Phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 31 - 35)

Trong quản lý giáo dục, phương pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý giải quyết

30

những vấn đề cụ thể của hệ quản lý, làm cho hệ vận hành, phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với qui luật khách quan.

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra.

Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định.

Phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các nhà quản lý chỉ thực hiện tốt chức năng của mình khi nhận thức đúng và sử dụng tốt các phương pháp quản lý.

Có nhiều phương pháp quản lý, tuy nhiên nhìn chung có thể phân thành 4 nhóm phương pháp sau:

1.4.4.1. Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức

Đó là những hình thức, biện pháp mà chủ thể quản lý dùng quyền lực trực tiếp đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu để khách thể quản lý thực hiện.

Phương pháp này được biểu hiện qua các hình thức như văn bản thông báo, chỉ thị, nghị quyết, thông tư hoặc là những quy chế, nội dung, quy định trong nội bộ như thời khoá biểu, phân công công tác. Cũng có thể chỉ thị bằng lời nói. Khi sử dụng lời nói cần phải có nghệ thuật đưa ra đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ.

Tất cả các hình thức trên có thể có tác động đến cá nhân, có loại tác động đến tổ chức. Đặc điểm nổi bật tích cực của phương pháp là có căn cứ pháp lý, trên cơ sở các văn bản chính xác, cụ thể tạo ra sự thống nhất trong tổ chức, làm nên sức mạnh tập thể. Đồng thời có sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền... giữa các tổ chức và các thành viên của nó, tác động trực tiếp đến đối tượng, dứt khoát và có hiệu lực nhanh, có tính bắt buộc phải chấp hành, đồng loạt.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng tuyệt đối hoá phương pháp để dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, mất dân chủ dễ gây tâm lý nặng nề, tiêu cực, thụ động, tạo tâm lý tự vệ của đối tượng quản lý.

Khi vận dụng phương pháp hành chính tổ chức vào thực tiễn nhà quản lý phải nắm vững chỉ thị pháp quy, nhận thức được quyền hạn trách nhiệm của mình theo luật định khi đưa ra văn bản. Các quyết định hành chính phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, luôn nắm bắt thông tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời.

Tóm lại, đây là phương pháp rất cần thiết trong công tác quản lý, và được xem là phương pháp quản lý cơ bản nhất chứ không phải là phương pháp duy nhất.

1.4.4.2. Nhóm phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là các cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý bằng sự kích thích lợi ích vật chất để tạo ra động lực thúc đẩy con người hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ cho lợi ích cá nhân và tập thể.

Lợi ích kinh tế bao giờ cũng là một kích thích cơ bản, có tác dụng lâu bền. Không nên xem nhẹ vai trò của kinh tế vì như thế dễ dẫn đến duy ý chí, không động viên được người lao động. Bởi trong mọi quan hệ thì quan hệ kinh tế có tính cơ bản, chi phối các quan hệ khác.

Nhóm phương pháp kinh tế có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Hình thức của phương pháp này là thông qua các cơ chế kinh tế để tác động vào đối tượng quản lý như lương, thưởng, phạt, chế độ ưu đãi đối với người có thành tích cao.

Đặc điểm của phương pháp này là sự tác động gián tiếp lên khách thể quản lý (nhóm cá nhân) nhằm tạo ra động lực, kích thích đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả cao.

- Phương pháp kinh tế có tác động mạnh đến đối tượng quản lý. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hoá những phương pháp này sẽ sinh ra chủ nghĩa thực dụng làm tha hoá tính nhân văn của con người. Do vậy khi áp dụng biện pháp kinh tế phải đảm bảo tính công bằng trong phân phối, phải quan tâm đến các quan hệ nội bộ, môi trường tâm lý xã hội bên trong và bên ngoài.

32

Là phương pháp mà chủ thể quản lý các hình thức, biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, tình cảm, thái độ hành vi của đối tượng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông, hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức giao.

Các hình thức giáo dục thường là trao đổi trực tiếp, học tập sinh hoạt tư tưởng, chính trị, thời sự, giáo dục cá biệt, nêu gương tốt... thông qua việc sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội, môi trường xã hội bằng nhiều hình thức sinh động.

Đây là phương pháp ít tốn kém mà có tác đông sâu sắc và bền vững nhưng cần tránh tư tưởng xem phương pháp giáo dục là vạn năng.

1.4.4.4. Nhóm phương pháp tâm lý xã hội

Phương pháp tâm lý xã hội là biện pháp, cách thức tạo ra những tác động vào đối tượng bị quản lý bằng các biện pháp lôgic và tâm lý xã hội nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo quản lý đề ra thành nghĩa vụ, tự giác, động cơ bên trong và những nhu cầu của người thực hiện. Đây là phương pháp chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý xã hội để tạo nên môi trường tích cực, lành mạnh bên trong tổ chức, có tác động tốt với mối quan hệ và hành động của tổ chức.

Từ những phân tích trên ta thấy: Đặc điểm của phương pháp tâm lý xã hội là sự kích thích đối tượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm, toàn ý cho công việc, coi mục tiêu, nhiệm vụ quản lý như là những mục tiêu và công việc của họ. Hơn thế, khách thể quản lý luôn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để ngày càng đáp ứng tốt hơn; đoàn kết với nhau hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Với phương pháp tâm lý xã hội, chủ thể quản lý sẽ có những tác động đến khách thể quản lý nhằm kích thích đối tượng quản lý ngày càng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo tiền đề nâng cao chất lượng giảng dạy. Không những thế, bầu không khí làm việc ngày càng được cải thiện, mọi thành viên đoàn kết, gắn bó thực sự tin yêu lẫn nhau, mọi người gắn bó với tập thể, yên tâm công tác. Đồng thời ai cũng được

phát huy tối đa sở trường và có vị trí vai trò nhất định trong tập thể, được khen thưởng và biểu dương kịp thời, được tập thể và xã hội tin cậy, yêu mến và kính trọng, được học tập bồi dưỡng. Song song đó không ngừng cải thiện đời sống vật chất để mọi người lao động phấn khởi, hăng say làm việc. Chú trọng giải toả mọi xung đột thấu tình đạt lý, tạo môi trường làm việc thoái mái, gắn kết với môi trường bên ngoài, với xã hội, với các đơn vị trong và ngoài nhà trường

Quản lý nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý. Muốn đạt được mục tiêu quản lý cần dựa vào kết quả lao động của tập thể. Vì thế việc động viên, thuyết phục mọi người trong tập thể tự giác hăng hái tham gia lao động là điều hết sức quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn nhóm phương pháp vừa nêu là những phương pháp quản lý cơ bản để chủ thể quản lý đạt được mục tiêu quản lý. Tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà vận dụng các phương pháp quản lý thích hợp. Vì rằng không có phương pháp nào là vạn năng. Mỗi phương pháp đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định. Tài năng và bản lĩnh của người quản lý là biết lựa chọn phương pháp hữu hiệu áp dụng cho từng đối tượng. Người quản lý phải có lý trí sáng suốt và trái tim nhân hậu, phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý phong phú sao cho việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp thực trạng đơn vị và có những bước đi thích hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 31 - 35)