- Điều kiện để thực hiện môn học:
2.1 Về kế hoạch dạy học 87,5 81,25 75 83,3 81,6 75 2.2 Về thực hiện chương trình100 100 100 100 100
3 Quản lý các điều kiện đảm bảo 100 87,5 75,5 100 96,6 71,6
3.1 Về cơ sở vật chất 100 87,5 93,7 98,3 91,6 0,9
3.2 Về giảng viên 100 93,7 93,7 96,6 0,9 91,6
3.3 Về sinh viên 93,75 87,5 93,7 91,6 93,3 90
Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá ở bảng trên cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều nhất trí với các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội mà tác giả đề xuất. Tuy nhiên, có một số biện pháp tính khả thi chưa cao, đó là biện pháp quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên và hồ sơ giảng dạy. Bởi vì trong thực tế cho thấy quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên đối với từng giáo án nếu chỉ chú ý đến số lượng giáo án thì đơn giản, song để kiểm tra chất lượng của từng giáo án, của
98
từng giáo viên trong khoa rất khó duy trì thường xuyên. Hơn nữa việc đáp ứng yêu cầu của từng bài giảng của các giáo viên về phương tiện dạy học, mô hình dạy học... rất khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Biện pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo đánh giá, tính khả thi chưa cao, bởi các chuyên gia cho rằng kiểm tra việc chấm bài, trả bài theo đúng quy định khó thực hiện. Đề kiểm tra trắc nghiệm khó thực hiện, vì ra đề kiểm tra loại này yêu cầu giáo viên phải có kinh nghiệm và mất nhiều thời gian. Theo các chuyên gia nên thực hiện đối với đề thi tốt nghiệp và thi học kỳ. Đổi mới phương pháp dạy học cũng được xem là biện pháp có tính khả thi cao, bởi vì để thực hiện được biện pháp này cần phải đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, mô hình dạy học, trình độ giáo viên... và nhiều yếu tố liên quan khác.
Qua kết quả khảo nghiệm về mặt nhận thức các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho thấy sự cần thiết của các biện pháp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo là đúng. Tuy nhiên, để thực hiện được các biện pháp này cần có sự đầu tư về mọi mặt, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và những người trực tiếp thực hiện sự quản lý tổ chức chỉ đạo, điều hành một cách khoa học, kiên trì và quyết tâm của Hiệu trưởng, sự phối hợp thống nhất và đồng bộ của các phòng chức năng, sự ủng hộ, giúp đỡ hai chiều giữa nhà trường và các cơ sở thuộc lĩnh vực du lịch. Đồng thời nhà trường cần thực hiện các biện pháp này một cách nghiêm túc và đồng bộ để nâng cao chất lượng của nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế của lĩnh vực giáo dục và đào tạo, và du lịch hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong Chương 3, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong những năm tới, đồng thời đề ra các nguyên tắc mang tính định hướng cho các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Với ba nhóm biện pháp là:
(1) Quản lý xây dựng chương trình; (2) Quản lý quá trình dạy - học; (3) Quản lý các điều kiện đảm bảo.
Trong mỗi nhóm biện pháp có các biện pháp cụ thể. Các nhóm biện pháp này đều được các thành viên của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trong từng nhóm còn có sự chênh lệch nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau và theo tỷ lệ thuận. Vì vậy, các nhóm biện đã đề xuất mang tính đồng bộ và có tính khả thi trong thực tiễn áp dụng của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
100