2. Xét tuyển kết quả
2.3.2. Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm (chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất)
2.3.2.1. Quản lý chương trình giảng dạy
Chương trình môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn nằm trong chương trình khung Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định. Số giờ cho phép đối với môn học Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn dành cho hệ trung học là 150 tiết và số giờ đối với môn học Thực hành nghiệp vụ lễ tân là 270 tiết. Chương trình môn học và đề cương chi tiết do Bộ môn Khách sạn thuộc Khoa Quản trị Khách sạn
- Nhà hàng xây dựng, Phòng Đào tạo thông qua và trình Hiệu trưởng duyệt. Nội dung dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn gói gọn trong 2 cuốn giáo trình Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn do Trưởng bộ môn biên soạn dựa trên sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia đầu ngành lễ tân tại các loại hình khách sạn và các giáo viên của Bộ môn. Hai cuốn giáo trình này là sự thai nghén của tác giả trong suốt 11 năm từ năm 1997 đến nay và đã qua nhiều lần được bổ sung kiến thức và kỹ năng mới, loại bỏ các kiến thức lỗi thời không phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp khách sạn hiện nay. Hai cuốn giáo trình này được biên soạn từ các hoạt động thực tế tại bộ phận lễ tân của các loại hình khách sạn nhỏ, vừa và lớn do tác giả trực tiếp làm việc trong thời gian tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân của các dự án hoặc tham khảo ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp là các chuyên gia đầu ngành lễ tân đang làm việc tại các khách sạn. Hai cuốn giáo trình này còn có phần phụ lục là các biểu mẫu được sưa tầm từ hoạt động thực tế của lễ tân để minh họa cho phần kiến thức và kỹ năng. Những biểu mẫu này giúp cho học sinh được làm quen ngay với môi trường thực tế trong khách sạn và giúp các em không bỡ ngỡ khi ra môi trường làm việc thực tế. Giáo trình còn có phần thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành lễ tân giúp cho học sinh hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong hoạt động lễ tân của khách sạn. Đặc biệt cả hai cuốn giáo trình đều có các tình huống và cách xử lý các tình huống thực tế thường xảy ra trong hoạt động lễ tân giúp cho học sinh có thể ứng phó được các tình huống khi ra làm việc tại môi trường thực tế. Ngoài ra cả hai cuốn giáo trình còn được tác giả bổ sung các phần kiến thức của các giáo trình nghiệp vụ lễ tân nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Thái lan và đặc biệt là giáo trình Nghiệp vụ lễ tân của Dự án VIE/002 (Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do chính phủ Luxemborg tài trợ), và gần đây nhất là chương trình VTOS của Dự án EU (Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ). Tác giả của 2 cuốn giáo trình trên cũng đã được tham gia các dự án đào
62
đó đã chắt lọc được những phần nội dung phù hợp từ các tài liệu đào tạo nghiệp vụ lễ tân tại các khách sạn 4-5 sao, từ giáo trình nghiệp vụ lễ tân của cả 2 dự án trên để áp dụng vào hoạt động thực tế của bộ phận lễ tân trong các khách sạn ở Việt Nam để đưa vào giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Thiết nghĩ chương trình và thời lượng giảng dạy môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn đối với hệ trung cấp thì tạm ổn song thời lượng đối với chương trình môn học Nghiệp vụ khách sạn đối với hệ cao đẳng thì quá ít chỉ có 90 tiết cho môn lý thuyết và 90 tiết cho môn thực hành. Cũng như hệ trung cấp, hệ cao đẳng cũng phải học đủ khối lượng kiến thức và thực hành của Nghiệp vụ lễ tân khách sạn thì mới có thể làm việc được tại các bộ phận lễ tân của mọi loại hình khách sạn. Học sinh khi ra trường phải làm nhân viên giỏi, gương mẫu nghĩa là họ phải thông thạo công việc thì mới có thể trở thành người quản lý giỏi. Giáo viên giảng dạy cho khối cao đẳng phải dạy rất nhanh, chủ yếu là học sinh phải tự đọc giáo trình thì mới kịp thời gian còn môn thực hành thì đúng là dạy theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, nếu không như vậy thì không hết chương trình. Không những vậy môn Thực hành nghiệp vụ lại là môn thi tốt nghiệp của hệ cao đẳng.
Hiện nay Bộ môn đang gặp phải khó khăn trong việc quản lý chương trình vì cùng một lúc Bộ môn giảng dạy nhiều hệ đào tạo khác nhau và nhiều chương trình đào tạo chuyên ngành khác nhau.
