Rượu được dùng trong các cung đình thời phong kiến, dùng trong các lễ hội ở đình, chùa, miếu, để thờ cúng tổ tiên và trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Rượu còn được dùng để ngâm tẩm, pha chế các thứ thuốc đông y để chữa bệnh. Rượu đã thành thứ cần thiết trong nghi lễ quốc tế, quốc gia, trong các cuộc đình đám, hiếu hỷ, mừng thọ, mừng xuân. Từ đó mới có câu “vô tửu bất thành lễ”. Đặc biệt là trong dịp Tết đến, xuân về, phong tục của nhân dân ta là đến nhà ai cũng có ly rượu để chúc mừng năm mới, chúc mừng sức khỏe, làm ăn thành đạt, mọi sự tốt lành. Vì vậy nhà thơ Tú Xương đã viết:
Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết Kiết cú như ai cũng rượu chè
Chúc mừng nhau ly rượu đã trở thành nét đẹp văn hóa trong cuộc sống - văn hóa rượu. Văn hóa rượu thể hiện ở phong cách uống rượu, phong cách chúc nhau, thể hiện sự thanh nhã, tấm lòng kính trọng, tri âm, tri kỷ với nhau theo đúng nghĩa: “Tửu phùng tri kỷ ẩm”. Ngày xuân, ngày lễ mừng nhau, lâu ngày đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, anh em gặp mời nhau ly rượu để nhấm nháp thưởng thức vị ngọt ngào, cay nóng, để kích thích sự hoạt bát trong trao đổi tâm tình, thăm hỏi nhau về gia đình, cuộc sống, hàn huyên về nhân tình thế thái, chia sẻ với nhau những niềm vui.
Người xưa nói “Bầu rượu, túi thơ”, quả là đối với các nhà thơ, nhà văn thì rượu là nguồn cảm hứng thú vị. Có men rượu, tâm hồn nghệ sĩ thăng hoa để có thêm những áng thơ, văn tuyệt tác. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến khi uống rượu với bạn đồng khóa, bạn thơ đã bộc bạch:
Có những lúc rượu ngon cùng uống Chèn quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
Khi bạn qua đời, Nguyễn Khuyến hụt hẫng, bâng khuâng:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Uống rượu, chúc rượu như trên là một phong cách, một thú chơi tao nhã mang đậm nét văn hóa đích thực.
Trước Nguyễn Khuyến có Nguyễn Công Trứ. Với Nguyễn Công Trứ thì thơ và rượu đã trở thành duyên và nợ rồi, mà đã là duyên là nợ thì không sao dứt khỏi được, nó luôn đeo bám theo ông. Ông uống rượu là để quên sự đời, mặc sự đời, không cần biết thế gian là gì. Một con người tài hoa như Nguyễn Công Trứ mà cuộc đời cứ mãi lận đận nên ông mượn rượu và thơ làm thú chơi tao nhã cũng là điều dễ hiểu:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi Dở duyên với rượu khôn từ chén Chót nợ cùng thơ phải chuốt lời Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó Đàn còn phím chúc tính tình đây Ai say ai tỉnh ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai
(Cầm kỳ thi tửu)
Bích Khê thì uống rượu thâm trầm hơn, ông nhã nhặn mời khách ngồi lại uống với mình, bởi vì cuộc đời vui được bao lâu. Uống cho quên nỗi sầu nhân thế, uống cho cuộc đời bớt khổ đau. Lúc ấy chỉ có nhà thơ và khách. Hay chỉ có anh và em, nhớ làm chi chuyện bể khổ ở hồng trần:
Trăm năm vui được mấy hồi
Rượu ngon còn đó còn nòi vương tôn Ngựa hồng nghỉ dặm quan sơn
Thuyền bơi: sen động, khe đờn, trăng lên Chén này khách hãy cạn liền
Ngó đôi mắt ngọc thì quên bụi hồng! Tóc mây chảy suối hương nồng Em là Ngọc Nữ. Kim Đồng là ai? Chén rồi lại chén nữa đây
Núi không, đêm tịnh, nhỡ say chớ sầu Xuân thơm tuy hết mặc dầu
(Mỹ tửu ca)
Ông Đỉnh Nam Nguyễn Thượng Hiền (1868—1925) là môt nhà chí sĩ cũng có một câu thơ về rượu như sau:
Nhân hướng mộng trung tranh tướng tướng Ngã tòng bôi lý trịch càn khôn . . .
(Người đời hướng vào giấc mộng tranh giành ngôi vị, Ta đây theo lý của chén Rượu mà vứt cả đất trời)
Câu thơ này được lắm, nó sinh ra trong hoàn cảnh phong trào Đông Du đã lắng xuống và vị Quan nhân này đã bất mãn với đời… Cuối cùng ông lui về đất Nông Cống - Thanh Hoá ở ẩn cho đến già…
Hồ Tây đối với họ Cao là cả một kho đồ sộ những cảm xúc để từ đó mà tha hồ múa bút, tha hồ miên man trong suy tưởng…
Trong Du Tây Hồ bát tuyệt (8 bài tứ tuyệt chơi Tây Hồ) Cao Bá Quát có những câu đầy trữ tình và nhân cách hoá:
Lòng xuân nghiêng ngả không thể cầm giữ nổi. Hồ Tây quả là một nàng Tây Thi
Vẻ mặt nở nang là khi lớp sóng mới lặng Dây lưng uốn éo là lúc ngọn cỏ nương xanh
Cũng ở Hồ Tây ông đã viết :
Khuyến nhĩ trùng ba tửu nhất chi Thiếu niên dư tối giải nhân di Khiển lai Tây bạn sơn vưu hảo
San khước Đông biên quách cánh nghi
(Xin mời bác Sóng hãy sơi một chén rượu
(giá như) bác lôi những ngọn núi phía Tây lại thì tốt Và san bằng bức thành phía Đông đi thì lại càng hay)
Lại nữa: Cái sắc thái cuộc sống và tệ nạn xã hội đương thời đã góp thêm tư liệu cho những bài phóng sự bằng thơ của Cao thi sỹ:
Xưa nay những kẻ hám lợi danh, Thường tất tả ngoài đường xá... Quán rượu đầu gió, có rượu ngon, Thì người tỉnh ít, kẻ say vô số
Rượu ngon mà làm cho người đời quên cả lợi danh thì cũng nên say lắm chứ! Bởi ham hố lợi danh còn nguy hiểm hơn nhiều nếu so với uống rượu! Có đáng chê trách gì ông Nguyễn Thượng Hiền vì thoái trào của cách mạng Đông Du mà đã chán nản thốt lên: “Ta theo cái lí của chén rượu mà vứt cả đất trời”, mặc xác cho: “Người đời cứ nhắm nhăm theo cái mộng tranh giành ngôi vị”?! Xét cho công bằng thì rượu cũng có công trạng trong việc giải cái sầu, cái mộng mị háo danh đấy chứ!?