- Điều kiện để thực hiện môn học:
3.3.3. Nhóm biện pháp 3: Quản lý các điều kiện đảm bảo
Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói "Trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thày phải ra thày, trò phải ra trò". Câu nói bất hủ này thật đúng với mọi góc độ của giáo dục. Trường, lớp, thày, trò là các bộ phận cấu thành nên quá trình dạy - học. Xuất phát từ góc độ quản lý, Trường Cao đẳng Du lich Hà Nội nên thực hiện một số điểm sau để quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn đạt mục tiêu đề ra theo slogan của Nhà trường là : "Luôn hướng kỹ năng thực hành và giao tiếp bằng ngoại ngữ tới mọi cấp học".
3.3.3.1. Về cơ sở vật chất
Nhà trường có 12 giảng đường phục vụ cho công việc dạy lý thuyết cho các lớp ghép khoảng trên mỗi lớp có số lượng từ 100 đến 120 học sinh. Bàn ghế trong lớp đủ cho học sinh ngồi học. Hiện tại chỉ có 3 giảng đường học lý thuyết của trường có lắp đặt máy chiếu projector còn đại đa số phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cho các phòng học lý thuyết chủ yếu là micro và loa. Vì lớp học rất đông do đó các giảng viên phải cố gắng nói to để những học sinh ngồi cuối lớp có thể nghe được và vì không có cách âm giữa các phòng lý thuyết nên thường hầu hết mọi hoạt động dạy và học của các lớp liền kề nhau đều ảnh hưởng lẫn nhau. Chính số lượng học sinh quá đông và điều kiện lớp học không có cách âm đã gây không ít ảnh hưởng không tốt về chất lượng dạy và học của thày và trò. Ngoài ra, phía bên ngoài phòng học là hành lang và sân trường nơi hàng ngày vẫn diễn ra các giờ học thể dục và phòng học lại không có rèm che nên kể cả trong giờ học vẫn có học sinh và nhân viên của
92
trường đi lại, gây ồn ào, làm thiếu sự tập trung của học sinh trong lớp. Giáo viên giảng dạy những lớp lý thuyết này phải vừa nhu vừa cương thì mới thu hút được sự chú ý của hàng trăm học sinh vừa rời ghế nhà trường phổ thông và đang ở độ tuổi rất hiếu động, đặc biệt là các học sinh nam.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng dạy - học, Nhà trường nên xếp giảng đường học lý thuyết cố định cho từng chuyên ngành và đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với các chuyên ngành cho các phòng học lý thuyết để bảo đảm được chất lượng dạy và học của thày và trò. Đối với môn học Lý thuyết nghiệp vụ lễ tân khách sạn, vì tính đặc thù của chuyên ngành phải trình chiếu nhiều phim ảnh minh họa làm sinh động bài học và thu hút được sự chú ý của học sinh, nhà trường nên trang bị mỗi giảng đường 01 máy chiếu projector, 01 máy vi tính, 01 màn hình, 01 máy thu hình và đầu đĩa CD để giáo viên sử dụng trong giảng dạy. Ngoài ra, nhà trường nên lắp đặt máy điều hòa cho các giảng đường lý thuyết hoặc lắp thêm quạt treo tường. Bên cạnh đó, nhà trường nên cho lắp rèm các lớp học lý thuyết để tạo thành một không gian khép kín, giúp cho học sinh chú ý vào bài học mà không bị phân tán tư tưởng vì những tiếng ồn giữa các lớp (không có cách âm) và người đi lại bên ngoài hành lang.
Về phòng học thực hành, như phần thực trạng ở Chương 2 đã trình bày, Nhà trường cần trang bị cho phòng thực hành số 2 các phương tiện giảng dạy sau để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập:
+ 02 máy vi tính có cài đặt phần mềm hoạt động khách sạn để học sinh được thực hành trên máy vi tính.
