2. Xét tuyển kết quả
2.2.5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy - học. Giáo viên nói riêng và Bộ môn Khách sạn nói chung phải tuân thủ theo quy chế ra đề kiểm tra, đề thi, chấm thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Nhà trường. Công việc ra đề kiểm tra, đề thi và chấm thi được thực hiện như sau:
- Đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên đối với môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn:
54
Môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân được bố trí học liền trong học kỳ I và học kỳ II đối với khối nghề và khối trung cấp. Đối với khối cao đẳng chính quy hoặc cao đẳng liên thông thì môn Nghiệp vụ khách sạn được bố trí học và kết thúc trong học kỳ I. Giáo viên giảng dạy lớp nào phải tự ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và chấm điểm cho lớp đó. Giáo viên có thể ra đề theo dạng viết tiểu luận hoặc trắc nghiệm theo kiến thức đã được học trong học kỳ. Đối với khối cao đẳng thì bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài tập lớn hoặc một đề tài liên quan đến nội dung chương trình. Song việc ra đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên không đồng đều giữa các lớp. Theo quy định đối với khối nghề và trung cấp thì cứ sau 15 tiết (01 ĐVHT) học sinh phải làm một bài kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ. Như vậy học sinh của các khối nghề và trung cấp phải làm 06 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với 90 tiết học của học kỳ I và 04 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với 60 tiết học của học kỳ II. Mặc dù đã được quán triệt về thời gian và nội dung ra đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên cho mỗi học kỳ song một số giáo viên vẫn thực hiện chưa đúng quy định đề ra. Một số giáo viên gần như không cho kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên theo quy định sau 15 tiết dạy mà để dồn bài kiểm tra đến cuối kỳ và khi sắp kết thúc học kỳ mới cho học sinh kiểm tra dồn dập để cho đủ số đầu điểm. Cách làm việc như vậy sẽ dẫn đến chất lượng kém vì nếu thường xuyên kiểm tra sau 15 tiết học một lần thì học sinh sẽ nhớ kiến thức và có ý thức ôn tập để kiểm tra sẽ nhớ bài học hơn và chất lượng bài kiểm tra sẽ tốt hơn.
Thời gian kiểm tra thì đã vậy còn phương pháp ra đề kiểm tra thì sao? Một số giáo viên cho học sinh làm bài viết, các em phải học thuộc lòng một khối lượng lớn kiến thức để làm bài và kiểu làm bài viết không phát huy được sự sáng tạo của học sinh cũng như không giúp học sinh nhớ kiến thức tổng thể mà chỉ nhớ được kiến thức từng phần. Ra đề kiểm tra dạng bài viết còn tạo điều kiện để một số học sinh quay cóp chứ không tự giác học bài. Một số giáo viên ra đề dạng trắc nghiệm và chỉ cho thời gian đủ để làm bài có thể hạn chế được
hiện tượng quay cóp nhưng vẫn phải cho làm cả bài viết vì nhà trường không đồng ý cho ra đề thi học kỳ hoặc tốt nghiệp theo dạng trắc nghiệm. Giáo viên lo ngại nếu ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ dạng trắc nghiệm nhưng khi thi học sinh phải làm bài viết mà học sinh không quen thì rất gay. Khi hỏi rõ vì sao nhà trường không cho học sinh làm đề thi trắc nghiệm để học sinh nắm được kiến thức tổng thể, thì nhận được câu trả lời như sau:
“Một đề thi trắc nghiệm có hàng trăm câu (khoảng 5 tờ giấy khổ A4) phải mất rất nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí cho việc nhân đề cho học sinh các khối và đề thi có thể bị lộ vì người quản lý đề thi và người nhân đề đều biết nội dung”.
Buồn thay, dạng đề thi trắc nghiệm từ lâu đã rất phổ biến trong các trường học trên thế giới và Việt Nam nhưng ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vì sợ tốn giấy, tốn thời gian và sợ lộ đề mà việc kiểm tra, đánh giá học sinh vẫn phải làm bài dưới dạng đề thi viết.
- Đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn:
Môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn được bố trị học liền trong học kỳ I,II và III đối với các khối trung cấp nghề và trung cấp chính quy. Mỗi kỳ có 90 tiết thực hành và theo quy định chung thì mỗi kỳ học sinh thuộc khối trung cấp nghề và trung cấp chính quy phải có 3 đầu điểm thực hành. Cũng giống như môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn, giáo viên dạy thực hành lớp nào thì tự ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thực hành cho học sinh lớp đó. Nội dung các bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên cũng chỉ bao gồm những phần việc đã được học và thực hành trong học kỳ đó. Số lượng đề thi hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung các phần việc đã được thực hành trong học kỳ. Thời gian làm bài cho mỗi học sinh không dài quá 15 phút.
