Trong thơ ca xưa nay có thể thấy ngoài tiếng nói tâm tình, lãng mạn ra thì trào lộng và tự trào cũng là một trong những bút pháp thường xuyên được sử dụng. Các nhà thơ thường diễn tả tiếng cười của mình qua hai đối tượng: đối tượng trào phúng mang tính khách thể và đối tượng trào phúng mang tính chủ thể. Ở đối tượng trào phúng mang tính chủ thể này tự trào là những tiếng cười chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm cách bên trong, từ bản thân đến cuộc sống gia đình… Mỗi một nhà thơ đều có những nỗi niềm, những tâm sự riêng và những điều bất mãn về bản thân để từ đó tạo ra những vần thơ tự trào
theo từng tâm trạng khác nhau, phủ định hay khẳng định. Nhưng quy chung lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm sự những điều bí bách trong lòng. Tất cả những nỗi niềm đó đều được các nhà thơ “giang hồ khí cốt” thổ lộ qua những vần thơ tự trào, tự chế giễu.
Trên thực tế, trào lộng cũng chỉ là một kiểu tự cười, tức là thông qua tự cười để thoát khỏi tình thế khó xử của mình. Tự trào (tự cười) là dùng ngôn ngữ hài hước chế giễu chính mình, có khi lại để thương mình hơn, thương hại đời.
Tài hoa như Nguyễn Công Trứ nhưng vẫn có lúc lận đận, “xuống chó”. Bởi thế, ông mượn rượu và thơ làm thú chơi cũng là điều dễ hiểu:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi Dở duyên với rượu khôn từ chén Chót nợ cùng thơ phải chuốt lời Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó Đàn còn phím chúc tính tình đây Ai say ai tỉnh ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai
(Cầm kỳ thi tửu)
Với Gửi Trương Tửu, Nguyễn Vỹ ta thấy tác giả như “cười ra nước mắt” trước nghịch cảnh cuộc đời thi sĩ của mình:
Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ…
Nhưng với Phạm Thái, ta lại thấy một tiếng cười hào sảng trước thực cảnh cuộc đời. Có lẽ bởi nhà thơ không mấy quan tâm đến xung quanh, đến sống hay chết, đến Thiên Thần hay Diêm Vương… Nhà thơ thoải mái cất lời:
Sống ở dương gian đánh chén nhè Chết xuống âm phủ cặp kè ke Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó
be …
Không chỉ là tự cười đời, cười mình, cười cuộc sống… mà có khi nhà thơ đưa cả cái cười của những người xung quanh vào thơ. Và từ cái cười ấy, người đọc thấy được tâm trạng của nhà thơ. Đọc Mời vợ uống rượu của Nguyễn Duy, với những câu như:
Vợ cười chưa uống đã say
Ngọt ngào thì nổi, đắng cay thì chìm
Người đọc cảm được nỗi buồn, nước mắt như đang rớt vào tâm hồn thi nhân.
Bút pháp trào lộng và tự trào chính là một điểm nổi bật nữa của tập thơ. Nó làm nên sự nét riêng, độc đáo cho tập thơ.