Cảm xúc về thế sự, về thời đại

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 69)

Trần Hoàng Vy với bài thơ Giang hồ tê chân, nhà thơ mượn chuyện "dép rớt/ không biết rơt nơi đâu "tưởng nhỏ nhoi, tầm thường vậy nhưng đã làm cho người bạn (và nhà thơ) "ngộ" ra một nỗi buồn sâu kín về lẽ vô thường của đời người: "Bỗng thấy tiếc một thời sung sức". Thấy tiếc. Thấy thương. Thấy nhớ. Đó là tình cảm ban đầu khi đối diện với thực tại trực nhận ra rằng một thời son trẻ "mòn gót giày lên núi, xuống sâu" nay đã dần qua rồi?

Giang hồ gì? cốt thăm bè bạn Người đỡ, người thồ-cứ ruổi rong Thơ dăm chữ, rượu chè dăm cốc Và bốc lên ta cứ tang bồng

Chuyện "giang hồ/ lang bạt" của thởi tuổi trẻ, của thời ước vọng căng đầy nay đang dần lùi xa, chỉ còn là bóng nhớ, là kỷ niệm hiện tại nơi đây/ chỉ còn lại là Tình Bạn thắm thiết: "Giang hồ gì? cốt thăm bè bạn". Vì quá nhớ bạn bè một thuở không quên nên tuy đã "tê chân quên dép rớt" mà vẫn cứ "Người đỡ, người thồ cứ ruổi rong". Nhà thơ không nói nhiều đến cái tình bằng hữu sâu đậm rộng

lớn kia mà chỉ qua 2 câu 14 chữ ngắn ngủi đơn giàn vậy mà sao lòng tôi vẫn cứ nao nao? Thái độ dứt khoát xem nhẹ mọi thứ của người bạn, và lời thơ khí khái:

"Và bốc lên, ta cứ tang bồng" đã quyện lấy nhau một cách hồn nhiên như đôi tấm chân tình nọ .

Ngồi nhà một mình cũng thấy chán Cơm bưng, rượu rót tích sụ gì? Văn chương lạt lẽo đọc ngao ngán Thôi tìm bằng hữu rượu chung ly

Càng về chiều, cảm nhận về cuộc dời của con người càng thấy trống trải - cô độc khi đã qua rồi cái thời bay nhảy bận rộn đó đây - hiện tại, còn gì đáng để cho đời ta trân quý ngoài tình bạn một thời son sắt? "Thôi tìm bằng hữu rượu chung ly" - từ bỏ sự êm ấm nhạt nhẽo đều đặn của sự hưởng thụ, của tuổi già

"cơm bưng, ruợu rót" - trong tâm hồn bạn đang khát khao cháy bỏng một niềm chia sẻ, an ủi chân tình hơn là kéo dài cuộc sống vô vị - nhất là khi đứng trước cảnh "Văn chương lạt lẽo đọc ngao ngán" - Khi văn chương đã không còn là những phản ánh trung thực của đời sống, không còn là những ân tình gần gũi chân chính - thì, chính văn chương sẽ đem lại cho ta bao điều "ngao ngán"?

"Văn chương lạt lẽo đọc ngao ngán" càng làm cho con ngưởi trở nên lạc lõng cô đơn hơn bao giờ! Cứ ngồi đó mà chờ "Cơm bưng ruợu rót tích sự gì". Nhà thơ đã ý thức dược một điều cốt lõi: "Đời sống, không phải là sống lâu hay chết sớm/ mà là sống như thế nào?"

Ừ, cứ ruổi rong cứ ruổi rong

Đất nước mình, đường sá long đong Chân trót tê rồi không thấy mỏi Có đi, thấy vạn vật xoay vòng

Thôi thì hãy cứ ra đi, cứ ruổi rong cho nỗi buồn dịu bớt, cho tâm hồn này được chút thong dong. "Ừ, cứ ruổi rong, cứ ruổi rong" cho dù trên đường thiên lý quê hương còn bao vết thương loang lở của dặm trường và của đời ngừoi. Chiến tranh đã đi qua, nhưng bao nỗi buồn vẫn còn lại trên thân xác quê hương như con dường "long đong" nọ. Đã trải qua bao biến cố đổi thay, bao tang thương một thuở "chân đã trót tê rồi" thì có còn gì nữa đâu để e ngại lo lắng? "Chân trót tê rồi không thấy mỏi". Và "Có đi, thấy vạn vật xoay vòng". Đi là tiếp cận, là gần gũi là hòa đồng với vạn vật muôn mầu quanh ta để thấy được rằng vạn hữu không có gì đứng yên mà luôn tiếp nối "sinh/ diệt" trong từng sát na của đời sống. "Thấy vạn vật xoay vòng" là thấy dược triết lý sống chơn thật muôn đời mà ta đã từng lãng quên? Thấu đạt dược điều tưởng dơn giàn này là một thực chứng sâu sắc, không phải ai ai cũng nhận biết được !