56
viên đóng vai khách để thực hiện bài kiểm tra. Khi học sinh kết thúc bài kiểm tra, giáo viên nhận xét, nhắc nhở các lỗi kỹ năng và cho điểm. Thông thường nếu tổ chức kiểm tra thực hành định kỳ và thường xuyên theo cách này, học sinh phải chờ đợi lâu, lãng phí thời gian và giáo viên phải làm việc rất căng thẳng và khi kết thúc thường là quá buổi trưa. Cách thức tổ chức kiểm tra như thế này sẽ rất mất thời gian và không hiệu quả cũng như không thể đánh giá chính xác kỹ năng về phần việc thực sự đã đạt tiêu chuẩn đề ra chưa. Một số giáo viên dạy thực hành cũng mắc phải lỗi giống như giáo viên dạy lý thuyết là thường dồn bài kiểm tra đến gần cuối học kỳ mới cho học sinh làm bài liên tục để đủ đầu điểm và kết quả là học sinh phải gánh chịu hậu quả vì những bài học của các buổi đầu lẽ ra phải được kiểm tra sau 30 tiết, nay để đến gần cuối kỳ mới kiểm tra nên rất nhiều học sinh đã quên hết cách làm. Cách đánh giá bài kiểm tra thực hành của các giáo viên trong bộ môn cũng không giống nhau. Mặc dù, các các tiêu chí đánh giá đối với bài kiểm tra thực hành đã được thống nhất trong các buổi họp chuyên môn như tác phong, trang phục, công tác chuẩn bị, quy trình tiêu chuẩn, độ chính xác, xử lý tình huống và giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Tiêu chí đánh giá đề ra rất rõ ràng nhưng khi thực hiện thì một số giáo viên lại không làm theo quy định và họ thường đánh giá bài kiểm tra thực hành của học sinh rất sơ sài do đó học sinh không hiểu vì sao bài của mình bị điểm thấp và cũng không hiểu mình sai ở kỹ năng nào trong phần việc phải thực hiện. Có khi, vì giáo viên không cho học sinh làm quen với tiêu chí đánh giá đối với bài kiểm tra thực hành nên khi học sinh thường gặp phải khó khăn khi thi học kỳ và thi tốt nghiệp. Để lý giải cho việc này một số giáo viên đã giải thích như sau:
“Số lượng học sinh lớp học thực hành quá đông mà thời gian kiểm tra lại quá ít. Cứ tính bình quân 15 phút làm bài cho một học sinh thì trung bình mỗi lớp 50 học sinh làm một bài kiểm tra phải mất 750 phút, trong khi đó học sinh làm bài từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa chỉ có 300 phút. Vậy làm sao có
thể cho mỗi học sinh làm bài kiểm tra 15 phút và nhận xét 5 phút nữa. nếu ghi vào phiếu tiêu chí đánh giá thì phải mất thêm 5 phút cho 1 học sinh”.
- Đề thi học kỳ:
+ Đề thi lý thuyết: Trưởng bộ môn chỉ định một giáo viên dạy lý thuyết cho khối đó ra 02 đề thi lý thuyết, 01 đề chính thức và 01 đề dự phòng và đáp án của hai đề thi. Thời gian làm bài thi học kỳ là 120 phút. Đề thi lý thuyết trong học kỳ chỉ bao gồm nội dung kiến thức đã được giảng dạy trong học kỳ đó. Trưởng bộ môn duyệt đề và giao cho giáo vụ khoa quản lý ba ngày trước khi tổ chức kỳ thi. Giáo vụ khoa sẽ chọn một trong 02 đề thi và giao cho giáo viên trông thi. Sau khi học sinh thi xong môn lý thuyết khoảng hai hoặc ba ngày, trưởng bộ môn nhận bài thi đã được rọc phách từ giáo vụ khoa và phân công cho giáo viên chấm bài. Thông thường mọi giáo viên tham gia giảng dạy lý thuyết đều tham gia chấm bài lý thuyết. Bài thi của học sinh được chấm hai tay, nghĩa là bài thi của học sinh sẽ được hai giáo viên cùng tham gia chấm, thống nhất điểm, báo cáo tình hình điểm thi và những trường hợp đặc biệt phải cân nhắc cho trưởng bộ môn. Sau khi Trưởng bố môn thống nhất ý kiến với các giáo viên chấm thì điểm số thi học kỳ của giáo viên sẽ được chuyển cho giáo vụ khoa ghép phách và bảng điểm đã được ghép phách sẽ được giao lại cho giáo viên các lớp để vào sổ điểm và tổng kết điểm cho học sinh.
