ông già tiếp rượu. Họ rót rượu, uống rượu, nhưng thật ra không chỉ có vậy:

Rồi lên ta uống với nhau

Ngay ở câu thơ, hay đến bàng hoàng này, rõ ràng đã thấy có một sự lẫn lộn theo đúng cách của các tửu đồ - thi sỹ: lẫn lộn giữa việc rót rượu với việc rót nỗi đau lòng cho nhau. Sự lẫn lộn ấy còn được "trộn" thêm vào cả cách nói chuyện đầu Ngô mình Sở ở bốn câu tiếp theo:

Say đâu? Lòng chửa được đầy Cái đau nhân thế thì say nỗi gì? Đường xa ư cụ? Quản chi

Đi gần hạnh phúc là đi xa đường

Ông già lo ông trẻ quá chén sẽ say, thì ông trẻ lại nói sang chuyện đau đời (là thứ không say được). Ông già sợ nỗi ông trẻ rượu tàn phải đi về đường xa, thì ông trẻ lại ngoặc tới chuyện đường đi trong cuộc đời. "Thiếu giả hoài chi, lão giả an chi" (người trẻ ôm ấp lý tưởng cao xa, người già lo chuyện sao cho được yên ổn), cuộc đối thoại trong tiệc rượu giữa Tản Đà và Trần Huyền Trân đúng là đã diễn ra với tinh thần ấy: Ông già nói chuyện thiết thực, ông trẻ lại chỉ ưa triết lý! Nhưng, sự thực là gì ở đây, nếu không phải là việc người trẻ thấu hiểu và đang nói hộ người già những gì ông đã trải nghiệm, đã trăn trở, đã đau đáu và giờ thì ông cất nó vào trong im lặng? Có lẽ chính vì sự thấu hiểu ấy mà Trần Huyền Trân đã khép lại cuộc rượu với người bạn già, đấng "trích tiên" Tản Đà bằng những câu thơ thấm đẫm hơi men và sự sẻ chia sâu sắc:

Rót đi, rót... rót đi thôi

Rót cho tôi cả năm mươi tuổi đầu Nguồn đau cứ rót cho nhau

Lời say sưa mới là câu chân tình

Trong bài Khi đã về chiều, người bạn trẻ đã ngậm ngùi vẽ nên cảnh tiêu điều của người bạn già:

Hồn thơ về lánh bụi hồng

Quyển vàng tóc bạc nằm chung một lều Có đàn con trẻ nheo nheo

Có dăm món nợ eo sèo bên tai Chừng lâu rượu chẳng về chai

Nhện giăng giá bút một vài đường tơ Nghiên son lớp lớp bụi mờ

Mọt ôn tờ lại từng tờ cổ thi

Nỗi ám ảnh về rượu vẫn xuất hiện ở đây: Tản Đà không thể sống mà thiếu rượu, "chừng lâu rượu chẳng về chai", nghĩa là trong mắt Trần Huyền Trân, cái nghèo của Tản Đà đã trở nên bi kịch lắm rồi!

Dễ hiểu tại sao Trần Huyền Trân lại "nhạy" với cảnh nghèo của người bạn già đến thế nếu ta đọc những câu thơ ông viết về tình cảnh của chính mình:

Đã có lần khói bếp không lên Vợ ngược, con xuôi, túi hết tiền Chồng gục cả lòng trên giấy mực Đen ngòm mặt đất tối như đêm Trang lại trang máu lẫn mồ hôi Từng dòng tay bút đã buông xuôi Giữa khi ông chủ buôn văn ấy Tiệc rượu lầu cao ngả ngốn cười

(Đời một nhà văn)

Vẫn có rượu ở đây, nhưng là rượu của người giàu, thừa mứa và xấc xược, trái ngược hẳn với bữa rượu của nhà thơ nghèo. Đồng bệnh tương liên, cái nghèo hẳn càng làm xiết chặt thêm tình bằng hữu giữa hai thi sỹ thuộc hai thế hệ.

Rượu, thơ và những tình bạn thi sỹ, đó là cái hằng số xuyên suốt lịch sử thơ ca nhân loại tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Ở đây chỉ lẩy ra hai trường

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w