2.3.2.2. Quản lý giảng viên
Bộ môn lễ tân khách sạn có 06 giảng viên gồm 01 thạc sỹ quản trị kinh doanh, 02 giảng viên sắp tốt nghiệp Cao học Quản lý giáo dục, 02 giảng viên tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh khách sạn, trường Đại học Kinh tế quốc dân, 01 giảng viên tốt nghiệp trường Đại học Thương mại. 100% giảng viên đều đã qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ sư phạm. Trong bộ môn có 01 giảng viên là giáo viên dạy giỏi toàn quốc, 03 giảng viên là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 01 giảng viên là giáo viên dạy giỏi cấp trường. Tất cả các giảng
viên trong Bộ môn đã qua đào tạo về nghiệp vụ khách sạn và du lịch và hầu hết các giảng viên có thể sử dụng ngoại ngữ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy nghiệp vụ lễ tân khách sạn. Năm trong sáu giảng viên của bộ môn đã tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ lễ tân và kỹ năng giảng dạy do các tổ chức và dự án trong và ngoài nước tài trợ. Trước khi trở thành giảng viên nghiệp vụ lễ tân, 02 giảng viên của bộ môn cũng đã làm việc tại Khách sạn Trường (2 sao) và 02 giảng viên cũng đã thực tập và làm việc tại khách sạn 4 - 5 sao nên cũng đã có kinh nghiệm làm việc. Song song với việc giảng dạy cho khoảng 2.000 học sinh mỗi năm. Các giảng viên nghiệp vụ lễ tân còn tham gia giảng dạy và bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho các trường liên kết, các trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp và tham gia chấm thi lễ tân giỏi toàn ngành, toàn quốc. 100% giảng viên nghiệp vụ lễ tân tham gia nghiên cứu khoa học, các hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy và giảng dạy quá số giờ tiêu chuẩn.
Điều kiện làm việc của các giảng viên tương đối đầy đủ: bộ môn có máy vi tính, máy in, mạng internet và phòng làm việc có lắp máy điều hòa không khí.
Tuổi đời của các giảng viên Bộ môn lễ tân khách sạn cũng không còn trẻ nữa. Người nhiều tuổi nhất là 53 tuổi và người ít tuổi nhất là 32 tuổi. Nhìn chung các giảng giảng viên trong Bộ môn đều tâm huyết với nghề nghiệp và luôn có ý thức tự học để vươn lên nhằm đáp ứng với yêu cầu đào tạo của Nhà trường và Ngành đặt ra.
Tuy rằng đã qua đào tạo, song trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giảng viên không đồng đều và không phải tất cả mọi giảng viên đều tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy. Điểm yếu của giảng viên trong Bộ môn là kinh nghiệm thực tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành vẫn còn là vấn đề nan giải. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ hiện nay thì khó
64
việc tại mọi loại hình khách sạn. Một vấn đề nữa cũng cần phải quan tâm đó là việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy Bộ môn cũng đã rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa đều, chất lượng giảng dạy vẫn chưa cao và sản phẩm mà Bộ môn đào tạo ra không phải hoàn toàn được các doanh nghiệp khách sạn chấp nhận.
2.3.2.3. Quản lý cơ sở vật chất
Nhà trường có 12 giảng đường phục vụ cho công việc giảng dạy lý thuyết. Hiện tại chỉ có 3 giảng đường học lý thuyết của trường có lắp đặt máy chiếu projector còn đại đa số phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cho các phòng học lý thuyết chủ yếu là micro và loa. Chính số lượng học sinh quá đông và điều kiện lớp học không có cách âm đã gây không ít ảnh hưởng không tốt về chất lượng dạy và học của thày và trò. Ngoài ra, phía bên ngoài phòng học là hành lang và sân trường nơi hàng ngày vẫn diễn ra các giờ học thể dục và phòng học lại không có rèm che nên kể cả trong giờ học vẫn có học sinh và nhân viên của trường đi lại, gây ồn ào, làm thiếu sự tập trung của học sinh trong lớp. Phòng học chỉ được trang bị quạt trần nên trong điều kiện thời tiết mùa hè đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy.
Về tình trạng phòng học thực hành, Nhà trường cũng đã bố trí phòng thực hành riêng biệt cho các chuyên ngành, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập theo đặc thù của các chuyên ngành.
Hiện tại nhà trường giao cho Bộ môn lễ tân khách sạn quản lý hai phòng học thực hành để giảng dạy phần thực hành nghiệp vụ. Phòng thực hành số 1 do Dự án EU tài trợ lắp đặt các thiết bị hiện đại phục vụ học tập như máy vi tính có cài đặt phần mềm quản lý khách sạn, tivi và đầu đĩa CD cùng với các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập khác. Song vì diện tích của phòng này không đủ rộng cho trên 50 học sinh học thực hành và Dự án EU còn thường xuyên sử dụng phòng này vào mục đích riêng của Dự án, do đó tính khả thi của phòng này không cao và chưa thiết thực. Mỗi khi Dự án
EU sử dụng phòng thực hành số 1, giáo vụ Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng phải làm tờ trình xin Phòng Đào tạo xếp học thực hành tạm thời vào những phòng học khác và những phòng này không có đủ các thiết bị hỗ trợ giảng dạy nên gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, dẫn đến làm giảm chất lượng giảng dạy và học tập.
