Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 48 - 55)

2. Xét tuyển kết quả

2.2.4. Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học

Hình thức tổ chức dạy học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn về cơ bản cũng giống như các môn chuyên ngành khác của Nhà trường. Đối với môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn học sinh học ghép lớp tại các giảng đường khoảng trên 100 học sinh một lớp. Đối với môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn học sinh không phải học ghép lớp. Số lượng học sinh thực hành của mỗi lớp khoảng trên 50 học sinh, học tại các phòng thực hành theo chuyên ngành. Nhìn chung môi trường và điều kiện học tập của học sinh thuộc bộ môn Quản trị khách sạn khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng cũng giống như các khoa khác của Nhà trường. Các phòng học lý thuyết thường xây liền kề

nhau, không có cách âm. Số lượng học sinh của mỗi buổi học đông, đặc biệt là lớp lý thuyết. Chỉ có một số ít các giảng đường lý thuyết của trường có lắp đặt máy chiếu projector còn đại đa số phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cho các phòng học lý thuyết chủ yếu là micro và loa. Vì số lượng học sinh đông, do đó các giảng viên phải cố gắng nói to để những học sinh ngồi cuối lớp có thể nghe được và vì không có cách âm giữa các phòng lý thuyết nên hầu hết mọi hoạt động dạy và học của các lớp liền kề nhau đều ảnh hưởng lẫn nhau. Chính nguyên nhân này đã gây ảnh hưởng không tốt về chất lượng dạy và học của thày và trò. Ngoài ra, phía bên ngoài phòng học là hành lang và sân trường là nơi hàng ngày vẫn diễn ra các giờ học thể dục, bên cạnh đó là phòng học lại không có rèm che nên kể cả trong giờ học vẫn có học sinh và nhân viên của trường đi lại, gây ồn ào, làm thiếu sự tập trung của học sinh trong lớp. Giáo viên giảng dạy những lớp lý thuyết này phải “vừa nhu vừa cương” thì mới thu hút được sự chú ý của hàng trăm học sinh vừa rời ghế nhà trường phổ thông và đang ở độ tuổi hiếu động. Đại đa số học sinh của trường đến từ những miền quê hoặc miền trung du và thậm chí gần đây số lượng học sinh miền núi về trường học cũng khá đông, do đó trình độ nhận thức và quan điểm về ngành nghề của các em cũng khác nhau. Thậm chí trong buổi học đầu tiên, khi giáo viên phát vấn học sinh về sự hiểu biết về nghề lễ tân trong khách sạn, một số em cũng không hiểu và các em cho biết là nghe tên trường “kêu” và cho rằng học du lịch là sau khi tốt nghiệp sẽ được đi du lịch nhiều nên cứ đăng ký vào học. Một số bậc phụ huynh còn có quan điểm sai lệch về nghề nghiệp. Họ cho rằng môi trường làm việc trong khách sạn có rất nhiều tệ nạn và họ còn lo con mình sẽ bị hư hỏng hoặc làm việc trong khách sạn chỉ là làm công việc hầu hạ, phục dịch người khác. Chính sự nhận thức không đồng đều của học sinh và một số quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh về nghề nghiệp cũng gây không ít khó khăn cho công việc dạy và học của thày và trò. Nếu như các phòng học lý thuyết đều có sự hỗ trợ của máy chiếu projector để

48

sạn thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, sức lực cho giáo viên và bài học của học sinh cũng sinh động, đạt chất lượng hơn nhiều. Một lợi thế khác là được học qua các đoạn phim, tranh ảnh sẽ giúp học sinh nhìn thấy mọi hoạt động và công việc thực tế trong khách sạn. Như vậy sẽ định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho học sinh.

