Ph−ơng h−ớng phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tổng công ty Khoáng sản – TKV.pdf (Trang 82 - 86)

- Mô hình chìa khóa trao tay: Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao

MộT Số GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC QUảN Lý các Dự áN đầu t− tại tổng công ty khoáng SảN –

3.1.3 Ph−ơng h−ớng phát triển

- B−ớc vào kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Tổng công ty phải hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi tổ chức các đơn vị thành viên và của bản thân Tổng công ty theo đề án đã đ−ợc Chính phủ phê duyệt. Sau khi chuyển đổi, Tổng công ty đã hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Các công ty con hoạt động theo mô hình công ty TNHH nhà n−ớc 1 thành viên, gồm 3 đơn vị là:

- Công ty TNHH nhà n−ớc 1 thành viên Kim loại màu Thái nguyên: là công ty chuyên hoạt động khai thác, chế biến các khoáng sản chì, kẽm, thiếc, vonfram, antimon, cromite... trên phạm vi địa bàn các tỉnh Việt Bắc cũ và Thanh hoá. Trong kỳ kế hoạch 2006-2010 Công ty sẽ có các sản phẩm kim loại màu cơ bản là thiếc thỏi, kẽm thỏi, chì thỏi loại I.

- Công ty TNHH Nhà n−ớc 1 thành viên Kim loại mầu Nghệ Tĩnh: Công ty chuyên khai thác chế biến thiếc, đá trắng vùng Nghệ an, Hà tĩnh và sẽ hợp tác khai thác các khoáng sản ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Công ty TNHH Nhà n−ớc 1 thành viên Phát triển khoáng sản 3: là công ty sẽ hoạt động khai thác chế biến quặng sắt và luyện gang, khai thác fluorit, đá trắng... ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc và làm các dịch vụ cơ giới khác, chuẩn bị cho việc khai thác chế biến đất hiếm (khi yếu tố thị tr−ờng thuận lợi, hiện nay thị tr−ờng thế giới bị hạn chế).

Ngoài ra Tổng công ty còn có các công ty con mà Tổng công ty giữ cổ phần chi phối gồm các công ty cổ phần: Công ty Vật t− Mỏ - Địa chất, Công ty Khoáng sản luyện kim Cao bằng, Công ty Phát triển khoáng sản 4 và Công

ty Địa chất Khoáng sản. Các công ty này khai thác chế biến các khoáng sản thiếc, mangan, titan..., luyện gang đúc, fero và kinh doanh vật t− thiết bị cho ngành khoáng sản, sau khi cổ phần hoá đã mang lại cổ tức cho các cổ đông từ 12 đến 15 %/năm.

Từ năm 2006, sau khi trở thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã chú trọng đến công tác đầu t− phát triển các dự án khoáng sản là chủ lực, đồng thời phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới theo chủ tr−ơng kinh doanh đa ngành của Tập đoàn TKV, đã và đang thành lập các Công ty:

- Đã thành lập mới 2 công ty hạch toán phụ thuộc vận hành Tổ hợp đồng Sin Quyền – Lào Cai là Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền và Công ty luyện đồng Tằng Loỏng.

- Thành lập Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng để đầu t− Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng với tổng mức đầu t− 1.500 tỷ đồng (công suất 220.000 tấn thép/năm), đồng thời với đầu t− Dự án khai thác quặng sắt để cung cấp nguyên liệu cho Khu liên hợp với tổng mức đầu t− dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.

- Thành lập Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang để đầu t− Nhà máy Xi măng Tuyên Quang với công suất 1 triệu tấn/năm, tổng mức đầu t− khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Thành lập các Công ty Cổ phần: Kim loại màu Tuyên Quang, Kim loại màu Bắc Kạn, Cromit Cổ Định – Thanh Hóa ... để khai thác, chế biến các khoáng sản kim loại màu ở các địa ph−ơng, trên cơ sở kết hợp và hài hòa lợi ích với các doanh nghiệp địa ph−ơng.

- Thành lập các Công ty Cổ phần đầu t− trong các lĩnh vực khác nh−: vận tải đ−ờng sắt (là doanh nghiệp nhà n−ớc đầu tiên cùng với ngành đ−ờng

sắt thành lập công ty cổ phần Vận tải và Th−ơng mại Liên Việt); du lịch, khách sạn, ...

