Dụng ý của nhóm tuyển chọn

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 41)

Câu thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị (772-846) đời Đường “Cùng một lứa bên trời lận đận/ Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau” (Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức) được mượn để làm nhan đề cho tập thơ, tạm gọi cho gọn là… “thơ rượu” [23], gồm 108 bài của 108 tác giả Việt Nam. Con số 108 có lẽ gợi cho người đọc liên tưởng tới các hảo hán Lương Sơn Bạc trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am (1296? - 1370?), và cũng có lẽ từ chỗ liên tưởng ấy người đọc có thể mỉm cười thú vị khi thấy nhan đề phụ của tập thơ ghi rành rành bốn chữ Giang hồ khí cốt.

khí cốt thật chứ chẳng chơi:

Ta với giang hồ có nợ duyên

Có yêu thương và cả những ưu phiền Ta đem rượu đắng đi tìm bạn

Ngửa một trời say giữa đảo điên.

(Bài thơ rượu - Trần Viễn Sơn)

Có đêm nào như đêm hôm qua Hai ta say khướt dưới trăng tà

Thằng nằm chỏng gọng bên sườn núi Thằng ngồi im lặng nhớ quê xa

(Tây Nguyên hành - Trần Thuật Ngữ)

Nào đâu chỉ là khách giang hồ nam tử, trong tuyển tập còn một số hồng nhan thi sĩ cùng ghé vào ngồi chung manh chiếu rượu đã trải ra giữa cõi nhân gian giăng giăng hệ lụy:

Uống cạn cùng em ly nữa thôi Để mai để mốt để muôn đời Để trong tiếng khóc ngày ly biệt Em hóa thân làm mây trắng trôi

(Uống cạn cùng em men đắng cay - Đặng Thanh Liễu)

Uống với em đừng uống với ai Em sẽ lạc giữa tầng hư ảo ấy

Mất dấu nhau rồi biết tìm đâu thấy? Thoảng nghe chiều

Nghiêng xuống một bờ cây

Tuyển tập không thiếu nét thơ tình lãng mạn. Trần Xuân Kiêm là một thí dụ:

Một sớm người đi theo mây bay Ta say nằm lạnh suốt đêm dài Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai?

(Thuở xa người)

Nhóm tuyển thơ không quên nghĩ tới các tiền bối, chẳng hạn nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940):

Ừ năm ba chén cười hay khóc, Khóc lại cười ư cũng đảo điên. . . .

Trời ơi, chớ bảo say là quấy! Trời nếu như tôi cũng gật gù. (Tự tình với rượu)

Uống rượu làm thơ dường như có cái lý của nó. Lâm Ngữ Đường (1895- 1976) viết: “Rượu giúp cho văn học còn hơn các vật khác nữa, và cũng như thuốc hút, nó làm tăng năng lực sáng tác của người ta lên rất nhiều”. Khi say, “Cơ hồ ta được thêm năng lực, thêm lòng tự tin, có ý thoát ly quy củ cùng những sự trói buộc của kỹ thuật” (Trần Văn Chánh, Lời ngỏ) [23].

Họ Lâm còn cho rằng uống rượu là “cận nhân tình”. Thành ngữ Latinh lại bảo “Trong rượu có sự thật” (In vino veritas). Không nên quên rằng rượu ở cả Đông Tây kim cổ là một lễ phẩm tinh khiết kính dâng lên thần thánh, mà đến với tao nhân mặc khách thì khơi mạch thơ văn mênh mang chan chứa. Xét như thế,

tập thơ rượu Cùng một lứa bên trời lận đận này há chẳng đáng một lần ghé mắt tới ư?

1.3.2. Rượu và những tương đồng, gặp gỡ của nhiều thế hệ thi nhân

Đã bao đời nay các thi nhân từ Đông sang Tây đều coi rượu như một người bạn tri âm tri kỷ. Ca dao về xứ Lạng có câu: “Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mảng vui quên hết lời em dặn dò”. Có lẽ rất ít nhà thơ không có thơ về “chàng Lưu Linh” này. Tên tuổi các thi nhân gắn với những bài thơ hay về rượu phải kể đến Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Bồ Tùng Linh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tuân, Hàn Mặc Tử… Loại trừ những “ma men” dạng “sáng say, chiều xỉn, tối xà quầy” như người miền Tây Nam Bộ đã nói, thì bên cạnh đó có những người bạn với rượu để chia bùi sẻ ngọt, để giải nỗi ẩn ức hay để nghĩ suy về lẽ đời.

Người chiến binh Trung Hoa thời Đường, trước khi ra trận cũng đã túy lúy với “bồ đào mỹ tửu” và dõng dạc tuyên bố: “Say lăn bãi cát hề chi/ Những người chiến trận mấy khi trở về”. Có thi nhân khi về nơi cửu tuyền còn kè kè bên nách chai rượu. Diêm Vương phán hỏi, chỉ trả lời một tiếng “Be!”.