+ Đề thi thực hành: Trưởng bộ môn chỉ định một giáo viên dạy thực hành khối đó ra 10 đề thi thực hành kèm theo 10 đáp án cho toàn khối theo nội dung các phần việc đã được học thực hành trong học kỳ. Trưởng bộ môn duyệt đề và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung các phần việc của đề thi trước khi nộp đề cho giáo vụ khoa quản lý và chuyển cho giáo viên trông thi. Thông thường, trong kỳ thi học kỳ, hai giáo viên được phân công đánh giá bài thi của một học sinh theo các tiêu chí đã đề ra như trên. Mỗi giáo viên độc lập cho điểm vào phiếu đánh giá và cùng thống nhất điểm ngay sau khi học sinh làm bài thi xong. Trường hợp hai giáo viên bất đồng ý kiến phải chuyển cho
58
trưởng bộ môn giải quyết. Sau khi thi xong, giáo viên coi thi phải chuyển điểm về Phòng Đào tạo để vào điểm cho học sinh.
- Đề thi tốt nghiệp:
Trước kỳ tốt nghiệp một tháng, Trưởng bộ môn và một giáo viên trong bộ môn có tên trong Ban ra đề thi nhận quy định về thời gian thi và số lượng đề thi từ Chủ tịch hội đồng thi và chịu trách nhiệm ra đề thi lý thuyết và thực hành nghiệp vụ lễ tân. Thông thường, phải ra 02 đề thi cho môn lý thuyết, 02 đáp án và phiếu chấm điểm. Thời gian làm bài cho môn lý thuyết là 150 phút và 20 đề thi cho môn thực hành, 20 đáp án và phiếu chấm điểm thực hành. Thời gian làm bài cho mỗi học sinh là 15 phút và mỗi phòng thi không quá 20 học sinh thi một buổi. Trưởng bộ môn và giáo viên cùng ra đề phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng thi về nội dung và bảo đảm bí mật của đề thi.
- Cách thức tổ chức thi tốt nghiệp môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn: Chủ tịch hội đồng thi chọn đề thi và giao cho giám thị coi thi các phòng thi. Giáo viên được phân công chấm thi nhận bài thi đã được rọc phách và chấm thi dưới sự giám sát của chuyên viên Phòng Đào tạo. Tất cả các bài thi lý thuyết đều được chấm hai tay. Giáo viên thứ nhất chấm điểm vào phiếu chấm thi, giáo viên thứ hai chấm điểm trực tiếp vào bài thi. Sau khi chấm xong, hai giáo viên phải thống nhất ý kiến và ghi điểm cuối cùng vào bảng điểm. Trường hợp hai giáo viên không thống nhất được ý kiến thì chuyển cho Trưởng bộ môn giải quyết. Sau khi vào điểm xong, hai giáo viên chấm thi phải ký tên và nộp bảng điểm về Phòng Đào tạo.
+ Cách thức tổ chức thi tốt nghiệp môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn:
Kỳ thi tốt nghiệp môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân được tổ chức trang trọng và nghiêm túc hơn kỳ kiểm tra thực hành. Hai giáo viên được phân công hỏi thi của từng phòng phải có mặt trước giờ thi 30 phút để làm công việc ổn định tổ chức. Năm học sinh đầu tiên được gọi vào phòng thi, bốc thăm và có 10 phút để chuẩn bị bài thi. Sau đó lần lượt từng học sinh đóng vai nhân viên
lễ tân khách sạn lên quầy lễ tân làm bài thi và hai giáo viên đóng vai khách hàng cho học sinh. Cả hai giáo viên đều cho điểm độc lập vào phiếu chấm điểm theo các tiêu chí như thi học kỳ. Sau khi từng học sinh thi xong, học sinh khác sẽ được gọi vào phòng thi để chuẩn bị và hai giáo viên thống nhất điểm với nhau. Trường hợp hai giáo viên không thống nhất được ý kiến thì phải chuyển cho Trưởng bộ môn giải quyết. Kết thúc buổi thi giáo viên vào điểm, ký bảng điểm và công bố ngay điểm cho học sinh sau đó chuyển bảng điểm về Phòng Đào tạo.