Nhóm biện pháp 2: Quản lý quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 90)

- Điều kiện để thực hiện môn học:

3.3.2.Nhóm biện pháp 2: Quản lý quá trình dạy học

3.3.2.1. Về kế hoạch dạy - học

Để quản lý kế hoạch dạy - học, cần có kế hoạch dạy - học, trong đó có đề cương chi tiết môn học làm cơ sở cho việc thực hiện và quản lý. Ngay từ đầu khóa học bản kế hoạch đã được công bố cho các giáo viên và học sinh. Bản kế hoạch phải được thực hiện rất chặt chẽ và chỉ thay đổi vào cuối học kỳ khi hoặc cuối khóa học sau khi đã được trưởng bộ môn chủ trì thông qua tổ chuyên môn. Kế hoạch dạy - học bao gồm các phần sau:

Có thể nói thời khóa biểu là công cụ giúp cho mọi động dạy và học không bị chồng chéo. Thời khóa biểu của một nhà trường phải bảo đảm tính chính xác và khoa học. Phòng Đào tạo của Nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng thời khóa biểu cho tất cả các môn học của trường từ đầu năm học và chuyển cho các Khoa, Bộ môn và các bộ phận liên quan lên kế hoạch thực hiện.

Thời khóa biểu của môn học Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn cùng nằm trong thời khóa biểu chung của toàn trường. Thông thường Phòng Đào tạo xây dựng thời khóa biểu cho cả học kỳ, giúp cho giáo viên chủ động lên kế hoạch cá nhân. Thời khóa biểu cho biết các thông tin về tên giảng đường, môn học, thời gian học (ngày thực hiện, sáng/chiều) và các ghi chú như nghỉ ôn thi, nghỉ lễ v.v... Tổ trưởng bộ môn dựa vào thời khóa biểu để quản lý nhân viên trong tổ và giám sát tiến trình giảng dạy của các lớp. Giáo viên trong bộ môn dựa vào thời khóa biểu để nắm được các buổi lên lớp. Học sinh dựa vào thời khóa biểu để biết được tên giảng đường, môn học và thời gian học. Phòng Đào tạo bố trí môn học lý thuyết lễ tân cho các hệ hoặc là buổi sáng hoặc buổi chiều trong 2 kỳ đầu đối với hệ trung cấp và kỳ đầu năm học cho hệ cao đẳng. Môn thực hành được bố trí 3 kỳ (I,II,III) cho hệ trung cấp và kỳ II cho hệ cao đẳng. (Xem phụ lục 9)

Từ thời khóa biểu tổng thể của Nhà trường, giáo vụ Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng xây dựng các thời khóa biểu chi tiết cho từng cá nhân trong từng bộ môn. Thời khóa biểu này rất dễ theo dõi vì mỗi giáo viên đều được liệt kê các thông tin như tên lớp học, ngày, thời gian (sáng/chiều) tên giảng đường, tên bài học, tên giảng viên phụ trách giờ giảng. Vì tính tiện ích của nó, thời khóa biểu này giúp cho Trưởng bộ môn dễ dàng quản lý và theo dõi các lớp học.

Hiện nay nhà trường đã đưa thời khóa biểu tổng thể lên mạng giúp cho giáo viên có thể tìm được thông tin về thời khóa biểu qua mạng và giáo vụ khoa dán thời khóa biếu chi tiết của từng cá nhân lên nơi dễ nhìn nhất để mọi

90

3.3.2.2. Về thực hiện chương trình

* Đề cương chi tiết môn học:

Để thực hiện tốt chương trình môn học, Trưởng bộ môn lễ tân sẽ cùng với các giáo viên trong bộ môn xây dựng đề cương chi tiết môn học cho từng bài để có sự thống nhất về mục tiêu, thời gian, nội dung, học liệu, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá của từng bài học. Đề cương này được quản lý ở cấp bộ môn và cấp trường. Sau đây là ví dụ đề cương chi tiết về một bài học. (Xem phụ lục 11)

* Kiểm tra - đánh giá :

Kiểm tra - đánh giá tuy là khâu cuối cùng nhưng là yếu tố định hướng cho quá trình dạy- học. Thực hiện tốt công việc kiểm tra - đánh giá, đề kiểm tra và đề thi càng bám sát mục tiêu bao nhiêu thì càng lượng giá được mức độ chính xác quá trình dạy- học bấy nhiêu. Hiện nay bộ môn lễ tân đang chấp hành đúng quy định về số đầu điểm và tỷ lệ phần trăm điểm của các hệ. Cụ thể:

- Hệ trung cấp nghề và trung cấp chính quy có 6 đầu điểm (1 đầu điểm hệ số 1 và 5 đầu điểm hệ số 2) đối với 90 tiết lý thuyết trong học kỳ I và 4 đầu điểm (1 đầu điểm hệ số 1 và 3 đầu điểm hệ số 2) đối với 60 tiết lý thuyết trong học kỳ II. Điểm trung bình của học kỳ bằng tổng các đầu điểm nhân với hệ số cộng với điểm thi và chia hai.

- Hệ cao đẳng chính quy và cao đẳng liên thông có 1 hoặc hai đầu điểm đánh giá định kỳ trong đó có một bài tập lớn. Điểm trung bình của học kỳ bằng tổng các điểm trong học kỳ chia cho số lần kiểm tra cộng với điểm thi học kỳ và chia đôi.

Theo tác giả, Nhà trường nên thay đổi phương pháp kiểm tra - đánh giá cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Hiện nay hầu như rất ít trường còn duy trì hình thức kiểm tra viết/tự luận vì hình thức này như đã phân tích ở Chương 2 là không kiểm tra đánh giá được toàn bộ nội dung chương trình dạy - học như mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học tủ và quay

cóp. Nhà trường nên áp dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra được kiến thức tổng thể của học sinh và hình thức kiểm tra/thi này cũng giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian chấm thi và việc chấm thi cũng dễ dàng hơn. Sau khi chấm thi xong nên công bố điểm thi trên mạng để học sinh không mất công hỏi điểm từ giáo vụ khoa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 90)