Như vậy, cái sự say của thi nhân cũng lắm nguyên nhân, lắm nỗi niềm. Có lúc nó như đưa hồn người say lên thiên đường để bạn cùng tiên giới, cũng có khi

“ma đưa lối, quỷ dẫn đường” đưa người say vào cõi âm ty. Cái sự say mà các bài thơ của Tuyển tập mang đến là một sự say cao đẹp, sự say “cộng hưởng” của những tâm hồn tri âm, đồng điệu- “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Đúng như câu thơ của Bạch Cư Dị trong Tỳ bà hành: “Cùng một lứa bên trời lận đận/ Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”. Nhà thơ Trịnh Cốc, đời Đường, cũng đã viết về Lý Bạch: “Cớ chi sao Rượu sao Văn/ Đúc nên một Lý tiên sinh ở đời”

mà tỉnh, tỉnh mà say, ảo mà thực, thực mà ảo. Và từ đó thăng hoa những vần “thơ rượu giang hồ khí cốt”. Đúng như phụ đề này, đọc 108 bài thơ của Tuyển tập, bài nào ta cũng thấy chất “giang hồ, khí cốt”.

Này đây, Lê Văn Bái (J.Leiba) nhớ lại mười năm trước ở một “quán

Hạnh Hoa”:

Một người xuống ngựa mười năm trước Một chén men tràn suối lệ hoa.

(Lớp tang thương)

Yên Bằng cũng mang tâm trạng ấy:

Cỏ hoa vì biết tình thơ đó

Nên biến sương thành giọt lệ tan

(Bại tướng)

Đynh Trầm Ca trong một lần Uống rượu cuối năm bên bờ kinh phương Nam mà thấy lòng như bay lên mây:

Rượu cuối năm mà lòng say chưa đã Thêm một ly để cảm tạ đất này

Thêm một ly gưỉ tới những tảng mây Để cuối kiếp ta trôi lên thường trú

Phù Sa Lộc nhớ người bạn xa xứ giờ đang ở Cali, anh ngồi uống một mình mà lòng thấy cô đơn, trống vắng:

Ta nâng cốc và ta cứ uống

Lồng lộng cô đơn lồng lộng xót xa

(Tình bạn)

Nguyễn Khuyến đã từng nói: “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua” (Khóc Dương Khuê). Ấy thế, khi ta

uống rượu một mình cũng có cái thú riêng của nó. Ta sẽ không bị ai quấy rầy, tha hồ thả hồn phiêu du lên chín tầng mây. Thanh Nam trong Đêm cuối năm uống rượu một mình, đã giãi bày tâm sự:

Rượu mời ta rót cho ta

Bạn gần không tới, bạn xa chưa về Rót nghiêng năm tháng vào ly

Mắt nheo bóng xế, tay che tuổi buồn

Không gian uống rượu, thời gian uống rượu cũng muôn hình vạn trạng. Có nhà thơ lúc nào cũng uống được. Có người chỉ thích “độc ẩm” cùng ánh trăng đêm khuya. Có người khoái uống rượu trên núi hay trên bến dưới sông. Có rượu vui sum họp, có rượu buồn chia phôi, đưa tiễn, có rượu khóc bạn, khóc mình.

Bùi Giáng uống rượu với “em” mà cảm thức như về với suối vàng:

Em còn ở lại vui chơi

Suốt năm suốt tháng, suốt nơi lan tràn Riêng anh về suốt suối vàng

Trùng phùng Lý Bạch, nghênh ngang Tản Đà.

“Em” ở đây là nhân vật trữ tình nhưng cũng có khi là vợ nhà thơ. Uống rượu với bạn là điều đương nhiên, nhưng uống rượu với vợ cũng không có mấy. Trường hợp vợ chủ động giục chồng rót nữa lại càng hiếm. Chẳng hạn trong

thơ Nguyễn Thị Mai:

Thì mình cứ rót! Em say Tựa vào hơi ấm mà bay một lần Đất xa trời tạt xuống gần

Chung chiêng cả mấy mươi phần thế gian

Cung cách uống rượu của dân mỗi miễn cũng khác. Dân miền Tây Nam Bộ đã uống thì thì phải dzô trăm phần trăm mới đã, mới thiệt lòng:

Dzô dzô trăm phần trăm nốc cạn Đừng nói lan man chuyện tầm phào Chơi hết hôm nay bên bầu bạn Mai mốt ta về quê cắm câu.

(Gặp bạn ở ngã ba sông - Linh Phương)

Bạn bè gặp nhau là có khi uống quên cả thời gian: “Rượu đế nồng sủi bọt suốt thâu đêm”:

Ta mừng bạn ta tay run rót rượu Ta mở lòng hớp ngụm tình xưa Bão thời gian chẳng mòn ký ức Há chi trời đất có sang mùa.

(Uống rượu bên hồ Trúc Giang - Trịnh Bửu Hoài) Hình ảnh ông lái đò chẳng thiết câu của Yến Lan chỉ vì một lý do đơn

giản:

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu.

(Bến My Lăng)

Kể sao hết những cảnh đời, những tình huống, những ước mơ khát vọng của thi nhân với rượu. Chỉ với 108 bài thơ, nhóm tác giả đã đem đến cho bạn đọc nhiều điều thú vị, nhiều bài học về nhân tình thế thái. Tính nhân văn bàng bạc khắp tập thơ.

Chương 2

RƯỢU VÀ NỖI NIỀM CỦA THI NHÂN

Một phần của tài liệu Rượu với thi nhân luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 41)