Đâu cứ hoàng hôn là tắt nắng Vẫn nồng hương vị rựơu tri âm

“Đâu cứ hoàng hôn là tắt nắng” cũng giống như “Đâu phải xuân tàn hoa rụng hết” (Thiền sư Mãn Giác). Sức sống mầu nhiệm của phần đời tâm linh sẽ còn mãi cho dù thời gian có trôi qua, cuộc đời có xế tàn hay hoại diệt! “Đêm qua sân trước một cành mai” (Thiền sư Mãn Giác). Tình người, tình bằng hữu vẫn còn đó, “Vẫn nồng hương vị rượu tri âm” vẫn mãi nồng ấm, bao dung, sẻ chia với đời. Nhà thơ Đặng Ngọc Khoa đã từng cảm nhận: “Mạch máu vỡ bên dòng suối cạn/ Tim anh đập trong lòng bè bạn” (Không trái tim ai ngừng đập trên đời) thì Trần Hoàng Vy cũng đã đồng cảm, tâm sự: “Họa hổ, họa bì nan họa cốt/ giang hồ, say rượu sẽ tri tâm”. Say để mà tri tâm, để hòa đồng là một trái tim sẽ không bao giờ ngừng đập bởi vì hơi ấm của hương vị rựou tri âm sẽ được truyền trao, tiếp nối mãi mãi…“Còn gặp nhau thì hãy cứ say/ say tình, say

nghĩa bấy lâu nay” (Tôn Nữ Hý Khương). Đó là những cơn say nồng nàn ấm áp nhất của đời người vậy.

Mặc kệ tê chân, măc kệ dép Chân trần mới hiểu đất ...có gai Giang hồ say hết bao nhiêu bạn Trong cuộc trần ai ai hiểu ai?

Đã thấu đạt được mọi lẽ sống thì sá gì chuyện tê chân, chuyện rớt dép? “Măc kệ tê chân, mặc kệ dép”, có vậy thì mắt mới sáng, lòng mới mở vì “Chân trần mới hiểu đất... có gai”. Chân trần tức là chân không được mang dép, chân không chân không được che chắn, bảo vệ bất cứ cái gì khi tiếp xúc với mặt đất với đường dời khúc khủy chông gai thì mới cảm thông được hết nỗi gian truân của kiếp người chân lấm tay bùn nghèo khó ở quanh ta!

Giang hồ say hết bao nhiêu bạn Trong cuộc trần ai ai hiểu ai ?

Hãy cứ mở lòng kết thân hãy “say hết bao nhiêu bạn” đi rồi sẽ tìm thấy người tri âm trong cuộc trần ai mờ mịt cách chia này!

Trần Hoàng Vy viết bài thơ Giang hồ tê chân để tặng anh Cảnh Trà, Nguyễn Đức Thiên, và Vũ Miên Thảo” ngày 22 tháng 10 năm 2008. Đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ anh: “Truyền cảm vì sự giản dị chân thành/ sâu lắng vì sự trong sáng hồn nhiên/ không hề dụng công trau chuốt, hay cầu kỳ làm dáng/ giữa bao sự ngụy tạo đang có cơ hội thao túng văn học hôm nay...”

Cũng là chuyện đời nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm mới thật sự là người thâm thúy. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ

phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho.

Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen danh lợi.

Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.

Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị:

Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dù ai vui thú nào

Ngay trước mắt người đọc hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của

nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.

Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người kiếm chốn lao xao

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ - không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một mình ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm “độc thiện kỳ thân” của các nhà nho. Đồng thời có nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão, “thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn

Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :

Ở thế mới hay người bạc ác Giàu thì tìm đến, khó thì lui (Thói đời)

Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 69)