+ 02 điện thoại chủ có lắp đặt chuông
+ 60 bộ bàn ghế để học sinh có thể dễ dàng di chuyển khi thực hành nhóm
+ 01 quầy lễ tân mới
+ 01 tủ đựng hồ sơ đặt buồng và file treo
+ 01 hộp đựng hồ sơ đăng ký
+ 01 máy fax
+ 01 máy projector
+ 01 màn hình
Muốn đạt được mục tiêu đề ra của trường đối với các môn chuyên ngành là “tinh thông kỹ năng nghiệp vụ và sử dụng ngoại ngữ”, Nhà trường cần đầu tư đầy đủ các thiết bị và phương tiện hỗ trợ dạy học cho hai phòng thực hành để giáo viên thực hiện được mục tiêu đào tạo đề ra.
3.3.3.2. Về giảng viên
Tất cả những người làm công tác giáo dục và các nhà quản lý giáo dục đều biết rằng đội ngũ giảng viên là nòng cốt của quá trình dạy - học và quyết định sự thành bại của chất lượng dạy - học. Không thể có nhiều trò giỏi nếu thày chưa giỏi. Người giảng viên giỏi là người có chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy tốt và có kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục. Muốn có một đội ngũ giảng viên giỏi, nhà trường cần có kế hoạch đào tạo thường xuyên thì mới đảm bảo được chất lượng của đội ngũ giảng viên. Môn nghiệp vụ lễ tân là môn học chuyên ngành đặc thù vì vậy đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải được đào tạo chuyên ngành có bài bản, có kinh nghiệm thực tế và thật vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ thì mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Giảng viên dạy kỹ năng nghề lễ tân cần phải làm thợ trước khi làm thày có nghĩa là ít nhất phải có khoảng 6 tháng làm việc hoặc thực tập tại môi trường khách sạn, nếu là khách sạn 4-5 sao thì càng tốt cho công tác giảng dạy. Một yêu cầu đặt ra cho giảng viên chuyên ngành lễ tân là phải giao tiếp được bằng tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành lễ tân khách sạn vì môi trường làm việc sau này của học sinh mà họ trực tiếp giảng dạy là khách sạn và học sinh sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài. Nếu giảng viên lễ
94
tân mà không nói được tiếng Anh hoặc không biết tiếng Anh chuyên ngành thì rất khó khăn trong việc giảng dạy và đôi khi giảng viên đưa thêm một số từ tiếng Anh chuyên nagnhf vào bài giảng sẽ thu hút sự chú ý của học sinh hơn. Sau đây là một số ý kiến của tác giả đối với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân khách sạn của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội:
* Về chuyên môn nghiệp vụ:
+ Nhà trường nên cử các giáo viên đi thực tập tại các bộ phận lễ tân của các loại hình khách sạn nhỏ, vừa và lớn. Chỉ có làm như vậy giáo viên mới cập nhật được những kiến thức và kỹ năng mới nhất từ thực tế để phục vụ cho công tác giảng dạy. Nhà trường cũng nên có chế độ đãi ngộ giáo viên đi thực tập tại các khách sạn để kịp thời động viên giáo viên như tính thời gian thực tập như thời gian nghiên cứu khoa học hoặc thực tập thực tế nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Bộ môn, Khoa và Nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy tiên tiến do các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức để cập nhật thêm thông tin mới và phương pháp giảng dạy mới. Hiện nay Nhà trường đang hợp tác với Dự án EU, do đó cũng nên tạo mọi điều kiện để tất cả giáo viên trong Bộ môn nói riêng và trong Khoa nói chung được tham gia học tập.
+ Các giảng viên cần tích cực học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân khách sạn để làm giàu thêm vốn tiếng Anh của mình nhằm mục đích lồng thêm tiếng Anh trong khi giảng dạy và chính học sinh là những người được hưởng lợi từ những giáo viên nghiệp vụ lễ tân có ngoại ngữ.
+ Nếu tuyển thêm giáo viên chuyên ngành Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, Nhà trường cần đặc biệt ưu tiên tuyển chọn những giáo viên có ngoại ngữ đã làm việc tại các khách sạn 4-5 sao. Ngoại ngữ và kỹ năng thực tế là 2 điều kiện bắt buộc đối với giáo viên chuyên ngành này.
+ Nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập tại các khách sạn 4-5 sao trong và ngoài nước để mở rộng tầm nhìn về khách sạndu lịch nói chung và nghiệp vụ lễ tân khách sạn nói riêng.
+ Nhà trường nên mời các chuyên gia về lễ tân khách sạn, các giám đốc lễ tân khách sạn 4-5 sao về trường bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và giải đáp một số thắc mắc của giáo viên về chuyên môn.
+ Trưởng bộ môn có thể trực tiếp hoặc cử giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn và chia sẻ kiến thức, kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy để dìu dắt giúp đỡ các giáo viên mới vào nghề.
+ Trưởng bộ môn phải thường xuyên dự giờ để kịp thời rút kinh nghiệm và giúp đỡ các giáo viên trong bộ môn nhằm tạo thành một đội ngũ giáo viên mạnh.
+ Trưởng bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, thống nhất chuyên môn, nắm tình hình học tập và ý thức kỷ luật của học sinh các lớp.
+ Mọi giáo viên phải tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi ở các cấp độ để rút kinh nghiệm trong giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nói tóm lại muốn có một đội ngũ giáo viên giỏi, ngoài sự hỗ trợ của Nhà trường, Khoa và Bộ môn, bản thân mỗi giáo viên nghiệp vụ lễ tân khách sạn phải luôn hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ để phục vụ tốt cho công tác “trồng người” trong sự nghiệp giáo dục.
3.3.3.3. Về sinh viên
Đại đa số học sinh của trường đến từ những miền quê hoặc miền trung du và thậm chí gần đây số lượng học sinh miền núi về trường học cũng khá đông do đó trình độ nhận thức và quan điểm về ngành nghề của các em cũng khác nhau. Thậm chí trong buổi học đầu tiên, khi giáo viên phát vấn các em về sự hiểu biết về nghề lễ tân trong khách sạn, một số em cũng không hiểu và các em bật mí là nghe tên trường kêu và cho rằng học du lịch là sau khi tốt
96
được các thày cô cho biết rõ về nghề nghiệp trong tương lai một số học sinh tỏ ra chán nản vì nghĩ rằng cuộc đời mình rồi sẽ bị trói buộc trong bốn bức tường khách sạn và suốt đời chỉ quanh quẩn với những công việc “thấp hèn là phục vụ người khác” như một số em đã thổ lộ. Mặt khác nghề lễ tân khách sạn yêu cầu phải giao tiếp lịch sự, khéo léo một số học sinh cho rằng mình không thể theo học do đó số lượng học sinh bỏ học hoặc chuyển trường khá nhiều trong năm thứ nhất. Thêm vào đó một số bậc phụ huynh còn có quan điểm sai lệch về nghề nghiệp. Họ cho rằng môi trường làm việc trong khách sạn có rất nhiều tệ nạn và họ còn lo con mình sẽ bị hư hỏng hoặc làm việc trong khách sạn chỉ là làm công việc hầu hạ phục dịch người khác. Chính sự nhận thức không đồng đều của học sinh và một số quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh về nghề nghiệp cũng gây không ít khó khăn cho công việc dạy và học của thày và trò. Tình trạng này nên khắc phục như sau:
+ Nhà trường nên cung cấp nhiều thông tin về ngành nghề khi tuyển sinh trên mạng để học sinh xác định được ý thức về nghề nghiệp trước khi đăng ký vào trường.
+ Nhà trường nên tổ chức các diễn đàn và mời một số cựu học sinh thành đạt trong nghề nghiệp nói chuyện, trao đổi, giải thích thắc mắc với học sinh mới về triển vọng nghề nghiệp và nơi làm việc trong tương lai của học sinh.
+ Khi giảng dạy, giáo viên nhà trường cần tích cực nói rõ về nghề nghiệp và triển vọng tương lai của các em để nhen lên tình yêu nghề nghiệp và sự quyết tâm học tập của các em.
+ Ngay từ đầu năm học nhà trường nên tổ chức cho học sinh tham quan các loại hình khách sạn để các em thêm yêu nghề và giúp cho công việc dạy và học tốt hơn.