Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 37)

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism College - HTC) tiền thân là Trường Công nhân khách sạn du lịch được thành lập ngày 24/07/1972. Tính đến nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã trải qua 37 xây dựng và phát triển với các giai đoạn sau:

2.1.1.1. Giai đoạn 1972 - 1997

- Ngày 24/07/1972: thành lập Trường Công nhân khách sạn du lịch theo Quyết định số 1151/CA/QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là trường quốc gia đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam, có chức năng đào tạo công nhân kỹ thuật buồng, bàn, bếp và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên của Ngành.

- Tháng 06/1984: Trường được đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam.

- Ngày 21/08/1995: thành lập Trường Du lịch Hà Nội trên cơ sở sát nhập Khách sạn Hoàng Long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Trường Du lịch Việt Nam để tổ chức thí điểm mô hình Trường - Khách sạn.

Trong giai đoạn này Trường vẫn giữ chức năng chủ yếu là đào tạo công nhân phục vụ trong khách sạn.

2.1.1.2. Giai đoạn 1997 - 2003

- Ngày 24/07/1997: Trường được nâng cấp thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL của Tổng cục Du lịch.

36

- Chức năng của Trường được mở rộng hơn trước, bao gồm đào tạo mới hệ trung cấp (2 năm), hệ học nghề (1 năm) cho các nghiệp khách sạn du lịch và bồi dưỡng công chức, cán bộ quản lý công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng theo yêu cầu...

2.1.1.3. Giai đoạn 2003 đến nay

- Ngày 27/10/2003 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được phép đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp bậc.

- Về quản lý nhà nước, Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về công tác đào tạo, Trường chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Kể từ khi thành lập, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. Là nơi cung cấp số lượng lớn học viên chắc về kiến thức giỏi về tay nghề, thành thạo ngoại ngữ, có đạo đức nghề nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng... hàng đầu Việt Nam. Nhiều học sinh của Nhà trường đạt được giải thưởng cao tại các cuộc thi tay nghề ASEAN và thế giới. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, hầu hết được đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài. Nhiều giáo viên đoạt giải quốc gia trong các kỳ thi dạy giỏi toàn quốc.

Bên cạnh việc phát huy nội lực, trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn mở rộng mối quan hệ, liên kết với các tổ chức, cơ sở đào tạo quốc tế trong lĩnh vực du lịch - khách sạn. Đến nay, Nhà trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với trên 30 trường trên thế giới như: Trường Du lịch Liege, Học viện Du lịch Arthur Haulot (Vương quốc Bỉ); Trường Du lịch LH-Dierkirch (Luxembourg); Học viện Du lịch Quế Lâm, Đại học Công nghệ Quế Lâm, Đại học Bách Khoa Hồng Công, Học viện Du lịch Ma Cao (Trung Quốc), Trường Du lịch Cao Hùng (Đài

Loan); Trường Du lịch SHATEC (Singapore); Học viện Du lịch Bali (Indonesia)... Đặc biệt, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tham gia và trở thành thành viên của Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APETIT) từ năm 1999.

Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, hàng vạn lao động, hàng trăm nhà quản lý được đào tạo từ mái trường này đã và đang phát huy tốt trong các cơ quan quản lý về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí. Đó là thành tựu đáng tự hào đánh dấu bước trưởng thành của lớp thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên Nhà trường, là động lực mạnh mẽ tạo đà cho con tàu “HTC” vững bước hướng tới tương lai.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)