Dự giờ và gặp gỡ một số thày cô dạy lý thuyết, chúng tôi đã hỏi vì sao không sử dụng phương pháp giảng dạy phát vấn, lấy học sinh làm trung tâm, phát biểu ý kiến xây dựng bài học, thảo luận nhóm v.v... Các thày cô lý giải như sau:

Thời gian cho mỗi buổi học có hạn, chỉ có 3 tiết mà kiến thức phải truyền đạt cho học sinh rất nhiều. Khi phát vấn, chỉ có một số ít học sinh phát biểu còn những học sinh khác nhân cơ hội thày cô không quan sát tranh thủ nói chuyện, làm việc riêng. Cứ sau một câu hỏi lại phải chờ học sinh trả lời và lại phải ổn định lớp do đó rất mất thời gian. Do đó phải bám theo phương pháp thuyết trình, thày nói, trò nghe thì mới hết nội dụng kiến thức của bài. Còn về phân nhóm thảo luận thì lại càng khó thực hiện vì diện tích lớp học có hạn, số lượng học sinh lại đông, các em ngồi kín hết tất cả các bàn, mỗi bàn có 5 đến 6 học sinh do đó rất khó phân nhóm và nếu có phân được nhóm thì giữa các nhóm không có khoảng cách nên rất ồn, nhóm này thảo luận nhóm kia cũng nghe được và nếu giáo viên không nhanh thì hết giờ. Cuối cùng đành phải bám vào phương pháp thuyết trình nếu không thì cháy giáo án, lúc nào cũng lo hết giờ mà không hết bài.

Đối với giờ học thực hành cho dù không phải ghép lớp, song số lượng học sinh trên 50 em cho một lớp học thực hành như vậy cũng thực sự quá tải. Trong một buổi học thực hành mỗi học sinh ít nhất phải có cơ hội được thực hành một lần để giáo viên còn kiểm tra, đánh giá xem kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử liên quan đến phần việc thực hành của học sinh đó đã đạt tiêu chuẩn quy định chưa? Vì điều kiện học sinh lớp học thực hành đông do đó cơ hội cho mỗi em thực hiện bài học thực hành một lần là rất

khó thực hiện và nếu học sinh không thực hành được thì giáo viên không thể đánh giá được kỹ năng của học sinh đó. Bất luận là học thực hành bất cứ môn gì, nếu trong giờ học thực hành mà học sinh chỉ quan sát giáo viên làm mẫu và tự luyện tập với nhau mà không có cơ hội thực hành để giáo viên sửa lỗi kỹ năng cho đạt chuẩn thì học sinh khó mà làm đúng kỹ năng về các phần việc của mình khi ra môi trường thực tế. Số lượng học sinh của lớp thực hành đông làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thày và trò. Đồng thời, sự thiếu thốn các phương tiện trợ giúp cho các buổi học thực hành cũng góp phần làm giảm chất lượng đáng kể đối với buổi học thực hành. Nhà trường cũng có đầu tư các phương tiện giảng dạy cho các phòng thực hành song về số lượng và chất lượng thì các phương tiện được đầu tư hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập.

Đó là về hình thức dạy - học, còn về phương pháp dạy? Mặc dù, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học song không phải mọi giáo viên đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học và họ thường đổ lỗi cho lớp học quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng và còn rất nhiều lý do khác. Bên cạnh một số thày cô đã tích cực cải tiến phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, trong buổi học đã có tổ chức các hoạt động nhóm để buổi học sôi nổi, có chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên trong giờ dạy lý thuyết vẫn “thao thao bất tuyệt” trên bục giảng, không cần quan tâm xem học sinh có hiểu bài học hoặc có đang chú ý vào bài học không. Thày nói nhiều hơn trò là lối dạy truyền thống, cần phải thay đổi vì sau khi thày dạy xong đại đa số trò chẳng hiểu gì, không nắm được vấn đề cốt lõi của bài học phải nhớ, không biết thông tin nào là thông tin buộc phải nhớ, thông tin nào là thông tin nên biết và thông tin nào là có thể biết. Nếu như, thày giáo đó thay đổi phương pháp dạy, không chỉ có thuyết trình mà nên phát vấn, để học sinh phải động não suy nghĩ tìm câu trả lời thì chất lượng buổi học sẽ hiệu quả hơn. Cá biệt còn có thày cô đọc cho học sinh chép