Tổng công ty là công ty mẹ sẽ trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổ hợp đồng Sin quyền – Lào Cai. Hàng năm tổng doanh thu từ Tổ hợp này khi đạt công suất thiết kế (từ 2008) dự kiến theo giá thị tr−ờng hiện nay khoảng 1000 tỷ đồng, lợi nhuận tr−ớc thuế dự kiến trên 300 tỷ đồng.

Đồng thời, Tổng công ty sẽ trực tiếp đầu t− và đ−a vào vận hành các dự án lớn nh− Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, Gang thép Lào Cai, Xi măng Tuyên Quang...

Nh− vậy, đến 2010 tổng doanh thu sản xuất công nghiệp của riêng Tổng công ty-Công ty mẹ sẽ ở mức gần 5.500 tỷ đồng, với lợi nhuận tr−ớc thuế khoảng 1.000 tỷ. Tổng giá trị tài sản của Công ty mẹ sẽ đạt mức 5.000 tỷ đồng.

Các giá trị trên ch−a kể đến các dự án đầu t− tại n−ớc CHDCND Lào, Campuchia đang tiến hành chuẩn bị đầu t−, các dự án đang thăm dò và khai thác vàng tại Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn với các đối tác n−ớc ngoài.

Tổng công ty cũng sẽ có quan hệ với các công ty cổ phần khác bằng phần vốn góp không chi phối trong cùng ngành để phối hợp, tăng hiệu quả chung cho ngành.

- Về chế biến sâu: Trong năm 2006, dự kiến toàn bộ thiếc thỏi trong Tổng công ty sẽ nâng chất l−ợng từ 99,75% lên 99,95% Sn, toàn bộ bán thành phẩm khoáng sản kẽm sẽ đ−ợc điện phân ra sản phẩm kẽm thỏi loại 1, không tiêu thụ bán thành phẩm nữa. Các năm tiếp theo sẽ đầu t− chế biến sâu các khoáng sản cromit, titan, mangan...

- Giai đoạn tiếp theo (2010 đến 2020), Tổng công ty sẽ định h−ớng sang các dự án đầu t− chế biến sâu và sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu khoáng sản. Một số định h−ớng cụ thể là:

Đầu t− các dự án sản xuất các loại dây cáp điện, cáp thông tin từ đồng kim loại, sản xuất các sản phẩm từ nhôm. Đầu t− nhà máy sản xuất hợp kim các loại, đúc các sản phẩm kim loại. Đồng thời, sẽ nghiên cứu đầu t− dự án khai thác, chế biến đất hiếm Lai Châu. Tổng Công ty sẽ chuyển h−ớng hoạt động đa ngành, trong đó khai thác-chế biến kim loại màu là nòng cốt. Qua đó, sẽ hình thành một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, thu nhập đời sống tốt và gắn bó với Tổng công ty, với ngành than – khoáng sản.

Cùng với những lĩnh vực kinh doanh đa ngành mới, Tổng công ty cũng vẫn duy trì phát triển các ngành nghề có thể nói là truyền thống nh−: vật liệu xây dựng, các hoạt động cung ứng vật t−, th−ơng mại; các dịch vụ khoan và thăm dò địa chất, xây lắp, t− vấn đầu t−, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, y tế,... Tất cả đều tăng tr−ởng và đóng góp tích cực vào việc khai thác thị tr−ờng nội bộ Tổng công ty nói riêng và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản nói chung, tạo thêm việc làm và chuyển đổi linh hoạt trong kinh doanh.

Nhận thức đ−ợc rằng ngành khai khoáng cần song song tồn tại và phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác, với môi tr−ờng sinh thái, Tổng công ty đã và đang tự mình cũng nh− phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân sinh nỗ lực giải quyết các vấn đề môi tr−ờng phát sinh trong hoạt động khai thác tồn đọng từ hơn 100 năm qua và đang nảy sinh hàng ngày tại khu vực khai thác mỏ với kết quả đ−ợc đánh giá là rất tích cực.

Để có thể đáp ứng đ−ợc yêu cầu mở rộng kinh doanh cả diện rộng lẫn chiều sâu, việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng công ty. Với quan điểm đó Tổng công ty chú tâm bồi d−ỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, năng lực

quản lý cho các cán bộ, viên chức, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ thạo việc, nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, cử viên chức đi đào tạo ở n−ớc ngoài. Xây dựng cuộc sống tinh thần lành mạnh và đảm bảo sức khỏe để làm việc lâu dài.

Sau đây là Danh mục các dự án đầu t− chủ yếu của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 (Bảng 3.1)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tổng công ty Khoáng sản – TKV.pdf (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)