Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 69)

2. Xét tuyển kết quả

2.4.Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nộ

khách sạn tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.4.1. Ưu điểm

2.4.1.1. Nhận thức của giáo viên trong quá trình dạy - học

- Hàng năm Nhà trường đều tổ chức một tuần học chính trị đầu khoá cho giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học. Tổ chức hội nghị viên chức ngay đầu năm học, thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở giáo viên ý thức được vai trò quyết định của người thầy trong quá trình dạy học, qua đó nhận thức một cách tự giác trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học, ý thức chấp hành nội quy, quy chế.

- Các cán bộ quản lý đều trưởng thành từ giáo viên lâu năm của trường, có kinh nghiệm trong giảng dạy, đều gắn bó và tâm huyết với nhiệm vụ đào tạo. Vì vậy luôn gương mẫu trong thực thi nhiệm vụ, do đó đã giáo dục được các giáo viên trẻ trong Bộ môn nhận thức được nhiệm vụ dạy học thông qua việc phổ biến, cung cấp cho giáo viên những thông tin, văn bản, quy chế về dạy nghề và triển khai nhiệm vụ ở Khoa theo sự phân công và giao nhiệm vụ của Hiệu trưởng.

68

- Quan tâm xây dựng nề nếp giảng dạy, có quy định rõ ràng về các yêu cầu, nội quy lên lớp và tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nội quy đó.

- Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, chỉ đạo sâu sát việc xây dựng nội dung, chương trình môn học, kịp thời cập nhật kiến thức mới đồng thời gắn với thực tế.

- Giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu, phát huy được tính chủ động trong đề xuất sửa đổi nội dung chương trình phù hợp với thực tế .

- Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành phù hợp, khoa học…

- Giao quyền cho Trưởng bộ môn ký duyệt các giáo án hàng tuần để kiểm tra việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, qua đó kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình môn học.

- Quan tâm xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy thông qua sổ báo giảng, sổ lên lớp, sổ ghi đầu bài và sổ thực hành của học sinh để kiểm tra thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy một cách thường xuyên.

- Phong trào thi đua 2 tốt được tổ chức đều đặn hàng tháng, xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết học tốt, tiết dạy tốt.

- Hàng năm tổ chức nhiều hoạt động sư phạm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học như: (1) Hội thi học sinh giỏi cấp trường; (2) Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

- Xây dựng nề nếp học tập, tổ chức thường xuyên kiểm tra thực hiện nề nếp dạy - học.

2.4.1.3. Các hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động dạy - học

- Tăng cường nhiều đầu sách chuyên ngành, giáo trình môn học, tài liệu, tạp chí,…cho thư viện. Trang bị các phương tiện hỗ trợ cho dạy học và phục vụ dạy học: máy chiếu Projetor, máy vi tính, đầu DVD,…

- Tổ chức quay camera các thao tác thị phạm mẫu của các giáo viên có tay nghề cao để học sinh quan sát, làm theo, đồng thời giúp cho giáo viên trẻ quan sát, tự rèn luyện theo.

- Thường xuyên phối hợp với Công Đoàn - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các phong trào thi đua, có chế độ khen thưởng, tuyên dương kịp thời nên có tác dụng giáo dục tốt.

- Xây dựng được môi trường sư phạm tốt, lành mạnh, đoàn kết thân ái giúp nhau cùng tiến bộ. Thực thi nghiêm túc và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

- Chú ý công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý, quan tâm thực hiện kèm cặp, giúp đỡ các giáo viên trẻ rèn luyện tay nghề, áp dụng nhiều chế độ ưu đãi, khuyến khích các giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Tác động tới ý thức, nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý

- Cán bộ quản lý chưa ý thức sâu sắc được về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy - học trong Bộ môn, vì vậy công tác quản lý hoạt động dạy - học trong khoa vẫn chưa thực sự được chú trọng, chưa giáo dục được cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ nhận thức đúng mức về vấn đề này.

- Tác động chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa tự giác với công việc, còn đối phó, tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, từ đó dẫn đến tư tưởng được chăng hay chớ, qua loa.

2.4.2.2. Công tác quản lý hoạt động dạy học

* Xây dựng chương trình môn học:

Xây dựng chương trình môn học hiện nay ở các trường đang là vấn đề rất được quan tâm, nhưng vẫn chưa giải quyết được bởi tính không thống nhất giữa các chương trình đào tạo. Việc xây dựng chương trình các môn học tuỳ theo trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của trường, vì vậy có ảnh

70

Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã cố gắng trong đổi mới chương trình đào tạo song vẫn còn tình trạng nội dung chương trình chưa theo kịp so với yêu cầu thực tế. Một số môn học của các nghề trong cùng nhóm nghề còn có nội dung bị trùng lặp. Việc thực hiện chương trình giữa các giáo viên cùng dạy một môn học còn khác nhau, vì chưa có chương trình chuẩn cho nhiều môn học. Đặc biệt là các môn chuyên ngành như Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là một ví dụ.

* Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy:

- Việc xây dựng kế hoạch môn học được quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy từng môn học còn nặng nề về tiến độ, chưa quan tâm đến kiểm tra thực hiện các công việc chuẩn bị bài giảng nhất là chuẩn bị giáo cụ trực quan cho các bài giảng lý thuyết theo như kế hoạch đã lập.

- Quản lý xây dựng kế hoạch chưa nghiêm nên vẫn còn tình trạng kéo dài không thực hiện đúng thời gian quy định.

* Thực hiện nề nếp giảng dạy:

- Quản lý chuẩn bị và soạn bài lên lớp: Có tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giáo án song nặng về số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng giáo án (mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp). Giáo án thực hành thường không có phiếu hướng dẫn các bước thực hiện. Các trưởng khoa ký giáo án chỉ là hình thức. Việc hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài chưa thường xuyên mà chỉ được thực hiện trong các hội giảng giáo viên dạy giỏi.

- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy: Phong trào đăng ký tiết dạy tốt được duy trì, song dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm lại không được thực hiện thường xuyên, đa số các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn phải dự giờ đánh giá, chưa góp ý được về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học,…vì vậy còn mang tính chiếu lệ.

- Chưa quan tâm đến bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý nên trong công tác quản lý khoa, tổ bộ môn còn nhiều sai sót.

- Chưa thống nhất các biện pháp kèm cặp giáo viên trẻ, nhất là kèm cặp tay nghề, kinh nghiệm thực tế. Vì vậy chưa giáo dục cho giáo viên ý thức tự giác rèn luyện tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện nội quy lớp học: Có kiểm tra song còn hời hợt, chưa thực hiện đúng yêu cầu.

- Quản lý tổ chức theo dõi việc chấm điểm, trả bài cho học sinh không được thực hiện thường xuyên mà thường chỉ thực hiện tốt khi thi học kỳ.

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nghề được thực hiện tốt, song phụ đạo học sinh yếu kém lại không thường xuyên, chỉ thực hiện đối với những học sinh hay nghỉ học, hoặc những học sinh có nhiều bài kiểm tra kém.

* Công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên và còn nhiều bất cập, thể hiện:

- Nhà trường hay Khoa/Bộ môn chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể trong từng tháng, từng học kỳ, vì vậy đánh giá giáo viên còn dựa vào các báo cáo, phản ánh của Phòng Đào tạo.

- Chưa quán triệt trong giáo viên mục đích kiểm tra, đánh giá nên trong giáo viên còn tư tưởng đối phó, thiếu tự giác.

- Chưa có biện pháp cụ thể xử lý những vi phạm sau kiểm tra, thường chỉ nhắc nhở, vì vậy chưa phát huy tính tích cực trong công tác kiểm tra đánh giá.

2.4.2.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ và kích thích cho hoạt động dạy học

- Chưa khai thác và sử dụng hết hiệu quả của trang thiết bị được tài trợ. - Phong trào làm thiết bị dạy học phát huy tốt, song chưa chú trọng đến làm đồ dùng dạy học cho các môn học lý thuyết.

72

Tiểu kết chƣơng 2

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là cơ sở đào tạo hệ cao đẳng đầu tiên của ngành Du lịch. Những năm vừa qua việc quản lý hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đã được Nhà trường quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Quá trình quản lý hoạt động dạy - học liên quan đến một số lĩnh vực như: hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình đào tạo, chương trình giảng dạy, phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học và hoạt động kiểm tra - đánh giá...

Kết quả đánh giá cho thấy, thực trạng hoạt động dạy - học và quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn thuộc Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. Mặc dù được lãnh đạo Nhà trường quan tâm, Bộ môn Khách sạn đã có nhiều cải tiến, cố gắng, song công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh vẫn còn hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao. Đặc biệt, cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng góp phần giảng dạy thực hành bộ môn. Thực trạng cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Nhà trường chưa thực sự đáp ứng được sự đòi hỏi thực tiễn của hoạt động nghề nghiệp, mặc dù Nhà trường đã không ngừng đầu tư và tiếp nhận nhiều dự án hỗ trợ cho hoạt động này.

Đứng trước thực trạng trên, để nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, Bộ môn Khách sạn thuộc Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng nói riêng và Trường Cao đẳng nói chung cần có các biện pháp cụ thể và có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, khoa học giữa các bộ phận chức năng và sự quyết tâm của lãnh đạo và các thành viên của Nhà trường.

Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 69)