50

thấy học sinh cắm cúi chép nguyên xi nội dung trong giáo trình do thày đọc mà lòng thấy buồn vô hạn và không biết rồi kiểu dạy “thày đọc trò chép” này sẽ đưa chất lượng giảng dạy đến đâu. Nếu như, với thời gian đó, thày dành cho việc phát vấn, lấy học sinh làm trung tâm và tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm để học sinh tích cực động não, tham gia vào việc xây dựng bài thì hiệu quả bài giảng sẽ được nâng cao. Trong giờ lên lớp còn có giáo viên lấy các ví dụ xa vời, “vòng vo tam cuốc” để minh họa cho bài học mà chẳng liên quan gì đến bài học. Thậm chí, một số giáo viên còn biến buổi học thành buổi nói chuyện về các vấn đề mà không liên quan đến bài học. Một số học sinh lười suy nghĩ hoặc chỉ mải làm việc riêng trong giờ học thì mặc giáo viên muốn nói gì thì nói, chỉ ngồi trong lớp để cuối giờ điểm danh là có mặt... Nhìn chung vẫn còn những giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình, không hề gây được hứng thú và sự động não của học sinh làm cho chất lượng giảm sút.

Phương pháp giảng dạy môn Nghiệp vụ lý thuyết lễ tân khách sạn của giáo viên thì như vậy còn phương pháp học tập của học sinh thì sao? Đại đa số học sinh học theo kiểu thụ động có nghĩa là ngồi im, nghe thấy nói và ghi chép những điều đã có trong giáo trình. Một số học sinh thì làm việc riêng như nhắn tin, gọi điện thoại, tranh thủ ngủ, đọc báo, học môn khác hoặc viết thư chuyền tay nhau đọc rồi cười với nhau. Lỗi này của học sinh chủ yếu là tại giáo viên. Phương pháp giảng dạy lỗi thời và cách tổ chức các hoạt động của lớp kém như vậy đã dẫn đến tình trạng trên.

Đấy là phương pháp dạy và học môn Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn còn phương pháp dạy và học môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn thì như thế nào? Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền đạt đúng kỹ năng, kiến thức và thái độ trong buổi dạy thực hành giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh làm đúng kỹ năng các phần việc, đạt tiêu chuẩn để khi các em ra trường có thể xin được việc làm tại các doanh nghiệp ngay và bảo đảm uy tín đào tạo của Nhà trường. Hiện nay, đã có một số giáo viên

trong Bộ môn áp dụng phương pháp giảng dạy thực hành của Dự án EU (Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam) để giảng dạy môn thực hành và kết quả rất khả quan. Song vẫn còn không ít giáo viên vẫn giảng dạy thực hành theo phương pháp cũ. Công việc dạy thực hành cứ diễn ra đều đều như sau: giáo viên vào lớp, đốc thúc học sinh làm vệ sinh sau đó ổn định lớp và giới thiệu tên bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình của phần việc kỹ năng sẽ học, học sinh chỉ việc giở sách đọc lại quy trình mà không cần nhớ mình đã nói gì. Sau khi kiểm tra lại quy trình, thày làm mẫu một lượt các kỹ năng của bài học thực hành, chia nhóm, giao bài thực hành để học sinh thực hành với nhau. Từng cặp học sinh đóng vai lễ tân và khách thực hành với nhau. Có một số học sinh khá và có ý thức học tập tự chọn nhóm và đóng vai thực hành nghiêm túc song một số học sinh lười học khác tự chọn nhau để ghép nhóm và những nhóm học sinh lười kém ý thức thường ngồi chơi hoặc trêu đùa nhau. Thông thường khi phân nhóm thực hành cho học sinh, giáo viên phải chú ý đến ý thức kỷ luật và khả năng học tập của từng học sinh và trong một nhóm thực hành giáo viên phải ghép xen kẽ giữa học sinh yếu kém với học sinh khá để các em có thể kèm cặp lẫn nhau khi thực hành. Khi các nhóm học sinh tự thực hành giáo viên dạy thực hành phải quan sát, kiểm tra ý thức học tập của từng nhóm học sinh, kịp thời uốn nắn kỹ năng thực hành cho từng học sinh và giải đáp các thắc mắc, cũng như đưa ra các gợi ý hướng dẫn giải quyết tình huống. Yêu cầu đặt ra đối với việc phân nhóm là như vậy, nhưng một số giáo viên dạy thực hành đã không thực hiện theo yêu cầu mà thậm chí có giáo viên còn biến thời gian học sinh tự thực hành thành thời gian nghỉ ngơi, gọi điện thoại, nhắn tin, tranh thủ chấm bài hoặc thậm chí còn có giáo viên giao bài, yêu cầu các em tự phân nhóm và bỏ lớp ra ngoài làm việc riêng. Quan sát một buổi dạy và học thực hành như vậy chúng ta sẽ cảm thấy trăn trở cho chất lượng dạy và học thực hành. Vì chỉ có một số ít học sinh thực hành nghiêm túc còn rất nhiều học sinh không tự giác thực hành mà đùa