Phòng thực hành số 2 hầu như không có phương tiện gì ngoài bàn ghế, một quầy lễ tân cũ và mấy chiếc đồng hồ treo tường. Giáo viên tự làm thêm một số phương tiện hỗ trợ giảng dạy như hộp đựng hồ sơ đăng ký khách cá nhân, khay đựng hồ sơ đăng ký khách đoàn, khay đựng mẫu biểu v.v... Bộ môn lễ tân khách sạn cũng rất nhiều lần làm đơn đề nghị nhà trường bổ sung phương tiện giảng dạy cho phòng thực hành và nhà trường cũng có bổ sung song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phòng thực hành này. Nói tóm lại, phòng thực hành lễ tân như hiện nay chưa thể gọi là phòng thực hành đúng với nghĩa của nó, vì đã gọi là phòng dạy thực hành thì phải được trang bị đầy đủ các tiện nghi gần như quầy lễ tân thực tế của khách sạn thì mới tạo được môi trường thực hành thực sự cho học sinh và giúp các em khi đi làm không bị quá bỡ ngỡ đối với các thiết bị hiện đại tại các cơ sở làm việc.
2.3.3. Quản lý quá trình dạy - học
Nhìn chung Nhà trường và Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng trao quyền tự chủ cho Bộ môn lễ tân khách sạn trong việc quản lý quá trình dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn. Bộ môn tự xây dựng nội dung, mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và học kỳ. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình dạy - học, quá trình kiểm tra - đánh giá của Bộ môn nói riêng và của Khoa nói chung. Hàng năm Phòng Đào tạo có tổ chức kiểm tra giáo án của giáo viên song việc làm này cũng mới chỉ dừng ở mức độ hình thức chứ chưa thực chất. Bộ môn có tổ chức dự giờ của một số giáo viên, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy song vẫn chưa được duy trì thường xuyên vì
66
công việc của bộ môn quá tải và ý thức thay đổi của giáo viên vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra tinh thần thái độ và ý thức học tập, đặc biệt là ý thức tự giác học của học sinh chưa cao. Vẫn còn hiện tượng giáo viên quản lý lớp chưa nghiêm, một số học sinh ngồi trong lớp vẫn nói chuyện, làm việc riêng, sức ỳ lớn và đi học muộn. Giáo viên vẫn dạy chay và nói nhiều. Tuy nhiên, nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học được lãnh đạo nhà trường quan tâm và đánh giá là một trong những môn trọng điểm của trường vì số lượng học sinh đông và hiện tại nhà trường đang có chủ trương đầu tư đào tạo kỹ năng chuyên sâu và ngoại ngữ chuyên ngành cho học sinh nên đòi hỏi phải có sự chuyển biến về chất của môn học này.
2.3.4. Kiểm tra - đánh giá
Bộ môn lễ tân khách sạn tuân thủ theo quy chế ra đề kiểm tra, đề thi, chấm thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Nhà trường. Công việc ra đề kiểm tra, đề thi và chấm thi được thực hiện như sau:
Đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên đối với hệ trung cấp: Môn lý thuyết nghiệp vụ lễ tân được bố trí học liền trong học kỳ I (90 tiết) và học kỳ II (60 tiết). Theo quy định, đối với hệ trung cấp thì cứ sau 15 tiết (01 ĐVHT) học sinh phải làm một bài kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ. Như vậy học sinh của hệ trung cấp phải làm 06 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong học kỳ I, 04 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong học kỳ II và 01 điểm thi học kỳ khi kết thúc học kỳ.
Đối với hệ cao đẳng chính quy và hệ cao đẳng liên thông thì môn nghiệp vụ khách sạn được bố trí học và kết thúc trong học kỳ I (90 tiết). Học sinh hệ cao đẳng phải có 02 đầu điểm đánh giá định kỳ trong đó có 01 bài tập lớn liên quan đến nội dung chương trình nghiệp vụ khách sạn và một điểm thi hết môn.
Đối với môn thực hành mỗi học kỳ có 03 đầu điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ cho 03 hệ số đối với hệ trung cấp và 02 đầu điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với hệ cao đẳng
Giáo viên giảng dạy lớp nào phải tự ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và chấm điểm cho lớp đó. Giáo viên có thể ra đề theo dạng viết tiểu luận hoặc trắc nghiệm theo kiến thức đã được học trong học kỳ. Một số lớp kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên chưa thực hiện đúng tiến độ quy định. Có hiện tượng giáo viên không kiểm tra thường xuyên theo quy định 15 tiết/01 bài mà để dồn vào bài kiểm tra cuối kỳ và kiểm tra dồn dập cho đủ đầu điểm khiến cho học sinh rất bị động và căng thẳng.