52

học sinh lên quầy lễ tân thực hành. Đôi khi học sinh nói nhỏ chỉ đủ cho giáo viên nghe. Giáo viên cũng không nhắc học sinh cần phải nói to để cho cả lớp cùng nghe và những học sinh khác không hiểu các bạn đang nói gì, nói đến phần nào nên chẳng hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai. Thậm chí, có những giáo viên cũng không đưa ra nhận xét về phần việc kỹ năng học sinh đã thực hành đúng tiêu chuẩn đề ra chưa. Tình trạng của những cặp học sinh lên quầy thực hành thì như vậy còn những học sinh khác thì đùa nghịch hoặc hồi hộp lo âu chờ đến lượt mình lên quầy thực hành. Phương pháp dạy và học thực hành như vậy xét về lý thì không phải là kém, giáo viên cũng ôn quy trình, cũng làm mẫu, cũng phân nhóm thực hành và cũng gọi học sinh lên quầy thực hành nhưng sao chất lượng buổi học vẫn kém, học sinh vẫn chưa làm đúng kỹ năng theo tiêu chuẩn đề ra. Câu trả lời chắc chắn là giáo viên chưa biết được cái lõi của phương pháp dạy thực hành là phải yêu cầu học sinh thực hành những phần việc theo kỹ năng tiêu chuẩn đề ra và phải chỉ cho học sinh những kỹ năng đã thực hiện được và những kỹ năng chưa thực hiện được, giáo viên phải sửa ngay những kỹ năng chưa đạt chuẩn ngay để học sinh xác định được như thế nào là kỹ năng đã chuẩn và như thế nào là kỹ năng chưa chuẩn. Chất lượng một buổi học dạy và học thực hành theo phương pháp như vậy thật đáng lo ngại và chắc chắn không thể đạt được mục tiêu đề ra là sau khi học xong bài này, học sinh phải có thể làm được phần việc gì đó đạt tiêu chuẩn. Những học sinh may mắn được lên quầy thực hành thì vì không được giáo viên sửa kỹ năng nên cũng chẳng hiểu mình làm như vậy đã đạt chuẩn chưa và nếu có hỏi lại thì giáo viên chỉ nói là làm như vậy chưa được, còn chưa được như thế nào thì giáo viên không giải thích rõ và học sinh cũng ngại không dám hỏi nữa. Những học sinh khác thì cho rằng mình kém may mắn không được gọi lên quầy thực hành hoặc rất may là mình đã thoát không phải lên quầy thực hành. Thời gian cứ trôi đi, quỹ thời gian đã hết và học sinh học xong chương trình nhưng vẫn không biết làm hoặc làm chưa làm được. Như vậy học sinh sẽ có rất ít cơ hội để xin được việc tại các doanh nghiệp. Trong

những buổi hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn” rất nhiều ý kiến của các giáo viên trong Bộ môn cho biết:

Chúng tôi biết rằng có rất nhiều phương pháp giảng dạy thực hành hiệu quả hơn phương pháp các giáo viên đang áp dụng nhưng trong điều kiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)